Gẫm & Bình

Nobita gửi anh Tuấn: Chẳng muốn gây sự với anh tí nào, nhưng… 28. 10. 14 - 7:43 am

Nobita

Thân gửi curator cùng tập thể các nghệ sỹ trong dự án New Form,

Cần phải làm rõ một điều với tất cả mọi người rằng sự đóng góp của tôi hoàn toàn cho sự phát triển chung (cái này cũng là ý kiến cá nhân), tôi tự nghĩ mình không vì bất kỳ một động cơ nào hết. Những ý kiến này không những tôi chẳng có lợi gì mà chỉ làm cho người khác thêm ghét mình mà thôi. Tôi cũng không cần phải chỉ trích người khác để làm cho mình nổi bật, vì tôi nghĩ rằng nổi bật gì ở cái nền nghệ thuật đang hấp hối này. Sau một hồi trình bày, tôi lại mạnh dạn có một vài ý kiến như sau:

Cá nhân tôi thiết nghĩ khó có thể có một dự án nào mà tôi đã từng làm, đã từng theo dõi lại có được sự bám sát tường tận như quan sát mà tôi dành cho New Form. Đi xem triển lãm New Form1, đi dự Art Talk New Form1 mặc dù rất run rẩy nhưng tôi có nhớ là mình có đóng góp một vài ý kiến xây dựng nhưng hình như tôi nhận được toàn sự phẫn nộ. Vẫn kiên trì hỏi kỹ thông tin về New Form 2 và chờ đợi New Form 2 ra đời.

Một tác phẩm trong New Form 1: Khổng Đỗ Tuyền (1974), Số 1, cao 30cm, nhôm đúc

Tôi không công kích bất kỳ cá nhân hay nghệ sỹ nào cả, tôi chỉ xét trên bình diện của tổng thể dự án.

Như curator có viết “Những đánh giá về sự ‘nhạt nhẽo’, thiếu truyền cảm, cứng nhắc của không gian bày hay những tác phẩm của nghệ sỹ là ‘vật phẩm trang trí’… đó là nhận định cá nhân của bạn, tôi không bình luận, bởi nghệ thuật diễn ra ở không gian công cộng khác nhiều so với nghệ thuật trong không gian chuyên biệt (bảo tàng, gallery, phòng triển lãm), hoặc được phép can thiệp nhiều về không gian theo tính chất của mỗi dự án hay triển lãm… Những người xem trong giới nghệ thuật phần lớn đánh giá cao sáng tác của Thái Nhật Minh, hay của Khổng Đỗ Tuyền, trong khi giới kiến trúc và các bạn trẻ lại thích trưng bày của Phạm Thái Bình hay những người bình thường, một số người nước ngoài lại thú vị với sáng tác của Hoàng Mai Thiệp…”

Theo tôi nghĩ rằng chẳng cần đến New Form vẫn có ối người thích Thái Nhật Minh (tôi cũng rất thích con voi của Thái Nhật Minh), tương tự như vậy với Khổng Đỗ Tuyền, Lê Lạng Lương .v.v. Vậy thì New Form giải bài toán nào đây khi mà họ vẫn có những dấn ấn nhất định của mình từ trước khi có dự án? Và chiếc tầu ngầm New Form bao giờ mới nổi lên mặt nươc, nó có ý định nổi lên hay không và số phận của các thuỷ thủ thế nào hả anh curator? Khi có một ý kiến phản biện curator liền đổ lỗi cho vô vàn những yếu tố như sự thiển cận của người quan sát rồi thì lý thuyết nghệ thuật không thể một sớm một chiều mà áp dụng được vào nghệ thuật, rồi ta phải chấp nhận một thực tế rằng ta phải đi từng bước, rồi thì kết quả cuối cùng của quá trình phản ứng tương tác ta thu được là kết quả âm (điều này có vẻ không được nhất quán với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng).

Hơn nữa trong nền nghệ thuật hấp hối này, ở mảng điêu khắc anh đang sở hữu một đội hình yêu nghề và có nhiều triển vọng nhất, vậy mà màm trình diễn của họ thì ra sao anh curator?

Thái Nhật Minh, “Con voi VIII”, 85cm, gỗ, 2011

Bài viết của anh không hề đi vào một vấn đề cụ thể nào hết, lý thyết anh đưa ra không có, dẫn xuất mù mờ và làm cho người đọc vô cùng khó hiểu và tối nghĩa (nhận định cá nhân anh ạ). Một ví dụ điển hình là statement của nghệ sỹ cũng rất khó nắm bắt và chẳng hề có một chút cá nhân nào. Dữ liệu về khảo sát thực tiễn khi tiếp cận với vấn đề cũng không có.

Tôi chỉ nghĩ rằng ta không cần phải làm điều gì ghê gớm cả, ta cứ rút kinh nghiệm từ những dự án có những curator làm tốt công tác của mình (công tác curation anh Tuấn ạ, còn chưa được đến curatorial như anh nói đâu; curation gắn với một công việc cụ thể, ví dụ: content curation. Tổng của các curation = curatorial) như là dự án “Riverscape in flux” (Phong cảnh sông nước biến đổi, tại Viện Goethe) và tác phẩm cụ thể là có bánh bimbim làm từ con cá dọn bể (sackerfish). Mọi dẫn xuất người và tác phẩm đều rất đầy đủ, từ lịch sử của con cá đấy đến nguy cơ sinh vật ngoại lai từ nó ra sao, môi trường bị phá hủy thế nào vì nó và đến giờ thì con người phải ăn nó vì không còn gì để ăn, xong đối sánh với nạn sinh vật ngoại lai như là cá chép ở Bắc Mỹ và thỏ ở Úc… Tôi nghĩ triển lãm đó anh cũng xem rồi. Và cách làm của họ theo tôi là cụ thể vô cùng và dễ dàng tiếp cận thực sự.

“Bim bim cá dọn bể” của Wok The Rock (Indonesia): “Dự án này nghiên cứu những con cá dọn bể dưới góc độ xã hội, văn hóa cũng như môi trường… Nghiên cứu này là một tác phẩm sắp đặt với những cửa hàng có bán sản phẩm từ cá dọn bể…” Trong ảnh là mấy gói bim bim (giống phồng tôm ở ta) làm từ thịt cá dọn bể. Ảnh: Tịch Ru

Nhưng đọc bài viết của anh tôi thấy như đánh đố. Nó mang lại cho tôi một cảm giác rằng anh như thể không để tâm tới công việc của mình lắm, anh quan tâm đến hào quang của nghề nghiệp hơn là hạnh phúc khi mình trải nghiệm với những nỗi vất vả của nghề. Curator thân mến ơi đừng mong sự thỏa hiệp đến từ những công chúng thực sự yêu nghệ thuật. Chẳng hề muốn “gây sự” với anh tí nào nhưng nước cờ tàn này anh phải đánh thôi anh ạ.

Chiếu tướng bắt xe.

Chờ anh ở art talk !

*

Nguồn: Đây là cmt cho bài “Gửi Nobita và các bạn: về con đường của New Form“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận. Tên bài do Soi đặt. Hình ảnh là Soi lấy lại từ các bài cũ.

Ý kiến - Thảo luận

17:07 Tuesday,28.10.2014 Đăng bởi:  Hairpin
Sao có thể tách biệt giữa curation và curatorial practice được nhỉ? Như thế thì khác gì Sausages and Food của Keith Arnatt
...xem tiếp
17:07 Tuesday,28.10.2014 Đăng bởi:  Hairpin
Sao có thể tách biệt giữa curation và curatorial practice được nhỉ? Như thế thì khác gì Sausages and Food của Keith Arnatt 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

Hieniemic - Tranh từ báo NLĐ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả