|
|
|
|||||||||||||
Ăn uốngTiếp về rượu vang: càng cao giá càng nên ở một mình 06. 07. 15 - 8:20 amPha LêSau khi đọc bài “Sake hòa hợp…” xong, Dương Trần có hỏi: “Vậy chớ ngoài vang ra thì các họ rượu khác dùng với đò ăn thì như thế nào? Không lẽ các loại rượu tây đều chỉ ngon khi đứng một mình?”, còn Candid thì ngửa mặt lên trời than một câu rằng: “(Than ôi!) Chỉ người uống rượu mới viết về rượu đươc. Rất tiếc.” Mình đã trả lời hai bạn trong phần cmt của bài trước, sau đó Soi đề nghị đưa lên thành bài (và Soi đặt tên) nên mình tìm thêm hình minh họa để hai bạn rõ hơn. Với Candid: Mình hy vọng Candid hiểu rằng bài này không phải viết về rượu, mà là về mối quan hệ giữa rượu với ẩm thực. Cái này mình nghĩ không phải chỉ chuyện biết uống, mà còn biết… ăn. Rượu Tây là chủ đề dài vô tận, lý do vì sao mình quyết không đua để mua uống là vì mình sống gần với những người chuyên sưu tập rượu Tây để uống, và hiểu từ rất sớm là mình… không có tiền. Riêng về mảng vang, thường thì ai cũng nghĩ rượu để càng lâu càng ngon. Nhưng thực chất dân chơi rượu không chỉ nhìn số năm mà còn nhìn vào năm ấy thời tiết thế nào. Nho phụ thuộc nhiều vô thời tiết, đa số các năm bình thường nhà rượu phải bổ trợ kỹ thuật lẫn gia vị như cam chanh thảo quả gì đấy để rượu ủ ra thật ngon. Nhưng có những năm hiếm hoi, thời tiết quá đẹp nên nho ngon bất ngờ, cho rượu ngon hơn hẳn các năm khác, hoàn toàn tự nhiên mà không cần con người can thiệp vào để giúp ngon. Người ta gọi nó là năm vintage year (tức năm để mua rượu làm của). Hiện nay khi nhắc tới rượu đỏ thì mấy năm đó là 61, 82, 2009 và 2010 (tức gần 50 năm chỉ có 4 lần, rất hiếm). Rượu vang đỏ truyền thống từ các lâu đài của Pháp vào những năm này đắt kinh khủng khiếp.
Một thùng rượu năm 61 hay 82 từ lâu đài Lafite hoặc Latour có thể lên đến cả triệu Đô, mỗi chai có thể có giá 230 ngàn Đô (tức gần 5 tỷ). Khi bọn Trung Quốc biết rằng 2 năm 2009 và 2010 là năm vintage, chúng nó đua nhau bỏ cả triệu Đô mua vang đỏ, lắm lúc chẳng để uống nhưng chúng tính sau này bán lại sẽ lời rất nhiều, vô tình đẩy giá của loại rượu này lên hơn nữa.
Tới đời chắt mình không biết cái chai Lafite năm 2009 nó sẽ lên đến bao nhiêu. Tổng giá trị hầm rượu của dân chuyên sưu tầm rượu uống có thể dao động từ 20-60 triệu Đô la (cái ông trùm sex toys gì đấy của Trung Quốc có hầm rượu đáng giá cỡ 60 triệu Đô, trong đó toàn các chai vintage year) Hội kín rượu, Tây lẫn Tàu, cùng nhau uống những chai từ vài chục đến vài trăm ngàn Đô là bét, chỉ uống chứ không dám ăn gì kèm để không làm hỏng rượu. Bố mình chứng kiến cảnh đó xong nhún vai nói thà lấy tiền mua cái xe hơi. Lúc ông bạn người Hà Lan tặng bà cô mình chai đáng giá 50 ngàn Đô nhân dịp mở nhà hàng, mình cầm cái chai mà run run nghĩ cả đời chắc cũng không mua nổi, nên thôi tốt nhất không dính vào. Buồn cười nữa là nhà hàng khai trương có tỷ loại đồ ăn, nhưng cái chai đó bà cô giấu, chờ đến khi rủ bạn về nhà thì mới khui ra uống chay cùng bạn và chồng. Lúc mấy ông này đi thử rượu ở các nơi cũng thế thôi, chỉ uống chứ không ai vừa uống vừa ăn. Mà các bạn xem phim cũng thấy cảnh nhân vật nào đó muốn mừng sự kiện gì, họ lôi rượu ra nói rằng chai này tôi cất bao nhiêu năm nay, chờ dịp đặc biệt như hôm nay mới dám uống. Bạn sẽ không thấy cảnh các nhân vật khác đổ xô đi mua thêm đồ nhậu, đồ nhắm.
Các nhà hàng Michelin có rượu thì đa số trữ rượu từ 5 hoặc 1 ngàn đô trở xống. Chứ rượu xịn thật xịn – loại các ông sưu tầm – thì gần như không có. Không ai đem mấy chai đắt tiền này ra uống khi ăn. Chính họ cũng biết như thế là phí rượu. Dĩ nhiên dây Tây có nghĩ ra cách để đối phó với chuyện này. Như mình nói họ dùng rượu ngọt hay pha ngọt rượu hòng ăn các món khai vị vốn lắm giấm. Chỗ truyền thống hơn hay dọn ly nước lọc kèm ly rượu, khách ăn, xong uống nước lọc “rửa miệng”, rồi mới uống rượu. Rượu mạnh (liquor) thì uống sau bữa ăn. Như kiểu các ông sau khi họp hành tiệc tùng mệt mỏi, quay về nhà rót chút whiskey uống 🙂 nhìn cũng đáng yêu lắm. Nếu muốn nhậu bằng rượu mạnh thì tất nhiên được, rượu mạnh chẳng kén món nhắm, nhưng như mình nói đấy là hành động uống rượu, chứ không phải uống với đồ ăn ngon. Nếu đứng trước đồ ăn cỡ Michelin thì không ai đi uống rượu mạnh cả, như vậy phí mùi vị đồ ăn, nói cho cùng có ai vào nhà hàng Michelin để mà nhậu rượu mạnh đâu. Nhà hàng ông Jiro còn cho uống trà….
So với tinh hoa triệu Đô của rượu Tây, tinh hoa sake giá chừng trăm đô, uống với gì cũng hợp, và ngon hơn nữa khi uống với đồ ăn 😀 Tức người bình thường cũng có khả năng nếm thử. Chứ bỏ 5 tỷ để xơi một chai Lafite 82 thì cả đời này chắc mình cũng không mua nổi. Còn như bạn Dương Trần hỏi, thì khi ghép rượu Tây với đồ ăn sẽ có 2 việc xảy ra: một là chấp nhận hy sinh hương vị rượu một chút để uống khi ăn. Hai là coi hoạt động ăn uống như 2 hoạt động riêng. Các nhà hàng, như mình kể, thường dọn nước lọc để khách súc miệng sau khi ăn, sau đó khách mới uống rượu. Các tay chơi rượu mình gặp cũng thế, bàn tiệc luôn bày ly nước lọc kèm ly rượu. Hồi mình sang ở chùa bên Pháp cũng vậy. Con bạn đưa về quê, cụ thể là vùng Cahors chuyên ủ rượu đỏ. Truyền thống ăn uống bao đời nay của vùng này là vầy: ăn khai vị, sau đó uống nước súc miệng, nói chuyện xã giao, trong lúc xã giao thì uống rượu. Rồi chủ nhà đứng lên vào bếp, hì hụi lôi ra con gà vừa nướng xong. Cả bọn xơi gà, sau đó lại nước, lại tám, rồi uống rượu. Cuối bữa đàn bà uống trà, các ông uống rượu mạnh. Họ xem ăn uống là hoạt động để gia đình sum vầy nên ăn rất từ tốn, không phải ăn ào ào thành thử họ phân chia thời gian ăn với thời gian uống/trò chuyện riêng biệt nhau.
Nghe kể, mỗi vùng của Pháp có một loại rượu “đặc sản”. Dân bản địa gần như chỉ hay uống đúng loại ủ ngay quê hương cho rẻ. Họ uống khi ăn bất kể món gì, vùng nào chuyên vang đỏ như Cahors thì uống đỏ, vùng nào trắng thì uống trắng. Nhưng họ uống kiểu “giữa món” để hàn huyên tâm sự như trên thành ra họ chẳng sợ rượu đánh nhau với đồ ăn. Mà đúng kiểu Pháp là vậy, thời nay người Pháp nom bận bịu nên cứ ăn ào ào nhưng về quê ở cùng các nhà truyền thống là thấy ngay: khi ăn chỉ tập trung ăn, không tám, không Ipad, không chơi game, không nói điện thoại. Con nít ngồi vào bàn để ăn mà không tập trung là sẽ bị mắng, còn lúc mọi người uống rượu thì muốn làm gì làm, chỉ cần khi ăn tiếp là lại ngồi vào bàn nghiêm chỉnh, bỏ Ipad xuống, ăn và khen mẹ nấu ngon 🙂 Ý kiến - Thảo luận
11:25
Wednesday,2.12.2020
Đăng bởi:
the Loner
11:25
Wednesday,2.12.2020
Đăng bởi:
the Loner
Wishky - single malt nhiều chai hơn triệu usd. Ví dụ: Mac Callan 1926, 3 loại khác nhau.
16:24
Friday,4.3.2016
Đăng bởi:
ong Bắp
Chỉ uống thôi cũng kungfu thật.
...xem tiếp
16:24
Friday,4.3.2016
Đăng bởi:
ong Bắp
Chỉ uống thôi cũng kungfu thật.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp