Nghệ sĩ Việt Nam

Một số tác phẩm và lời dẫn giải trong Festival Mỹ thuật Trẻ toàn quốc lần 3 25. 08. 14 - 6:36 am

Bài và ảnh: Tịch Ru

(Tiếp theo bài 1)

Sau đây là một số tác phẩm có trong Festival Mỹ thuật Trẻ lần ba, hiện bày tại Trường Đại học Mỹ thuật, Hà Nội. Triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 5. 9. 2014
 

Vũ Quang – Bắc Ninh, “Nhịp sống”, len,  cao 180cm

 

Vũ Bình Minh – Bắc Ninh, “Trong làng”, giấy bồi, cao 110cm

 

Ngô Đình Bảo Vi, “… Vì tình yêu là đủ cho tình yêu… “, trúc chi

Tác phẩm có lời giới thiệu:
“ … vì tình yêu là hành trình tìm kiếm sự viên mãn cho chính tình yêu…

Vì tình yêu mang lại sự viên mãn cho kẻ khác và làm cho kẻ khác tự viên mãn chính mình.
Vì tình yêu không mang vác sự chiếm hữu ghen tuông, mưu toan hay thù hận.
Vì tình yêu là sự kết nối những cá thể chưa hoàn hảo trong một thế giới đầy hoang mang.
Vì tình yêu nuôi dưỡng sự lãng mạn cổ xưa cho con người để con người còn biết tin vào cuộc nhân gian khôn khó.
Vì tình yêu là hoa hồng và cũng chẳng phải là hoa hồng.
Vì những mối dây tình yêu vẫn mãi trên hành trình tìm những mối dây tương ứng, để đồng hành cho việc viên thành chưa bao giờ có thật….”

Thú thật tác phẩm sẽ rất phù hợp cho mùa trung thu sắp tới nếu như không có lời giới thiệu về tư tưởng ở trên.
 

Nguyễn Thùy Trang – Hà Nội, “26280 giờ – 1095 ngày – 36 tháng – 3 năm”, video art

 

Đỗ Chí Quân – Hà Nội, “Quy luật 3”, kính, mika, cao 80cm

Tác phẩm trên làm tôi liên tưởng đến cục Cube trong phim “The Avengers” của Marvel.
 

Nguyễn Thị Hiền Lê – Tp Huế, “Mùa đông của mẹ”, 100x 210x 45cm

Tác giả chia sẻ:
“Tôi có ý tưởng về những tác phẩm lưu giữ hình ảnh người mẹ – mà tôi muốn thể hiện một cách đơn giản nhất và mang tính biểu tượng nhất.
Khi nói đến người mẹ là nói đến thiên chức người mẹ của người phụ nữ, sự mang nặng đẻ đau, sự kiên nhẫn hi sinh thầm lặng. Những người mẹ từ xưa đến nay vẫn thế, trong cả chiến tranh, thời bình, trong cả thời tăm tối cho đến thời hiện đại. Sự yêu thương, kiên nhẫn không bao giờ cạn mà luôn được nối kết  từng ngày tạo nên sự vĩ đại trong những điều tầm thường.
Là một người mẹ, tôi cảm nhận được tình yêu đối với những đứa trẻ, niềm hạnh phúc, sự thăng hoa trong cảm xúc khi nghĩ về con, chơi với con và làm tất cả mọi điều về con.
Trong tác phẩm của mình, tôi đơn giản hóa hình dáng người phụ nữ với cơ thể căng tròn, một biểu tượng cho thiên chức làm mẹ, sử dụng chất liệu len với phương pháp móc, kết thành từng tấm nhỏ phủ lên một loại chất liệu gắn liền với sự ấm áp, tính kiên nhẫn, tình yêu thương và là một chất liệu biểu trưng cho tính nữ.
Tôi sử dụng màu sắc sặc sỡ của chính sợi len, chơi với chúng, kết nối chúng, đôi khi buông lơi, đôi khi gút chặt tạo nên sự mềm mại bồng bềnh ấm áp. Tôi tự tay làm những tấm len cho tác phẩm của mình, với thời gian với sự kiên nhẫn và cũng chính để được trải nghiệm sự thăng hoa trong cảm xúc chính mình.”

Lời giải thích hơi có phần lòng vòng và… tối nghĩa. Một số tác phẩm trong triển lãm vẫn chỉ dừng lại ở hình thức một thứ đồ décor nhưng lại bị gán cho một tư tưởng quá nhiều quá lớn đến mức khó gánh.
 

Đây cũng là một tác phẩm nói về mẹ.
Trần Thanh Cảnh – Tp Hồ Chí Minh, “Ảo ảnh mẹ tôi”, 115 x 115cm

 

Lê Quý Châu – Tp Hồ Chí Minh, “Ba mẹ”, sơn dầu, 140 x 140cm

 

Lê Thị Thanh – Thanh Hóa, “Thực và ảo”, in lưới

 

Hồ Văn Định – Thanh Hóa, “Tôi 1 – Tôi 2”, khắc kẽm

 

Trần Đình Thắng – Tp Hồ Chí Minh, “Áp lực”, gỗ, kim loại, 80x120cm

 

Trương Quang Tùng – Hà Nội, “Siêu nhân mới “, khắc gỗ, 61 x 87cm

 

Vũ Xuân Tĩnh – Bắc Giang, “Ngày mai ra khơi”, khắc gỗ, 45 x 250cm

 

Đào Quang Thắng – Hà Nội, “Hành trình”, tổng hợp, 66 x 55cm

 

Nguyễn Thị Hoàng Minh – Tp Hồ Chí Minh, “Suri”, 60 x 150cm

 

Nguyễn Văn Bảy – Hà Nội, “Đợi”, sơn dầu, 150 x 150cm

 

Trương Thế Linh – Tp Huế, “Phần tối”, acrylic, 180 x 120cm

 

Trần Ngọc Bảy – Tp Huế, “Độc thoại”, tổng hợp, 150 x 150cm

Nếu đặt hai tác phẩm Phần tốiĐộc thoại cạnh nhau, tôi có cảm giác như đang nhìn vào một poster phim hành động khá đẹp và ấn tượng.

Ngô Quang Dương – Hà Nội, “Sau cơn giông chiều”, sơn dầu, 110 x 130cm

 
Bức tranh trên hình như đang miêu tả một con phố ở New York?
 

Nguyễn Đức Công – Hà Nội, “Chiều muộn”, tổng hợp, cao 120cm

 

Lê Minh Nguyệt – Tp Huế, “Khoảnh khắc được đánh dấu”, in nhựa, 40 x 400cm

 

.

Ý tưởng của tác phẩm “Nhật ký khoảnh khắc được đánh dấu“:
“Khoảnh khắc được đánh dấu” là loạt tác phẩm nhật ký trong suốt được thưc hiện nhằm mục đích nghiên cứu sự chú tâm trong thời điểm hiện tại.

Đồng thời tác phẩm này giúp tôi quan sát luật nhân quả của suy nghĩ, lời nói, hành động đã diễn ra trong một ngày của mình. “Khoảnh khắc được đánh dấu” là tác phẩm nhật ký bằng cách vẽ theo trí nhớ cách khoảnh khắc hạnh phúc. Đó là các khoảnh khắc mà tôi thực sự sống trọn vẹn tỉnh thức trong thời điểm hiện tại.”

.

Ý tưởng tác phẩm có phần hơi mù mờ. Cá nhân tôi thấy thì từ nét vẽ cho đến cách sắp xếp hình thức đậm đặc tính chất anime.  Vả lại tôi cũng chưa hiểu “sự chú tâm trong thời điểm hiện tại” của tác giả là gì và làm sao mà nghiên cứu nó, trong hoàn cảnh mỗi người chúng ta chỉ có một bộ não – không thể cùng một bộ não vừa chú tâm vào việc A vửa “nghiên cứu”mình đang chú tâm vào việc A, thế thì “phân tâm” mất rồi còn gì! Khó hiểu ghê gớm.
 

Lê Việt Trung – Tp Huế, “Người bạn”, lụa, 85 x 170cm

Festival lần này cũng vẫn thấy xuất hiện những gương mặt thân quen từ những festival trước. Và cũng là các họa sĩ hoạt động nghệ thuật rất năng nổ như:

Phạm Tuấn Tú – Hà Nội, “Ở nơi đây”, acrylic, 130 x 170cm

 

Nguyễn Khắc Chinh – Hà Nội, “Tìm kiếm gương mặt thật”, sơn dầu, 150 x 165cm

 

Đỗ Hiệp – Hà Nội, “Biệt thự liền kề”, acrylic, 300 x 200cm

 

Hoàng Duy Vàng – Hà Nội, “Trong thành phố”, sơn dầu, 130 x 210cm

 

Nguyễn Thế Trường – Bình Định, “Chim”, nhôm, 120 x 50 x 50cm

 

“Âm nhạc ngay đây”, thìa nĩa Inox, 200 x 200 x 300cm, của Trần Quốc Trường, Huế

Tác phẩm này giống như một cái máy nghe nhạc. Ở dưới đáy có lắp đặt một cổng usb để cắm file âm thanh vào và mở những bản nhạc giao hưởng.

.

 Tác phẩm giản dị này lại được khá nhiều người thích thú và chiêm ngưỡng. Có lẽ vì sự hồn nhiên của nó.
 

.

Lời giới thiệu của tác giả:
“Từ việc bắt gặp những hình ảnh trong cuộc sống, đọng lại cho tôi nhiều xúc cảm. Xuất phát từ bản thân có niềm thích thú với âm nhạc, âm nhạc làm tôi cảm thấy sáng khoái, nhẹ nhõm sau những giờ học tập và làm việc. Từ những xúc cảm cá nhân đó, tôi luôn rành những lúc rảnh rỗi để tìm hiểu âm nhạc.  Tôi bắt đầu say mê âm nhạc,từ những bản giao hưởng và điều khiến tôi trải lòng nhiều cung bậc sảm xúc đó là lúc tôi bắt gặp “bản giao hưởng định mệnh” của nhạc sỹ thiên tài Beethoven. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết rằng để viết nên bản nhạc này ông đã trải qua nhiều tâm trạng hòa vào âm nhạc từ sợ hãi, tuyệt vọng, đấu tranh, chiến thắng và cuối cùng là niềm tin yêu cuộc sống tốt đẹp.

Cuộc sống là vô vàn những mảng màu lắp ghép, những cung bậc cảm xúc như nối tiếp nhau: buồn, vui, hạnh phúc, chán nản… của hàng loạt số phận. Những niềm vui nho nhỏ, những nỗi buồn man mác nối tiếp nhau, đan xen những giây phút ấm áp, tươi vui. Trong âm nhạc cũng vậy. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Luwig Van Beethoven nói: ‘Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ…'”
….
Bài giới thiệu của tác giả còn rất dài nữa… nhưng cũng chỉ xoay quanh vài vấn đề là tác giả rất yêu âm nhạc và âm nhạc rất cần cho tình yêu cuộc sống (xin phép không trích hết cả bài diễn văn này).

Lê Đăng Thông – Nghệ An, “Tự sướng”, sơn dầu, 70 x 90cm

 

Lê Văn Hùng – Hà Nội, “Nhịp sống hối hả”, sơn dầu, 100 x 100cm

 

Trần Anh Phi – Tp Huế, “Ký ức làng quê 1 – ký ức làng quê 2”, trúc chỉ, 40 x 80cm

 

Thái Nhật Minh – Vĩnh Phúc, “Những con mèo”, giấy báo, màu nước, giây thép, 300 x 300 x 300cm

 

.

Ý tưởng của tác phẩm:
“Sáng tác của tôi sử dụng chất liệu giấy tái chế như một thể nghiệm về vật liệu mới cho điêu khắc. Giấy được xử lý không theo phương pháp bôi từng lớp thông thường , mà được nhào với keo để dùng như một chất liệu hiện đại. Ở đó người nghệ sĩ có thể chủ động hoàn toàn về cách tạo hình. Những cảm xúc trong quá trình thể hiện được giữ lại hoàn toàn khi tác phẩm hoàn thiện. Ở đây tôi phát triển loạt sáng tác điêu khắc dựa trên cảm hứng về sự chuyển động cơ thể ( có, duỗi ) của những con mèo khi chúng biểu hiện sự sợ hãi hay phản ứng trước những mối nghi ngại không rõ ràng. Từ đó gợi nên nhiều dáng vẻ, biểu hiện các tâm trạng và cảm xúc khác nhau, bằng ngôn ngữ khối cô đọng, giản lược.

Bên cạnh việc thể nghiệm chất liệu, tôi đưa ra hình thức bày đặt nhóm tác phẩm theo tuyến dọc, bắt đầu từ trần, đến tường và kết thúc ở sàn. Các không gian khác nhau được gắn kết lại với nhau, thông qua tác phẩm. Cách thức bày đặt này thay đổi thói quen trưng bày điêu khắc truyền thống, không có bục bệ, mà tác phẩm gắn luôn với kiến trúc tại không gian bày đặt. Từ đây, tôi đi đến nhận thức về sự tìm kiếm và phát triển mối liên hệ giữa điêu khắc và không gian, như hai thành tố không thể tách rời. Hướng đến sự chiêm nghiệm và tự cảm của người xem”

Nguyễn Tân – Tp Hồ Chí Minh, “Quái xế”, sắt hàn, cao 170cm

Tác phẩm này làm tôi liên tưởng đến một số sản phẩm tái chế của nhà văn Nguyễn Quí Đức hay trưng bày ở quán Tadioto.
 

Lê Cù Thuần – Tuyên Quang, “Món ăn nhanh”, sơn dầu, 109 x 109cm.
Một tác phẩm có tính thời sự.

 

Võ Việt Dũng – Nha Trang, “Bạn không thể ăn”, video art

 

Màn hình tivi chia ra làm ba, quay lại một màn trình diễn của tác giả.

Ý tưởng tác phẩm:
“Đây là dự án video art trình diễn, thể hiện sự tham lam thông qua chuỗi hành động cố ăn những thứ không thể, điều này trái với quy luật cuộc sống.
Qua đó, nhằm phản đối những hành động tham lam gây bất ổn tình hình khu vực biển Đông của Trung Quốc.”

Trong ảnh là cảnh bàn tay chỉ ra biển (chắc là biển Đông)
 

.

Trong video có cảnh nhân vật lấy cát bôi và mặt và lườm lườm vào màn hình trông rất ghê. Nếu để nói đến việc không được ăn những thứ không ăn được rồi so sánh với việc phản đối tình hình chính trị của biển Đông thì có hơi… khiên cưỡng. Và chẳng hiểu sao, không được ăn những thứ không ăn được khiến tôi liên tưởng đến những phụ nữ đang nghén.
 

Võ Việt Dũng  – Nha Trang, “Đức Phật”, video art

Ban đầu là những hình tia laser chiếu qua chiếu lại
 “Trong kinh Bát Nhã có câu:
Sắc bất dị không, không bất dị sắc
Sắc tức thị không, không tức thị sắc
Qua đó tôi thể hiện hình tượng đức Phật luôn biến đổi, lúc có lúc không, lúc không lúc có. Một chuỗi hình ảnh chớp nhoáng nhưng sẽ đọng lại cho người xem hình ảnh đức Phật ở chính trong tâm.”

.

Xem một lúc thì thấy ngay hình đức Phật hiện ra rõ ràng, cũng chưa kịp chờ xem tâm mình có Phật không.

Đinh Thanh Hải – Khánh Hòa, “Sự tham lam”, khắc mika, thủ ấn họa, 120 x 240cm

 

Nguyễn Văn An – Tp Huế, “Sinh ra để sống”, tổng hợp, 80 x 200cm

 

Nguyễn Lương Sáng- Quảng Bình, “Người trong cuộc”, sơn dầu, 120 x 120cm

 

Nguyễn Hoàng Việt, “Bột”

 
Ở dưới có đè hai dòng chữ:
Bột Mỳ; 300.000đ/1 kg
Heroin: 300.000đ/0.01 kg

Ý tưởng tác phẩm rất ngô nghê:
“Qua vấn đề tiêu hóa, tiêu thụ. Tôi muốn mang đến cho người xem một cái nhìn so sánh. Cụ thể ở đây là phép so sánh giữa hai loại bột: Bột mì và bột trắng Heroin
Thông qua tác phẩm này, tôi lại nói đến vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện đại ‘kẻ cày bừa, người phê pha’ . Sự hoang phí trong tiêu pha vẫn tồn tại và ngày càng đi sâu vào ý thức hệ của nhiều lớp người trong một xã hội phát triển ‘ảo’ là điều khiến tôi cảm thấy đau lòng.”

*

Trên đây là một số tác phẩm trong Festival Mỹ thuật Trẻ lần Ba, 2014. Các bạn nhớ đến xem, nhất là những bạn đã từng dự Festival lần trước. Triển lãm sẽ bế mạc vào chiều 5. 9. 2014.

Ý kiến - Thảo luận

14:50 Saturday,6.9.2014 Đăng bởi:  LẠI QUÝ BÀ
Bạn Ngô Quang Dương luôn được các ban tổ chức triển lãm ưu ái cho treo tranh vì là "gà nhà" nhưng làm như thế lại hại chính bạn ấy. Tranh của Dương màu sơn dầu rất đục, xỉn xấu và cấu trúc hình thì hỗn loạn, xiêu vẹo, kỹ thuật tạo hình rất yếu thế mà vẫn luôn được trưng bày trong các triển lãm của Cục Mỹ thuật. Thế thì làm sao mà khuyến khích được mọi
...xem tiếp
14:50 Saturday,6.9.2014 Đăng bởi:  LẠI QUÝ BÀ
Bạn Ngô Quang Dương luôn được các ban tổ chức triển lãm ưu ái cho treo tranh vì là "gà nhà" nhưng làm như thế lại hại chính bạn ấy. Tranh của Dương màu sơn dầu rất đục, xỉn xấu và cấu trúc hình thì hỗn loạn, xiêu vẹo, kỹ thuật tạo hình rất yếu thế mà vẫn luôn được trưng bày trong các triển lãm của Cục Mỹ thuật. Thế thì làm sao mà khuyến khích được mọi người khác mang tác phẩm tốt đến tham dự các triển lãm Cục tổ chức. 
7:59 Wednesday,3.9.2014 Đăng bởi:  lanman
Hé hé tranh pháo thế này bị chê còn đòi "khuyến khích" nữa ư? Một ví dụ: Bức "Sau cơn giông chiều" của Ngô quang Dương là 1 bản sao với tay nghề kém từ những bức vẽ phố của họa sĩ Mỹ Jeremy. Bằng chứng: Ai không tin vào fb check trang Jeremy Mann - Artist. Cho nên tranh nhìn như New York chứ hổng phải Hà nội là như vậy. Lần sau chép cũng nên sáng tạo tý chứ nhể?
...xem tiếp
7:59 Wednesday,3.9.2014 Đăng bởi:  lanman
Hé hé tranh pháo thế này bị chê còn đòi "khuyến khích" nữa ư? Một ví dụ: Bức "Sau cơn giông chiều" của Ngô quang Dương là 1 bản sao với tay nghề kém từ những bức vẽ phố của họa sĩ Mỹ Jeremy. Bằng chứng: Ai không tin vào fb check trang Jeremy Mann - Artist. Cho nên tranh nhìn như New York chứ hổng phải Hà nội là như vậy. Lần sau chép cũng nên sáng tạo tý chứ nhể? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả