Nhiếp ảnh

Xiao Jiguo: người bảo vệ được nghĩ mình là tổng thống 30. 10. 15 - 6:38 am

Phạm Phong tổng hợp và dịch

.

Có một ngoại hình giống người nổi tiếng, một ngôi sao thể thao, hay một chính trị gia đôi khi là một thứ trời lộc trời cho.

 

Diễn viên người Trung Quốc Jia Yongtang, với ngoại hình giống lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên đã kiếm bộn tiền nhờ đóng giả. Nhưng anh vẫn không kiếm được nhiều tiền bằng Xiao Jiguo, người chuyên đóng giả Barack Obama. Mới đây hai anh đã tham gia một bộ phim có bối cảnh tại Bắc Kinh. Sau đây là một bộ ảnh của hai nhà lãnh đạo dỏm này trên phim trường.

 

Jia Yongtang, quê ở Hồ Bắc, đã đóng giả nhà lãnh đạo Triều Tiên suốt ba năm nay.

 

Còn Xiao Jiguo, sinh năm 1986 ở làng quê Tứ Xuyên trong một gia đình nông dân, sống cùng ông bà, bắt đầu sự nghiệp đóng giả Obama từ năm 2008 sau khi bạn anh nói anh trông giống Obama (anh hỏi lại: “Là ai?”). Khi đó Xiao đang làm bảo vệ.

 

Bảy năm sau, phần lớn thời gian làm việc của Xiao là bắt chước người đàn ông từ nước Mỹ, hoặc là cho đài truyền hình, hoặc cho một quảng cáo, hay một buổi khai trương của trung tâm mua sắm ở Hợp Phi.

 

Nói được chỉ vài từ tiếng Anh, Xiao, tuy dáng người không được giống Obama cho lắm, nhưng biết thể hiện nét mặt và cử động của bàn tay rất giống vị tổng thống này. Nhíu mày, nheo mắt, nghiêng nghiêng mặt… Xiao có thể làm giống hệt Obama.

 

Xiao chưa bao giờ gặp người đàn ông mà anh gọi là “Anh Obama”, hay “Anh Ma” cho ngắn. Anh chỉ biết vị tổng thống Hoa Kỳ qua truyền hình. Phim Mỹ thì anh chỉ xem có vài phim, đại loại “Xác ướp” (1999). Khác với Obama, Xiao hút thuốc nhiều.

 

Xiao thích mường tượng anh và Obama như hai ngôi sao trên cùng một bầu trời bao la. Obama rơi xuống trần, ở Mỹ, lớn lên thành tổng thống. Còn anh, sự nghiệp giải trí của anh cũng phất theo. Trong ảnh, Xiao và Jia kiểm tra điện thoại trong lúc đợi gọi vào quay phim.

  

Mười sáu tuổi, Xiao bỏ học, rời Tứ Xuyên, theo bố mẹ lên Quảng Châu làm bồi bàn rồi sau đó làm bảo vệ cho một xưởng giày giữa lúc làn sóng giày “Made in China” nở rộ. Anh yêu âm nhạc đủ loại, đặc biệt là các bài hát Trung Hoa của những năm 1990s do Trương Quốc Vinh biểu diễn. Lúc đó mọi người nói anh giống Trương Quốc Vinh.

 

Thế rồi mọi việc thay đổi, 2008 Obama thành tổng thống Mỹ, mọi người nhận xét Xiao giống Obama hơn. Anh soi gương và thấy đúng thật.

 

Xiao thực hành đóng Obama bằng cách nghiên cứu các bức ảnh và video của vị tổng thống này mà anh tìm được trên mạng. Anh còn chế ra một thứ tiếng Anh dỏm, là một chuỗi những âm thanh thường bắt đầu bằng “hello everybody” và sau đó là nghe na ná như tiếng Anh nhưng vô nghĩa. Đám đông thích lắm.

 

Cuộc đời Xiao cũng hạnh phúc hơn, sáng lạn hơn, nhưng cũng khối điều lạ lẫm. Trong ảnh: “Barack” và “Kim” đang chơi bi-a.

 

Cả hai diễn viên trên sẽ không lo thiếu việc, vì nhu cầu phim ở Trung Quốc ngày càng tăng, đủ thể loại. Mỗi ngày ở Trung Quốc đều có thêm 10 phòng chiếu bóng mới trong bộ sưu tập khổng lồ 13.000 rạp của đất nước này. Hiện có những phim trường rộng nhất thế giới, tới 500.000 m2, trong năm qua ngành phim ảnh của Trung Quốc đã tăng 136% so với năm ngoái.

 

Năm ngoái, Trung Quốc đã qua mặt Nhật, trở thành thị trường phim lớn thứ hai thế giới, lớn hơn cả Anh hay Ấn Độ, và tiến gần sát nút với người khổng lồ điện ảnh thế giới là Mỹ. Tham vọng của Trung Quốc là cuối thập kỷ tới, họ sẽ là nơi có thị trường phim lớn nhất hành tinh.

 

Dân đông, tiền thu về từ bán vé ở Trung Quốc quá lớn khiến cho các hãng phim phương Tây không thể không o bế. Chỉ cần phim của họ được phát hành tại Trung Quốc là tiền thu về đã đủ đầy túi. Chẳng trách giờ phim bom tấn hay có thêm các minh tinh Tàu hay nói đến Tàu. Công nghệ làm giả, đóng giả của Trung Quốc lại là thượng thừa, nên những phim “nhái” thế này rồi sẽ rất phát triển, vừa để giải trí, sẵn lại có thể nhồi nhét vài quan điểm về chính trị cho đám đông bình thường.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vĩ thanh cùng Bolero

Người xem Sài Gòn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả