|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhDuyên: Một triển lãm “thú vị” ở 16 Ngô Quyền 23. 11. 10 - 7:13 pmHỏa Sơn(SOI: Nhiều khi Soi rơi vào một thế rất khó xử với họa sĩ: thông tin trước triển lãm được họa sĩ cung cấp chu đáo để có bài giới thiệu, nhưng khi triển lãm ra thì thể nào cũng có bài khen, bài chê. Bài khen thì may cho Soi. Bài chê thì đăng lên Soi có cảm giác như mình đang “phản bội” họa sĩ. Nhưng lại cũng không thể không đăng… Soi chỉ làm được một việc nhỏ là gửi trước bài cho họa sĩ xem. May thay, các họa sĩ khi nhận những bài như thế thường đều nói, “Cứ đăng lên, tự người xem sẽ có đánh giá của họ, ai cũng có quyền.” Cũng mong các họa sĩ ngày càng cởi mở, và mong ngày càng có nhiều tiếng nói khác nhau về một triển lãm, như thế được hưởng lợi nhiều nhất sẽ là người đọc…) * Lâu rồi không đi xem cái triển lãm nào “thú vị” như vậy (tôi nhớ Soi bảo là thú vị mà!). Ít nhất thì đây là lần đầu tiên tôi được đi xem triển lãm ở 16 Ngô Quyền. Vị trí đẹp ghê gớm, ngay ngã tư Ngô Quyền –Tràng Tiền, trên tầng 2. Phòng triển lãm to, vuông vức. Mà lạ thay, tất cả tranh treo ở đấy hôm nay cũng to và vuông vức. Thật luôn. Gần như mọi bức tranh hôm nay đều vuông. Có những bức to hoành tráng, khổ đến mét bảy. 5h chiều khai mạc, phòng triển lãm thưa thớt người, thế rồi đông dần, đông dần. Không biết là tại Hà Nội vào đông hay sao mà “gu” ăn mặc của người Hà Nội cũng chuyển hết sang những tông màu tối thui thui, phải ¾ số người đến dự triển lãm mặc đồ đen, nhìn … đen kịt cả phòng. Những “cây” đen này đi đi lại lại giữa những bức tranh to nhiều màu sắc, thi thoảng lúc mới bắt gặp một cô như thế này (cô áo đỏ). Triển lãm, như đã giới thiệu, là một triển lãm nhóm của 5 họa sĩ: do một người Đài Loan, là anh Wei, tài trợ. Góc phòng treo một bảng thông cáo (mà sao giấy trắng mực đen lồng khung như cáo phó) qua đó trình bày về cơ duyên gặp gỡ của Wei với một trong số 5 họa sĩ, rồi từ đó anh gặp ba họa sĩ còn lại như thế nào, còn một họa sĩ nữa gặp thông qua một gallery tư nhân ra sao…. Khách đến dự 2/3 là những người cao tuổi. Khoảng 5h15 có tiếng í ới gọi một cô chắc là nhân viên phòng triển lãm (đây là phòng triển lãm công thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam) cho khai mạc, dù 2 trong số 5 họa sĩ vẫn chưa đến được, chắc vì tắc đường. Cô ra đứng giữa phòng, bên cạnh cô là 3 họa sĩ, nhà tài trợ và họa sĩ Bằng Lâm, ủy viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Họa sĩ Bằng Lâm đọc diễn văn khai mạc ngay sau đó.
Họa sĩ Bằng Lâm “điểm danh” đủ mặt các họa sĩ tham gia triển lãm và phong cách của từng người, loáng thoáng có “anh đã vẽ rất nhiều tranh trừu tượng và hôm nay anh tiếp tục vẽ tranh trừu tượng”, rồi “những màu sắc rực rỡ thể hiện sức khỏe, à, sức trẻ và sự sáng tạo của anh”. Xong phần điểm danh không thể thiếu những nhận xét về ý nghĩa của triển lãm. “Những họa sĩ trẻ đã mang nghệ thuật Việt Nam ra với thế giới, nhất là triển lãm này, người nước ngoài đã tài trợ cho Việt Nam”. Mình thắc mắc không hiểu nhà tài trợ ở đây đóng vai trò cụ thể như thế nào? Đặt chỗ ở 16 Ngô Quyền? Mua rượu vang, lạc rang, bánh xu kem, quýt và dưa hấu? Hay tài trợ cho các nghệ sĩ vẽ toàn bộ các bức tranh trên và sẽ mang về Đài Loan đưa vào bộ sưu tập gia đình? Cuối bài diễn văn dĩ nhiên là lời chúc, chúc cho các họa sĩ tiếp tục sáng tác mang lại cho thủ đô những tác phẩm mới, phục vụ đất nước và nhân dân, đưa nghệ thuật Việt Nam lên những tầm cao mới. Lâu lắm mình mới nghe được những lời này trong các buổi khai mạc triển lãm các loại mà mình đã tham gia. Thật quá hiếm hoi!
Phần phát biểu của nhà tài trợ ngắn gọn hơn. Anh nói về cơ duyên của mình với hội họa Việt Nam nói chung và 5 họa sĩ nói riêng bằng tiếng Việt khá sõi, chứng tỏ anh ở Việt Nam cũng đã lâu. Xong phần phát biểu, khách khứa bắt đầu ăn uống, cụng li, chúc tụng nhau. Tranh cũng không nhiều, xem tí là hết, anh em bạn bè giao lưu là chính. Chữ “Duyên” trong ngày hôm nay thực chất chỉ nói về cái Duyên của nhà tài trợ và 5 họa sĩ mà thành một triển lãm như thế này, chứ không hề dính dáng gì đến những đề tài mà các họa sĩ thể hiện. Những bức tranh to hoành tráng này chắc hẳn cũng phải thực hiện trong thời gian dài, chứ không thể một phút chốc hứng chí mà có được. Đi một vòng, nhìn từng bức, nói chung phần lớn các bức đều quá to, màu sắc lại quá mạnh và do phòng tranh hơi nhỏ với từng này bức tranh nên mang lại cảm giác bức bối và gò bó. Thật thế. Tranh thì to, màu sắc chát chúa, thủ pháp trong mỗi series đều giống hệt nhau, đường nét rất trau chuốt (như trong tranh của Phạm Kiên, Nguyễn Minh Tân), tuy nhiên có dụng công và như không dụng tâm, cả series 5 bức thì bức nào cũng tóe lóe sắc màu, cũng ầm ào hình khối như nhau cả. Như bức Hùng khí Thăng Long: không hiểu họa sĩ Nguyễn Minh Tân muốn nói cái gì. Biếm họa? Hay ca tụng, cổ động? Cờ phớn, Khuê Văn Các, mái ngói cổ, lân, rồng, lại còn trời mây huy hoành đối xứng. Bức với thời gian thì cũng còn vừa mắt hơn, nhưng vẫn … sến rện và dễ đoán đến khó ngờ. Khi nhìn trên ảnh thì còn tàm tạm, nhưng đến khi xem thật thì nhận thấy chất sơn không nhuyễn mà nổi phềnh hết lên mặt tranh. Đâm ra sự càng rực rỡ của màu sắc lại càng khiến cho nó giống với chất sơn cửa. Mấy bức tranh của Hoàng Xuân Hương được xem nhiều nhất, riêng bức Lụt trong thành phố được khen nhiều nhất (căn cứ vào số người đứng nán lại trước bức tranh và buông ra câu “đẹp” sau 2 giây ngắm tranh). Cũng dễ hiểu, trận lụt năm 2008 là một dịp hiếm hoi để người thành phố biết thế nào là thiên tai, một “trải nghiệm” quý giá lắm và 2 năm rồi vẫn mang tính thời sự, thành ra có người đưa đề tài này lên toan vẽ là sướng, vì… ít nhất mình cũng hiểu cái anh này. Thế nhưng, cũng với cách tư duy ấy, vẫn kiểu tổ hợp bố cục ấy được bệ sang bức Cờ tướng… và những bức khác thì không mang lại giá trị về phong cách mà là đơn điệu.
Với Nguyễn Khánh Toàn và Phạm Kiên: có thể nói là khá cũ (mặc dù có thể dùng thủ pháp của lối tranh trừu tượng), hai tác giả này đại diện khá tốt cho một lối tranh theo kiểu phá cách nhưng lâu lắm rồi, nay đã biến thành cái lối mòn rồi, với kiểu thẩm mỹ nhạt nhòa một thời của sinh viêt trường Yết Kiêu.
Còn Đinh Đức Vinh, anh quá say mê với thủ pháp vạch, cào trên những mảng màu thuần tính trang trí. Cũng bị “lừa” với thủ pháp này, nhiều người cho đó là dụng công, nhưng khi xem tranh anh, chỉ cần lùi ra xa một chút, dim mắt lại: màu sắc biến mất chỉ còn một bức tranh nhờ nhờ không chính phụ, chả nhịp điệu. Tôi bước ra khỏi triển lãm lúc 5h30 phút vì không chịu nổi mùi khói thuốc bắt đầu hun khói căn phòng dù to nhưng càng ngày càng trở nên chật chội. Cảm thấy bí bức quá, ghé qua Tràng Tiền mua que kem rồi đi bộ dọc đường ăn kem, vừa đi vừa liếc vào các gallery dọc phố, “bắt gặp” những bức cũng từa tựa như các bức tranh kia. Thì cũng cùng nằm trên đường trục phố “Hàng Tranh” ngay Bờ Hồ mà lị. Dẫu sao cũng đã có một trải nghiệm thú vị. Nhất là bài phát biểu khá buồn cười của bác Bằng Lâm. Còn tranh thì cá nhân tôi gần như không thích chút nào. Đại loại tôi chỉ biết hơn hai chục bức tranh đó không “nói” với tôi chuyện gì cả. Chắc chắn phải có những người thích những tranh như thế này chứ? Hay mình kém? Hay mình thiếu chuyên môn?… là những câu hỏi tôi cũng phải đặt ra cho mình… Đành chờ các bạn có trình độ chuyên môn hơn đến xem và chờ đọc bài viết của các bạn ấy vậy. Nhưng đáng lẽ tôi nên biết nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền mà tránh ra từ đầu mới phải… * Bài liên quan: – Duyên – một cơ duyên từ Đài Loan Ý kiến - Thảo luận
13:52
Saturday,27.11.2010
Đăng bởi:
Tao Nhã
13:52
Saturday,27.11.2010
Đăng bởi:
Tao Nhã
Theo em nghĩ 5 họa sỹ trong triển lãm lần này họ đều muốn đi theo con đường thương mại, và đây là cơ hội lớn của họ. Em không được biết 5 họa sỹ này, nhưng xem tranh thì có vẻ họ muốn vẽ nên tác phẩm lạ lạ một chút, nhìn rực rỡ cho bắt mắt, hơi hơi có một tý ý nghĩa để cho khỏi nhạt.
Cho dù là vẽ xấu hay đẹp thì em cũng mong các họa sỹ đạt được mục đích của mình.
14:50
Thursday,25.11.2010
Đăng bởi:
le hieu
dẫu sao hoạ sĩ vẫn vẽ, đang vẽ và sẽ vẽ.
. ...xem tiếp
14:50
Thursday,25.11.2010
Đăng bởi:
le hieu
dẫu sao hoạ sĩ vẫn vẽ, đang vẽ và sẽ vẽ.
. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Cho dù là vẽ xấu hay đẹp thì em cũng mong các họa sỹ đạt đư
...xem tiếp