|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngSotheby’s Paris: Bán tranh danh họa cũng không dễ 23. 06. 15 - 7:45 amHữu Khoa lược dịch từ Art Info
Thực không dễ gì cho Sotheby’s Paris cạnh tranh được với London hay New York trong lĩnh vực tranh các bậc thầy (“Old Master”). Các danh tác đã ngày càng ít, mà hầu hết đã được trao đổi mua bán ở đâu đó ngoài nước Pháp, cho nên Paris phải tìm cách riêng mà thu hút các nhà sưu tập. Nét đặc biệt của một phiên đấu giá tại thủ đô nước Pháp thường là tập trung vào nghệ thuật… Pháp – thứ mà ra nước ngoài sẽ khó kiếm, với nguồn sở hữu thường cũng là từ người Pháp. Năm nay điểm nhất của phiên đấu giá nhà Sotheby’s Paris là một bức Madonna “được cho là” của Simon Vouet, một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất của thế kỷ 17. Giá ước lượng của bức tranh là 200.000-300.000 €. Than ôi, bức tranh không bán được. Và với những tay sành điệu, việc đó không có gì đáng ngạc nhiên. Quả thực, một bức tranh mà “được cho là của ai đó” có nghĩa là các chuyên gia vẫn còn kẻ chưa tin bức tranh đó do danh họa kia vẽ. Thêm nữa, chất lượng của bức Madonna này tuy tốt, nhưng rõ ràng là không đủ tốt để khẳng định do chính Vouet thực hiện. Điều này cho thấy độ khó khi khẳng định tác giả của những tuyệt tác cổ. Thường việc này phụ thuộc vào ý kiến của một ai đó, thẩm quyền của vị ấy là quyết hết, ngoài ra không có thêm bằng chứng nào chứng thực. Một điểm nhấn nữa của phiên đấu giá là một bộ 6 bức tròn rất đẹp, thể hiện sáu tháng trong năm của nghệ sĩ nổi tiếng Abel Grimmer (1570 – 1618/19). Những bức tranh này được bảo quản rất tốt, do chính gia đình chủ tranh giữ trong nhà mình từ thế kỷ 17 ở vùng Franche-Comté. Giá ước lượng của bộ tranh là 600.000 – 800.000 €, cuối cùng bán được với giá 680.000 € cho một nhà buôn Pháp chuyên về nghệ thuật Hà Lan. Giá này thực ra có hơi chút thất vọng. Nếu đem bán ở London, nơi các cuộc đua chen diễn ra hùng hổ, thì bộ này sẽ được bao nhiêu? Có lẽ còn cao hơn nhiều.
Phiên đấu giá này còn có một bộ tranh và ký họa thế kỷ 19, tổng cộng bán được gần 5 triệu €, khoảng nửa mức ước lượng. Một số bức được vài bảo tàng Pháp đặt trước vì giá khá mềm: Điện Versailles đặt bức chân dung nhà soạn nhạc Gluck của Joseph-Siffred Duplessis với giá 80.000 €, bảo tàng Louvre đặt một phác thảo của Delacroix với giá 140.000 €, Orsay đặt 31 phác thảo dự Prix de Rome với giá 48.000 €.
Cuối cùng, những lô tranh thế kỷ 19 lại bán tốt hơn tranh danh họa cổ, mặc dù (những cũng có lẽ vì) lúc đầu ít kỳ vọng hơn. Cũng có vài ngạc nhiên hay ho, thí dụ bức “Nu au vase grec” (Khỏa thân bên bình Hy Lạp) của một họa sĩ Theodore-Nicolas-Pierre Maillot hoàn toàn không tiếng tăm, vẽ hồi 1856, bán được tới 90.000 € , vượt xa khỏi giá ước lượng là 12.000-18.000 €. Chủ đề thực ra cũng rất hấp dẫn, là một thiếu phụ trẻ gần như là khỏa thân trong một cảnh trí (giả) cổ.
Hay một ví dụ cũng hay khác là một bức ký họa của John Singer Sargent (các tranh chân dung của ông đang được bày tại National Portrait Gallery ở London). Sau một hồi đấu đấm kịch liệt trên điện thoại, bức chân dung của Madame Louise Burckhardt, được vẽ theo lối rất ngẫu hứng với mực đen, đã bán được với giá 128.000 €, cao gấp 6 lần mức ước lượng thấp. Quả là ngoại lệ đối với phiên đấu giá này! Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|