|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhGregory Heisler kể chuyện chụp ảnh Hugh Grant 13. 07. 15 - 6:46 amHoàng Lan st và dịch“Ông muốn tôi làm gì nào?” Đó là câu hỏi đầu tiên chủ thể chắc chắn sẽ hỏi các nhiếp ảnh gia chân dung. Bạn không thể trả lời là “Hãy cứ là chính mình”. Vì lúc đó tự thức sẽ trỗi dậy. Đối với diễn viên thì điều này thậm chí còn tệ hơn, họ là những người cố gắng dành cả sự nghiệp của mình chỉ để trở thành một người khác… Thế nên, với cương vị của một nhiếp ảnh gia, bạn có bốn lựa chọn: 1. Hài lòng với bất cứ thứ gì họ thể hiện ra cho bạn thấy
Với pô ảnh chụp Hugh Grant – nằm trong bài báo về thời trang của tạp chí GQ – tôi bắt đầu với lựa chọn thứ ba. Hugh vui vẻ nói chuyện và diễn trước ống kính, máy ảnh cũng rất ưa anh. Nhưng sau đó, trong khi Hugh chờ tôi chỉnh ánh sáng cho pô tiếp theo – lúc này cả bọn đang ngồi giữa nhà hàng Cheyenne Diner tại trung tâm Manhattan, chủ của Cheyenne đã đóng cửa tiệm để chúng tôi chụp hình – tôi phát hiện ra rằng mình đang nhìn thấy lựa chọn thứ tư. Hugh đang ngồi uống cà phê, giết thời gian, anh bâng quơ gõ gõ thìa nhỏ vào tách cà phê. Đó là một khoảnh khắc trung thực xen giữa nhiều khoảnh khắc không mấy trung thực khác. Tôi liền cầm chiếc máy ảnh cầm tay gắn phim 4×5(*), rồi lỉnh sang bàn bên cạnh và ra hiệu cho trợ lý lấy chiếc đèn chạy pin nhỏ vòng ra ngoài để đứng kề cửa sổ, cầm đèn chiếu sáng vào. Grant có vẻ đang rất trầm tư, vì anh ấy không chú ý gì đến hoạt động xung quanh mình (chắc chắn đó là một kĩ năng Hugh mài dũa qua vô số lần ngồi không ở trường quay, nơi thời gian đặt cảnh và thời gian anh ngồi chờ để người khác điều chỉnh ánh sáng có thể tốn đến hàng tiếng đồng hồ). Tôi lẳng lặng, loay hoay với chiếc máy ảnh, âm thầm quan sát, chụp vài tấm rồi sau đó để anh thưởng thức cà phê tiếp.
Suy nghĩ về kĩ thuật bức ảnh Tôi thích dùng nguồn sáng liên tục – từ đèn tungsten, huỳnh quang, HMI và thậm chí đèn LED – bạn có thể đánh giá hiệu ứng chúng đem lại mà không cần dùng máy đo sáng. Nếu chụp ảnh thử bằng máy Polaroid hay máy kĩ thuật số dưới ánh sáng này, bạn có thể thấy hiệu quả của chúng bằng mắt thường. Bạn có thể bỏ thời gian chú ý đến chủ thể hơn thay vì đo sáng này nọ… Điều này cho phép bạn tạo ra những thay đổi – có thể lớn hoặc nhỏ – ngay giữa lúc chụp ảnh. Diễn viên phản ứng đặc biệt tốt với nguồn sáng liên tục, vì đó là thứ họ quen thuộc khi đóng phim… Một khuyết điểm là nguồn sáng liên tục thường không đặc biệt sáng rực rỡ… thế nhưng chúng lại kết hợp tốt với ánh sáng nội thất như ánh sáng từ cửa sổ, đèn huỳnh quang và đèn phòng, nên việc hòa hợp chúng một cách tự nhiên với ánh sáng hiện hữu xung quanh trở nên dễ dàng. Cuối cùng, chúng cũng thoải mái hơn cho chủ thể, không nóng quá hay chói quá… Khi pha trộn với ánh sáng hiện hữu xung quanh, nguồn sáng liên tục có thể phủ thêm một lớp sáng lên da chủ thể, làm nổi bật chất liệu trên nếp vải hay tăng hiệu ứng cho một vùng nhất định của cảnh. Trong bức ảnh chân dung Hugh Grant này, ánh sáng rọi từ cửa sổ khá đẹp và dịu, nhưng lại hơi thiếu tự nhiên dù nó là ánh sáng tự nhiên. Tôi có thể dùng đèn chớp, nhưng ánh sáng nháy lên như thế có thể chọc vỡ bầu không khí tĩnh lặng xung quanh Hugh, và cũng tốn nhiều thời gian để sắp đặt nữa… Thế nên tôi mới kêu trợ lý ra ngoài, mở đèn quartz và đứng cách cửa sổ một khoảng, tạo thêm tí điểm nhấn cho Hugh Grant bằng cách giúp anh hơi sáng hơn cảnh nền xung quanh một tí, làm rõ hình dáng khuôn mặt của anh, làm rõ nếp nhăn trên chiếc áo sơ mi trang trọng của anh và làm tóc anh bóng lên – tất cả hành động này đều diễn ra chỉ trong vòng vài giây, và không hề phá vỡ cái bong bóng trầm tư của Hugh. Gregory Heisler (sinh năm 1954) là một nhiếp ảnh gia chuyên về mảng ảnh chân dung, ông thường chụp ảnh bìa các nhân vật nổi tiếng cho các tạp chí như Time. Vào tháng 9. 2009, Gregory Heisler trở thành thành viên thường trực cho Viện Nhiếp ảnh Hallmark ở Turners Falls, Massachusetts. Ông giữ luôn vai trò đào tạo, dạy dỗ lẫn liên kết học sinh với giới nghề nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Heisler còn mở rộng chương trình ở Viện, cung cấp cho học sinh những kĩ năng cũng như kĩ thuật cần thiết mà trước đó Viện chưa thể dạy cho các em được. Theo một thông báo của NPPA vào ngày 25. 4. 2014, Heisler hiện đang tham gia chương trình Nhiếp ảnh và Thiết kế Đa truyền thông tại trường Quan hệ công chúng S.I Newhouse – trực thuộc Đại học Syracuse – với tư cách của một giáo sư ưu tú trong làng nhiếp ảnh.
* (*) Bạn Sáng Ánh cho rằng có lẽ ở đây nhiếp ảnh gia “khoe” tài cầm tay máy 4×5 tức là khoe cơ bắp, vì hiếm ai chụp máy này cầm tay. Đây:
Ý kiến - Thảo luận
8:40
Saturday,25.7.2015
Đăng bởi:
lui
8:40
Saturday,25.7.2015
Đăng bởi:
lui
Rõ là 1 người ngoại đạo nhìn những bức chân dung của các nhiếp ảnh gia "thật" như này vẫn cảm thấy cái hồn và thông điệp mà họ muốn truyền tải. Kỹ thuật với họ có lẽ chỉ là công cụ để truyền tải không hơn không kém.
Bức chân dung chuyên gia matxa: nhìn những ngón tay kia có cảm giác xương sống chạy rần rần như đang được uốn nắn bởi 10 con trăn Nam Mỹ điệu nghệ.
10:01
Monday,20.7.2015
Đăng bởi:
candid
thời xưa phải dùng máy cầm tay bởi vì lúc ấy không có nhiều lựa chọn thay thế (công nghệ in báo vẫn cần phim khổ lớn...).
Giờ thì chụp các kiểu thế này đâu cần nhanh nên cầm tay làm gì cho vất. :D ...xem tiếp
10:01
Monday,20.7.2015
Đăng bởi:
candid
thời xưa phải dùng máy cầm tay bởi vì lúc ấy không có nhiều lựa chọn thay thế (công nghệ in báo vẫn cần phim khổ lớn...).
Giờ thì chụp các kiểu thế này đâu cần nhanh nên cầm tay làm gì cho vất. :D Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Bức chân dung chuyên gia matxa: nhìn những ngón tay kia có cảm giác xương sống chạy rần rần như đang được uốn nắn bởi 10 con trăn Nam Mỹ
...xem tiếp