Gẫm & Bình

Về thắc mắc của Uyên Bùi: người của Ban tổ chức trả lời 26. 10. 15 - 11:42 pm

Nguyễn Anh Tuấn

 SOI: Đây là cmt cho bài của bạn Uyên Bùi. Soi xin đưa lên thành bài như một thư gửi chính thức của Ban tổ chức. Cảm ơn anh Nguyễn Anh Tuấn rất nhiều.

Tranh của Mai Trung Thứ trong triển lãm. Ảnh của Candid

Thân gửi tất cả các bạn,

Tuần vừa rồi sau triển lãm, do bận, tôi không vào SOI và không biết có những ý kiến về sự kiện vừa qua. Đứng góc độ nhà tổ chức, tôi xin có một vài trao đổi với mọi người như sau:

1.
Quá trình cộng tác với nhà sưu tập Nguyễn Minh là một thời gian không ngắn, kéo dài gần một năm rưỡi cho công việc này của ông. Trong đó, công việc chính của chúng tôi là giúp Nguyễn Minh thực hiện quyển sách “Hội họa Việt Nam – một diện mạo khác”, do nhà phê bình Phan Cẩm Thượng phụ trách phần viết. Triển lãm là công việc cuối của quá trình hợp tác này, nhằm giới thiệu và trưng bày những tác phẩm thật để người xem được tiếp cận, bên cạnh quyển sách. Nhà sưu tập Nguyễn Minh tự lựa chọn những tác phẩm ông cho là ưng ý nhất để đem ra trưng bày, và việc của chúng tôi là giúp ông thực hiện các công đoạn tổ chức. Vì vậy, trong triển lãm này không có chức năng của curator, và mong mọi người không hiểu lầm về việc này. Công việc tổ chức của chúng tôi cũng kết thúc sau khi khai mạc triển lãm theo thỏa thuận từ trước đó.

Tranh trong triển lãm. Ảnh do Candid chụp.

2.
Ở Việt Nam chưa có dịch vụ bảo vệ chuyên biệt, cơ chế Bảo hiểm cho tác phẩm mỹ thuật, hay chế tài xử phạt khi xảy ra hư hại, đặc biệt đối với tác phẩm có giá trị được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau: trưng bày thường xuyên, ngắn hạn, đấu giá, hội chợ, lưu trữ… Ngay tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, việc cung cấp dịch vụ này gần như không có, chỉ có nhân viên trực phòng, đóng mở cửa đón khách đúng giờ và khả năng nhắc nhở khách tham quan khi có biểu hiện vi phạm rất hạn chế.

Vì giá trị của các tác phẩm được trưng bày, trong suốt thời gian triển lãm, nhà sưu tập Nguyễn Minh cùng gia đình quyết định tự đảm nhiệm khâu bảo vệ. Tự phải đảm nhiệm công việc mà yêu cầu kỹ năng chuyên môn của bảo tàng và trưng bày sẽ có sai sót, do vậy dẫn đến những hiểu nhầm, va chạm với khách tham quan triển lãm là khó tránh khỏi.

Bức “Phong cảnh nông thôn” của Phạm Hậu. Ảnh: Candid

3.
Ở khía cạnh cá nhân, chúng tôi nghĩ rằng sự kiện triển lãm vừa rồi là một công việc có ý nghĩa và giá trị. Một người có điều kiện, bỏ nhiều tiền để mua các món đồ theo sở thích với thú vui để chơi là điều dễ hiểu. Đem những món đồ đó ra chia sẻ với cộng đồng bằng triển lãm và làm sách lại là việc hoàn toàn khác, đặc biệt khi người đó tự chi trả bằng túi tiền cá nhân. Những thiếu sót trong suốt quá trình triển lãm có thể thể tất và thông cảm, khi nhìn ở diện rộng, chưa có ai làm như vậy trong điều kiện hoàn cảnh ở Việt Nam hiện nay.

Câu chuyện của nhà sưu tập Nguyễn Minh không chỉ dừng lại ở một mong muốn và nhu cầu cá nhân, mà nó còn mở ra nhiều vấn đề khác đang tồn tại: về sưu tầm, bảo quản, phục chế, trưng bày, các chính sách và cơ chế hỗ trợ, bảo vệ và bảo hiểm… Chúng tôi, cũng bằng một vài hiểu biết và khả năng của mình, giúp cho Nguyễn Minh thực hiện công việc đó của ông. Những điều chưa được trong quá trình tổ chức triển lãm mà được góp ý ở đây, chúng tôi xin rút kinh nghiệm trong những công việc lần sau.

Cảm ơn mọi người đã quan tâm và trao đổi.

Trân trọng,

Nguyễn Anh Tuấn

Ý kiến - Thảo luận

15:12 Sunday,29.11.2015 Đăng bởi:  Tien Nguyen
Gửi chị Uyên Bùi:

Tại sao không có dây và thông báo? Tại họa sĩ họ không thích thế. Đối với họ, thẩm mỹ của cuộc triển lãm chỉ có khi không có các biển cấm với một mớ dây nhợ quây quanh. Mà đã là thẩm mỹ thì thuộc về cá nhân, chị Uyên Bùi đừng đem họ so sánh với đâu ở châu Âu hay trên thế giới.

Tại sao bao nhiêu người mà chỉ nhắc mình anh chị? Đ
...xem tiếp
15:12 Sunday,29.11.2015 Đăng bởi:  Tien Nguyen
Gửi chị Uyên Bùi:

Tại sao không có dây và thông báo? Tại họa sĩ họ không thích thế. Đối với họ, thẩm mỹ của cuộc triển lãm chỉ có khi không có các biển cấm với một mớ dây nhợ quây quanh. Mà đã là thẩm mỹ thì thuộc về cá nhân, chị Uyên Bùi đừng đem họ so sánh với đâu ở châu Âu hay trên thế giới.

Tại sao bao nhiêu người mà chỉ nhắc mình anh chị? Đơn giản là họ thấy anh chị có nguy cơ cao. Có thể do bề ngoài sao đó mà họ thấy anh chị có thể gây nguy hiểm cho tác phẩm của họ.

Chị Uyên Bùi yêu cầu không công kích cá nhân mà bản thân đi nói họa sĩ là đồ con buôn, dân chợ búa. Chị công kích vậy mà kêu vào đóng góp xây dựng cái gì. Chỉ vào mong dìm, dập, hạ nhục được người để xả cơn thôi.

Ngoài ra tôi rất dị ứng cái câu "đàn bà ấy không qua ngọn cỏ nên ...." của chị. Bản thân chị là phụ nữ, sinh ra con gái mà sao có suy nghĩ vậy thật không thể hiểu nổi.

Khi nói gì mình cho là đúng mà chả ai nghe, thậm chí phản đối thì coi thử một là nội dung sai, hai là thái độ của mình không đúng. Vậy thôi. 
1:11 Friday,30.10.2015 Đăng bởi:  Lê Vũ Linh

Cô Uyên Bùi này mãi không trả lời câu hỏi của Vũ Thanh Thảo: vì sao trong bài trước cô khen tranh trong triển lãm này đẹp, (mà tiêu chuẩn của cô là "Với em, cứ ai là họa sỹ mà tự sáng tác không sao chép đều đẹp hết"), tức là mặc nhiên cô coi những sáng tác đây là thật, không sao chép, mà sang bài này cô lại cmt ý là tranh không thật?
Bạn Vũ Thanh Thảo nói cô
...xem tiếp

1:11 Friday,30.10.2015 Đăng bởi:  Lê Vũ Linh

Cô Uyên Bùi này mãi không trả lời câu hỏi của Vũ Thanh Thảo: vì sao trong bài trước cô khen tranh trong triển lãm này đẹp, (mà tiêu chuẩn của cô là "Với em, cứ ai là họa sỹ mà tự sáng tác không sao chép đều đẹp hết"), tức là mặc nhiên cô coi những sáng tác đây là thật, không sao chép, mà sang bài này cô lại cmt ý là tranh không thật?
Bạn Vũ Thanh Thảo nói cô "điêu". Cô điêu nên chẳng ai thèm cãi với cô nữa. Cô điêu nên không xứng đáng tranh luận với mọi người. Người mà bài trước nói khác đến bài sau đã nói khác chỉ vì muốn thắng trong cuộc tranh luận thì người đó không xứng đáng để nói chuyện cùng. Chứ không phải vì người ta không ai nói lại được với cô, cô Uyên Bùi nhé.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả