Gẫm & Bình

Những điều không hiểu được khi đi xem “Hội họa Việt Nam – một diện mạo khác” 23. 10. 15 - 2:03 pm

Uyên Bùi

HỘI HỌA VIỆT NAM – MỘT DIỆN MẠO KHÁC
Từ ngày 19.10.2015 đến ngày 23.10.2015
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Khai mạc lúc 18h00 Thứ Hai, ngày 19.10.2015

Khai mạc triển lãm. Từ trái sang phải: nhà sử học Dương Trung Quốc, chủ tịch Hội Mỹ thuật Trần Khánh Chương, nhà sưu tập Nguyễn Minh. Ảnh: Minh Đức, từ trang VTV

Em ra Hà Nội được mấy hôm thì đều dính tịt vào công việc. Nghe bảo hôm nay là ngày cuối cùng triển lãm nên cũng tranh thủ, dắt díu cả nhà đi xem triển lãm.

Nói chung tranh thì hẳn là đẹp, đẹp đến mức nào thì em không thể nhận xét được. Với em, cứ ai là họa sỹ mà tự sáng tác không sao chép đều đẹp hết. chứ đến tầm kỳ cựu điểm mặt đặt tên cho nền hội họa của nước mình thì không đẹp lại phí tranh đi. Nên chuyện khen tranh đẹp là điều hiển nhiên rồi. Nhưng giờ em muốn nói đến mấy thứ không đẹp (tất nhiên không phải tranh).

Em ôm con bé nhà em đến, học đúng bài “cùng trẻ xem tranh” để hỏi câu mấy câu cơ bản về hội họa: con thấy có gì trong tranh? màu sắc như thế nào?… Hai mẹ con đang mải mê xem thì có một chị áo xanh tự xưng là chủ số tranh triển lãm (không rõ có phải vợ anh Nguyễn Minh không?) đến níu ngay áo chồng em dạy rằng, nên bảo vợ (tức em) đưa con đứng xa bức tranh ra, không trẻ con sẽ chọc tay vào tranh đấy! Lúc đó em ôm con đứng cách bức tranh đủ một cái với tay của con (phòng việc con cao hứng giống như các cô chú hôm khai mạc… sờ soạng tranh).

Nhà sưu tập Nguyễn Minh (giữa) và hai họa sĩ dự triển lãm. Ảnh: Minh Đức

Cô ấy làm em nhớ năm trước em đi Orsay, có ông chú dẫn cô con gái bé tí, hai bố con ngắm tranh Monet, trò truyện rôm rả. cô bé con đứng rất gần bức tranh và vung tay búa xua, nhưng người quản lý bảo tàng ở khu vực đó rất thoải mái, còn đến trò chuyện cùng nữa, không có cái kiểu “kỳ thị trẻ con” như triển lãm này. Có lẽ vì trẻ con Việt Nam hay “táy máy” nên tạo thành ấn tượng không tốt đối với chị này chăng? Thế cũng lạ, vì lát sau, em thấy có em bé tầm 5 tuổi đứng sờ sờ vào khung tranh cũng không thấy chị ấy ra nói gì. Xong có mấy cô đứng vai kề vai với cái khung tranh thiếu điều hất cái tranh lệch khỏi vị trí chụp ảnh lưu niệm tí toét chị ấy cũng kệ! Thế em mới nói. Hay là kiểu bà mẹ tóc nhuộm tím rịm như em nên ôm con đứng càng xa tranh càng tốt cho chị ấy đỡ thấy xót tranh? Chị ấy tiếc tranh thì đừng mang ra triển lãm, mang triển lãm mà vẫn tiếc thì giăng lấy cái dây giới hạn vị trí cho nó văn minh tập thể.

Nhưng, thôi thì chuyện trẻ con bỏ qua. Cả nhà em đi ngắm bức sơn mài tuyệt đẹp của bác Phạm Hậu mà anh Candid giới thiệu ấy. Em dùng iphone chụp hơi nhòe, chồng em bảo em thích thì để chồng chụp bằng máy ảnh thì rõ nét hơn. Chồng em đang loay hoay vừa nhấn nút lấy nét thì chị áo xanh lại phi ra, bảo chồng em tắt đèn đi. Nhưng rõ khổ, cái đèn mà chị ấy nhìn thấy nó lóe chớp đỏ lại là đèn hồng ngoại lấy nét của máy ảnh, chứ không phải đèn flash. Chồng em giải thích thì chị ấy vẫn ngúng nguẩy bảo chồng em tắt cái đèn đi và đứng xa xa ra, đừng đứng gần tranh thế, ảnh hưởng đến tranh. Lần đầu tiên em thấy mặt chồng em đực ra như vậy. Chồng em hỏi tại sao phải đứng xa ra? Chị ấy trả lời vì chị ấy là chủ bức tranh triển lãm ở đây. Wow! mà em cũng chỉ lạ là mấy bạn mà cầm máy ảnh to này, ống lớn này, dzí sát vào tranh chụp toạch toạch thì không bị nhắc nhở gì.

Bức “Phong cảnh nông thôn” của Phạm Hậu. Ảnh: Candid

Nói chung, có lẽ gia đình em dốt nát toàn tập nên không biết rằng đèn hồng ngoại lấy nét và đứng chụp gần thì sẽ có thể làm hỏng tranh sơn mài. Chẳng may trước đây chồng em có qua nhà anh bạn chơi (anh ấy cũng là dân sưu tập tranh), anh bạn có cho chồng em xem mấy bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí, rồi còn đưa khăn cho chồng em bảo lau bụi đi cho sạch. Chồng em hồi đó vừa lau vừa đổ mồ hôi hột. Chứ nếu biết đến chụp hình đứng gần cũng làm bay màu sơn mài như chị áo xanh nói, thì có khi lúc cầm khăn lau tranh anh ấy sợ tè ra quần cũng nên. Giờ nghĩ lại thấy không rét mà run.

Tranh trong triển lãm. Ảnh của Minh Đức

Nói chung, em rất thẩm thấu câu của chồng em nhận xét, ở Việt Nam không đi xem triển lãm tranh thì thôi, một khi đã đi thì không bao giờ muốn đi bất cứ lần nào nữa. Haizzza!

*

SOI: Đây là cmt cho bài “Ghi chép của một người ngoại đạo“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận.

Ý kiến - Thảo luận

7:25 Sunday,1.11.2015 Đăng bởi:  Candid
@Tum Tủm: bạn em cũng hỏi thế em bảo bạn em là bia thì phải kèm lạc. Ngày xưa đi học văn cô bảo phân tích gì thì phân tích cứ phải có căm yêu chiến lạc mới được cao điểm.
...xem tiếp
7:25 Sunday,1.11.2015 Đăng bởi:  Candid
@Tum Tủm: bạn em cũng hỏi thế em bảo bạn em là bia thì phải kèm lạc. Ngày xưa đi học văn cô bảo phân tích gì thì phân tích cứ phải có căm yêu chiến lạc mới được cao điểm. 
22:44 Saturday,31.10.2015 Đăng bởi:  TUM TỦM
Em cũng có điều không hiểu khi xem triển lãm "Hội họa Việt nam - Một diện mạo khác" rất mong được nhà PBMT Phan Cẩm Thượng giải thích giùm là tại sao lại gọi là Hội họa Việt Nam - một diện mạo khác, em vẫn thấy là mấy cụ Đông dương nhà ta, mấy ký họa của các cụ ở nhà, toàn dân ta cả, vẽ tuyền những cái chim hoa cá gái, công nông binh, chân dung biết rồi. Có g
...xem tiếp
22:44 Saturday,31.10.2015 Đăng bởi:  TUM TỦM
Em cũng có điều không hiểu khi xem triển lãm "Hội họa Việt nam - Một diện mạo khác" rất mong được nhà PBMT Phan Cẩm Thượng giải thích giùm là tại sao lại gọi là Hội họa Việt Nam - một diện mạo khác, em vẫn thấy là mấy cụ Đông dương nhà ta, mấy ký họa của các cụ ở nhà, toàn dân ta cả, vẽ tuyền những cái chim hoa cá gái, công nông binh, chân dung biết rồi. Có gì khác đâu mà lại gọi là Diện mạo khác. Sức hiểu lỗ mỗ, mong nhà phê bình Phan Cẩm Thượng bớt chút thời gian chỉ giáo cho ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ai là cụ tổ của hội họa trừu tượng? (Cập nhật 2 và kết thúc?)

Nguyễn Đình Đăng - câu hỏi của Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả