|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhVề những bức tĩnh vật vẽ cá 10. 10. 15 - 7:18 amKarin H. Grimme - Thúy Anh dịchTranh tĩnh vật từ những ngày đầu Ấn tượng tức đầu thập niên 1860 đa phần không được ngày nay biết đến, dù các họa sỹ Ấn tượng vẽ rất nhiều thể loại này. Frédéric Bazille quyết định nộp tác phẩm Tĩnh vật cá cho triển lãm Salon 1866 là vì ông không biết liệu bức Người phụ nữ trẻ bên cây đàn dương cầm, chủ đích vẽ cho triển lãm, có được chấp nhận không. Giờ đây ông theo đuổi chủ đề vừa phải hơn. Ông đã được truyền cảm hứng từ một trong những tác phẩm tĩnh vật cá của Edouard Manet triển lãm năm 1865. “Các bạn không thể tưởng tượng là tôi đã học được nhiều đến thế nào thông qua việc nhìn ngắm tác phẩm này đâu! Nhìn một chút thôi bằng cả một tháng làm việc.” Cùng lúc đó ông cũng được bạn mình là Claude Monet động viên vẽ tĩnh vật. Monet gợi ý ông vẽ thiên nhiên, và trên hết là hoa. Những bức tĩnh vật Monet vẽ vào giai đoạn này cũng là để định hướng cho Edouard Manet, chủ để bao gồm các đồ vật đặt trên khăn bàn trắng đối lập với phông nền tối màu.
Hoa, trái cây và cá dễ tìm hơn mẫu vật là người vì người hiếm khi tốt lại còn đắt. Thường thì Bazille và Alfred Sisley chia nhau chi phí, chẳng hạn tiền mua con diệc chết để cả hai cùng vẽ. Gustave Caillebotte thậm chí còn giảm thiểu chi phí bằng cách không mua mà vẽ lúc chúng được bày ở cửa tiệm. Với bức Tĩnh vật: gà, chim trĩ và thỏ rừng trong cửa tiệm (thuộc bộ sưu tập cá nhân), Gustave Caillebotte đã mang đến những xu hướng mới cho tranh tĩnh vật. Một phần cuộc sống hiện đại được phản ánh thông qua việc vẽ mẫu vật tại cửa tiệm và vẽ số lượng nhiều. Caillebotte không còn vẽ một hay hai con cá trong nhà đặt trên bàn có khăn trải bàn và chuẩn bị được chế biến, mà là chín con gà, ba con chim trĩ, hai con thỏ rừng và năm con chim nhỏ bày trong cửa tiệm. Đồng thời, Caillebotte từ chối vẽ chiều sâu không gian. Ông vẽ mặt bàn song song với giá treo bằng kim loại – nơi mấy con chim trĩ và thỏ rừng được treo trên nền đen – như cố tình nhấn mạnh tính phẳng của hình ảnh.
Vào những năm 1860, Bazille và nhiều người bạn không đủ khả năng mua toan mới. Vì thế họ cạo sơn của tác phẩm đã vẽ và dùng lại toan cho tác phẩm mới. Bản chụp X-quang của bức Tĩnh vật cá cho thấy tấm toan đã được sử dụng vẽ táo và lê và được xoay 180 độ để vẽ bức cá này. Một lý do rất quan trọng của việc chọn vẽ tĩnh vật là họa sỹ hy vọng thành viên hội đồng xét duyệt của triển lãm Salon, những người có tư tưởng bảo thủ, sẽ cởi mở hơn đối với thể loại nhìn chung đã được chấp nhận và ít mang tính khuôn phép này. Thật vậy, bức Tĩnh vật cá được chọn trưng bày tại triển lãm Salon 1866. Các nhà phê bình nhận xét rằng tả cá rất thật nhưng phối màu hơi tối. Nhà phê bình mỹ thuật Charles de Sarlat đã viết trong một ghi chú nhỏ ngày 21.6.1866: “Con cá chép trông rất thật, mọi người sẽ muốn có nó trên đĩa thức ăn, trông nó thật là ngon.” Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|