Ăn uống

SI: Năm giác quan đều “no đủ” 19. 02. 15 - 6:29 am

Sadec District

 

SI Restaurant – 7A Ngô Văn Năm, Q.1, TP.HCM

Cá kho tộ là món ăn đã quá quen thuộc với người Việt. Nhưng bạn thử hình dung cá hồi hay cá tuyết được bỏ tộ kho kiểu Nam Bộ sẽ như thế nào? Đây là 2 trong số nhiều món đặc sắc của nhà hàng SI mà Sadec District giới thiệu với các bạn lần này.

Ngô Văn Năm – một con đường ngắn và nhỏ chỉ như một con hẻm ở quận 1 – quy tụ rất nhiều nhà hàng Ta, Tây, Nhật… Sáng trưa chiều tối tấp nập người Việt, dân expat, khách du lịch ghé vào những nhà hàng mình yêu thích. Và con đường này nay có thêm SI Restaurant.

Đầu tiên xin nói về không gian.

Ngó sơ bên ngoài với kính, thép, cửa sổ trưng bày những dựng đứng lơ lửng những chiếc đĩa gốm độc bản men xanh, một bàn ăn bài trí có tính trình diễn… dễ tưởng đó là một nhà hàng Tây “toàn tòng”.

.

Tuy nhiên bước qua cửa, bạn sẽ thấy tranh lộng khung kiếng là con người và những sinh hoạt của người Việt đương đại. Đó là anh xe ôm vắt vẻo trên xe đợi khách, là mấy bà mặc đồ bộ đang tám chuyện, là những phu bốc hàng trên bến thuyền. Nhóm tranh này của cô họa sĩ Barbara Anchisi người Ý đang sống tại Việt Nam. Xen lẫn vào đó là tranh gốm mosaic, bình gốm tác phẩm của họa sĩ Lê Thiết Cương và một số tranh của họa sĩ Việt Nam, Đông Nam Á đương đại.

Ngay giữa sảnh, một chiếc trống đồng Đông Sơn có tuổi hơn 2000 năm được bày trang trọng. Đây là cổ vật sưu tập của chủ nhân trưng bày để “chiêu đãi” người thưởng ngoạn.

Chưa hết, cổ vật ở đây được trưng bày khắp không gian nhà hàng với kỹ thuật ánh sáng bảo tàng. Và đây là tiết lộ của chủ nhân:

“Đây là dự án kết hợp hai mảng tưởng chừng xa rời nhau: ẩm thực và nghệ thuật sắp đặt bảo tàng đương đại. Không gian của SI tôn vinh mỹ thuật đương đại Việt Nam, tôn vinh những giá trị văn hoá tìm thấy trong ngành khảo cổ học. Nhà hàng SI muốn trở thành nơi thực khách có thể đến thưởng thức một thực đơn Việt chỉnh chu trong không gian các tác phẩm nghệ thuật được trân trọng bằng ánh sáng”.

.

 

.

 

.

 

Theo cầu thang xoắn ốc lên tầng trên, một không gian có trong có ngoài hiện ra. Một balcony nhỏ đủ 8 người ngồi cho những ai thích khí trời. Bên trong, bạn có thể ngả lưng vào sofa nhìn những tán cây xanh ngang tầm mắt. Một hành lang chạy dài suốt chiều sâu khối kiến trúc trưng bày gần 50 cổ vật của các triều đại Việt ngàn xưa, có gốm Chu Đậu, có gốm thuộc văn hoá Kh’mer…

Sau những vách kính trưng bày đó là những phòng riêng, những không gian nhỏ và ấm cúng được thiết kế theo chủ đề văn hoá bằng các tranh, tượng cùng thời.

.

 

.

 

.

Bây giờ đến món ăn

Nếu đi 4 người, bạn có thể mạnh dạn kêu 2 trong số 6 món Canapé ngay trang đầu của tờ thực đơn. Những món ăn này đều được dọn ra trên chiếc thớt gỗ tay cầm. Canapé như SI giới thiệu “Là một khẩu phần nhỏ vừa đủ một miếng ăn, thực khách dùng tay để thưởng thức. Canapé là món ăn chơi hoàn hảo để khởi đầu các bữa tiệc chính”.

Hoành thánh nhân thịt ghẹ

Người viết chọn 2 món, một chưa từng thấy cái gì hình thức gần gần giống thế – là món bò tarta và một món “trong cái quen có cái lạ” – món tôm chiên với miến giòn xốt mận.

Bò tarta có chút thách thức khi thao tác ăn. Nó bao gồm một miếng bánh lót, trên đó là một cuốn thịt bò đường kính cỡ đồng xu và được chế biến cách nào đó còn tươi màu và trên cùng là nửa cái trứng cút sống chỉ còn lòng đỏ có điểm chút ngò. Bạn phải nhấc nửa cái trứng cút lên, đổ lòng đỏ lên trên miếng thịt bò và nhanh tay nhấc nguyên cái miếng thịt bò cùng bột lót bỏ vào miệng sao cho cái lòng đỏ không bị bể rớt ra thớt. Cảm giác thế nào thì bạn có dịp hãy ghé khám phá và trải nghiệm nhé.

Món tôm chiên với miến giòn xốt mận xù lên trông khá khiêu khích, chỉ muốn bóp vụn ra cho sướng tay rồi tính sao thì tính. Lớp miến phủ ngoài bám dính tốt, còn nguyên cảm giác giòn rụm khi đưa vào miệng. Thịt tôm bên trong mềm xăn và nổi bật vị ngọt. Vị xốt mận mới mẻ lạ miệng.

Tôm chiên với miến giòn

 

Tiếp đến là súp và salad. Nếu gọi súp gan ngỗng bạn sẽ được phục vụ mang súp ra trong một bình rót thủy tinh trong vắt, sau đó người phục vụ mới đổ súp vào tô ngay trước mắt bạn. Salad thì được giới thiệu trong menu “… Được nâng lên đẳng cấp mới nhờ lợi thế Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào trái cây nhiệt đới như thanh long, đu đủ, dứa, xoài, táo, me… cùng các loại thảo mộc thanh mát thông cổ như hũ dừa, bông Atiso, và các loại rau hương vị”.

Súp ghẹ nấu với bột báng

Tiện đây, xin nói về đồ bàn ăn của SI, đều do Sadec District cung cấp. Chén đĩa chủ đạo là gốm Amai Saigon. Dòng sản phẩm này dành cho tiêu dùng cá nhân, gia đình, nhưng được SI tuyển chọn, cũng là để chiêu đãi thực khách. Đũa gỗ, inox từ Thailand, Ấn Độ, gốm Kh’mer, thủy tinh Việt Nam và một các sản phẩm gốm sứ, thủy tinh thượng hạng trên thế giới. Phần nhiều các nhà hàng thường đi theo chuẩn “trắng, tròn, sạch” thì ở SI, đồ bàn ăn được giới thiệu là một bản giao hoà về thủ công mỹ nghệ vùng Mekong.

.

 

.

Trước khi nghĩ về món chính và đợi bếp chế biến, nếu bạn “còn bụng” có thể kêu 1 trong hơn 10 món khai vị của nhà hàng. Thử gọi hàu nướng phô mai kiểu SI xem, vì đây là món được in hình bắt mắt nhất trên menu. Đĩa lót là một chiếc đĩa thủy tinh hoa văn cotton Thổ Nhĩ Kỳ. Bên trên là chiếc tô gốm Amai loại “2 da” bên ngoài tô màu tím, lòng tô màu cam. Bên trong tô là một lớp muối biển hạt lớn được nhuộm màu xanh bạc hà. Trên cùng là con hàu phủ lớp phô mai vàng óng điểm cánh hồi trang trí.

Hàu nướng phô mai

Đến món chính, giờ trở lại món cá hồi kho tộ như đã giới thiệu từ đầu. Miếng phi lê cá hồi vừa ăn, thoảng nhẹ mùi nghệ và mùi thì là. Vị đậm đà của cá kho tộ quyện với vị ngậy thơm của cá hồi, nửa quen nửa lạ rất bất ngờ, ngon miệng. Với món cá tuyết kho tộ, để dành cho bạn tự khám phá, đây là món thuộc hàng “đỉnh” trong số mấy mươi món “signature” của SI.

Và cuối cùng bạn nên ghé SI dịp nào? Nếu bạn thích tìm cảm giác mới lạ với món ăn Việt Nam, nên đến bất cứ lúc nào. Cần một không gian thanh lịch hoặc tiếp khách riêng tư, quá được, SI có hệ thống phòng riêng tư ấm cúng từ 8 đến 20 người. Bạn muốn giới thiệu ẩm thực Việt Nam kiểu fusion cho bạn bè nước ngoài, rất thích hợp. Và thêm, nếu bạn hay đối tác bạn bè có sở thích về cổ vật Việt Nam, cổ vật khu vực Đông Nam Á, Châu Á… thì SI là một điểm đến không thể bỏ qua.

Đên trứng ốp la cũng đẹp 🙂

FB của Si Restaurant

Ý kiến - Thảo luận

10:38 Tuesday,26.9.2017 Đăng bởi:  Đại Ngu
Cái tên quán cũng ý nghĩa ghê! Mải mê chạy theo khoái lạc giác quan...
 
...xem tiếp
10:38 Tuesday,26.9.2017 Đăng bởi:  Đại Ngu
Cái tên quán cũng ý nghĩa ghê! Mải mê chạy theo khoái lạc giác quan...
  
18:13 Monday,23.2.2015 Đăng bởi:  Linh Cao
Đầu bếp thiện nghệ đã đành, mà đồ đựng cũng đẹp sang. Chất Á Âu trộn khéo, thành ra cơm Tây đấy mà vẫn đậm hương Việt... Tuy nhiên đến món trứng ốp -La thì mình sợ ăn cùng dâu tây sẽ gặp Tào Tháo đấy, hihi. Các bạn Sa Đéc vẫn bị khách hàng lôi kéo, chứ nhà hàng này nếu chơi phũ hẳn, thì đào luôn xuống hầm, nhồi cổ vật vào các hốc đất, bắn ánh sán
...xem tiếp
18:13 Monday,23.2.2015 Đăng bởi:  Linh Cao
Đầu bếp thiện nghệ đã đành, mà đồ đựng cũng đẹp sang. Chất Á Âu trộn khéo, thành ra cơm Tây đấy mà vẫn đậm hương Việt... Tuy nhiên đến món trứng ốp -La thì mình sợ ăn cùng dâu tây sẽ gặp Tào Tháo đấy, hihi. Các bạn Sa Đéc vẫn bị khách hàng lôi kéo, chứ nhà hàng này nếu chơi phũ hẳn, thì đào luôn xuống hầm, nhồi cổ vật vào các hốc đất, bắn ánh sáng museum và bỏ ngay cái bục trắng với lồng kính kia đi, tồn kho quá. Quấn thừng mà treo cái trống đồng cao bên hông phòng chứ. Đồ ăn chơi toàn sành trắng, như là đồ Hán cổ ấy, dáng y thế. Cầu thang lên lầu xây bằng đá và các thân gỗ lũa , quằn quại uốn lên... Bếp thì giấu trên nóc, có một cái kiệu để đưa đồ ăn xuống, thì quấn dây leo và decor hoa quả tươi thơm lừng. Hức, thôi chém đến đây mình xin đình chiến, để canh me nồi cá lăng kho đang đến hồi cạn nước. Chúc ngày mai đi làm dui dzẻ he he 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ca ngợi hay chửi rủa (có bổ sung)

Nguyễn Thị Huệ Hữu vs Ng. H. Phương Lan

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả