|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngNhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh… 05. 01. 16 - 5:23 pmLinh Cao
Mình lại mới nghe thông tin có kiểm chứng, một nhóm đại gia Việt vừa chung chi mấy triệu đôla mua đâu gần 50 bức tranh, mừng thôi là mừng. Nhưng dĩ nhiên, họ mua tranh master, tranh cổ, tranh đã có giá trị quy đổi. Người môi giới thành công vụ này là một nhà buôn cổ vật. Và nhà sưu tập bán ra là các hậu dụê thừa kế của một cố nhân mà ai ai cũng tưởng là chỉ có tranh vớ vẩn! Mà chưa hề có đại gia nào bỏ tiền ra mua một bộ sưu tập tranh hiện đại hoặc đương đại, mà về giá thì chắc chắn chỉ chừng 1/10. Việc mua đi bán lại tranh mới là zero, các gallery và triển lãm phần lớn bán cho cổ đông và người nhà! Tất cả những sự thực này nên làm cho những ai đang quan tâm đến giá trị mới, tranh mới, nghệ sĩ mới… phải suy nghĩ về một cơ chế bảo hộ, gần như là xây lại nền móng về giá/làm giá và đánh giá. Thông qua đó, thị trường Mỹ thuật mới hoạt động tạm ổn định lại được. Còn với tình hình hiện nay thì thật như đi chơi với nhau giữa mây mù, có tiền và thích mấy cũng không dám mua. Vẽ ra không có hành lang định giá chuẩn, nên rất nhiều họa sĩ tự tiêu diệt mình hoặc bị một vài giải thưởng giết, hoặc bị một vị khách trả mấy ngàn đô một cái tranh giấy ám ảnh cả cuộc đời, rồi đến khi chết đi để lại vẫn một đống giấy hoặc một nhà toàn vóc to đẹp nếu làm sơn mài! Cái để những chí sĩ ấy so sánh, là giá tranh của nhóm nổi danh bán chạy thời mở cửa, kéo dài đến cuối thập kỷ 2010. Mà không hiểu đó là kết quả hoàn hảo của “thời cuộc + gallery + nhận thức mỗi người”. Cơ chế làm giá thông minh đúng hướng, đẩy dần từ vài chục đôla lên vài trăm, rồi bị rớt qua khủng hoảng nên mắc lại ở mức vài ngàn, phù hợp với túi tiền và định lượng một món decor. Các chí sĩ lại cho là tranh mình xịn hơn , độc bản hơn, nhiều tính art hơn, nên có hét vài ngàn cũng là bèo so với bọn làm hàng kia! Kết quả là ế đọng nghiêm trọng, khách hàng duy nhất chính là gallery thì chạy mất dép, dăm ba fan ruột chỉ đủ cứu vài cơn bĩ cực, đa số còn tiếp tục được là nhờ gia đình và số phận. Trong đó có những người ngoài 70 tuổi chợt bừng tỉnh, hiểu ra, thì tuyệt hay, vẽ đẹp sống đẹp, thì cũng chỉ để dưỡng sinh vui vầy con cháu, không còn sức vóc đâu mà làm nên lịch sử nữa… Vậy nên, qua mấy dòng này, nỗ lực của mình là mong mỏi sự thay đổi trong đánh giá sản phẩm từ các nghệ sĩ. Đánh giá đúng thì sẽ kêu giá chuẩn, khung giá chuẩn thì thị trường chạy đúng nhịp với cung cầu. Lúc đó không cần phải đại gia mua, mà tự thị trường mua bán náo nhiệt. Giá tranh không giống như giá của mặt hàng tiêu dùng (chỉ có limit ở mức độ nào đó), mà luôn chờ để nhảy vọt, theo thời gian. Đến một ngày, có muốn bán giá thấp cũng không được! Ngày ấy không phải là bây giờ, khi chúng ta đều đang bí và nghèo. * SOI: Đây là cmt cho bài “Để đại gia Việt mua tranh Việt“, Soi xin đặt tên và đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận * Cùng một người viết: - Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy… - Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu - Việc ấy không cần nhiều tiền, - Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu - Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu - Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân - Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn - Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ - Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh - Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra… - Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá… - Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo? - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2): - Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn - Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua - Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3): - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4): - Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh… - Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm - Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5): - Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6): - 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt - Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo - Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan - “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…” - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7): - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8): - Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ Ý kiến - Thảo luận
10:06
Sunday,26.6.2016
Đăng bởi:
Tiem
10:06
Sunday,26.6.2016
Đăng bởi:
Tiem
Đúng rồi. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Đúng rồi.
Thật ra, ngay cả Tây cũng không mua tranh ta... lý do thì dễ òm: hàng không có chất lượng mỹ thuật, na ná cả đám như nhau. Cũng như ca sĩ bây giờ... chửi cho sướng mồm rồi hát nhạc vàng lại.
Đám đại gia mua... em biết. Mua đầu tư và đầu cơ... Phòng khách sạn giá Tổng thống cả 10k$ 1 đêm...bị chửi là không có tranh đẳng cấp...phải lạy Tokyo gal
...xem tiếp