|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcMón quà trời cho thời khủng hoảng: Streamline Moderne 13. 02. 16 - 6:38 amPhát Tường tổng hợp và dịch - Sáng ÁnhStreamline Moderne là gì? Streamline Moderne, hay Art Moderne, là một trào lưu trong kiến trúc và thiết kế, nổi lên vào những năm 1930s. Trong kiến trúc, đặc điểm của phong cách này là nhấn mạnh vào những đường cong, những đường thẳng tít tắp, và một số yếu tố làm nghĩ tới biển cả. Streamline Moderne đến từ đâu? Người thì bảo Streamline Moderne (hay Art Moderne) bắt nguồn từ trường phái Bauhaus của Đức. Các nhà kiến trúc sư Bauhaus thích những thứ gì thuần khiết, đơn giản, dùng những yếu tố căn bản nhất của kiến trúc cổ điển là những đường cong, những đường thẳng để có một cấu trúc hữu dụng, không cần tới những trang trí thừa thãi. Trường phái này nhanh chóng lan nhanh ra toàn thế giới, trong đó có Mỹ.
Wikipedia thì bảo khi Đại khủng hoảng vào những năm 1930s ngày càng đậm, càng khó khăn, những nhà thiết kế công nghệ Mỹ bỗng thấy chán những thứ hoa mỹ trang hoàng trong trường phái Art Deco đang được ưa chuộng. Khó khăn khiến họ nhận ra một khía cạnh mới trong Art Deco – đó là “streamlining” – tức nét uyển chuyển như nương theo dòng chảy của nước, dòng lưu thông của không khí, giúp lướt đi nhanh hơn, dễ dàng hơn. Các nhà thiết kế bèn tước hết những trang trí linh tinh của Art Deco đi, nhường chỗ cho chất “gọn và mượt” thuần đường thẳng, dễ chuyển động và chuyển động nhanh được nổi lên. Nhà thì mang dáng như ống trụ dài với cửa sổ dàn ngang ra. Đến cả đồng hồ, đài, điện thoại, xe hơi, đồ đạc… cũng mang tinh thần này. Đặc điểm Streamline Moderne vừa là một sự phản ứng với Art Deco, vừa là một sự phản ảnh thời kinh tế khó khăn. Những góc sắc nhọn được thay bằng những đường cong giản dị và trơn mượt. Gỗ và đá được thay bằng xi măng và kính cũng giản dị thôi. Nhưng Art Deco và Streamline Moderne không hẳn là trái ngược nhau. Như đã nói, Streamline Moderne rút được một phần tính cách của Art Deco và nâng lên thành một dòng mới. Mặc dù nhà tư nhân không sử dụng Streamline Moderne nhiều như các tòa nhà thương mại, nhưng vẫn có người làm. Một căn nhà theo kiểu Streamline Moderne sẽ có những đặc điểm sau:
* SOI: Có bài này là vì hôm nay nhân đọc trên Fb thấy tác giả Sáng Ánh có chia sẻ kỷ niệm thời sống trong một căn nhà theo kiểu Streamline Moderne do chính cha mẹ anh thiết kế: “Căn nhà này xây 1960 do bố mẹ thiết kế cùng thời điểm chùa Vĩnh Nghiêm ở khúc trên. Nó kiểu streamline moderne, người Mỹ đi qua hay chụp hình. Nhà có tiện nghi cũng modern, có nhà vệ sinh và mắc áo ngay phòng khách, bếp kiểu tây, cửa sổ có lưới chắn muỗi và có bồn tắm nằm nước nóng nước lạnh là những thứ hiện đại với mình. Buồng bố mẹ có phòng quần áo, trong buồng bé này còn có cái móc cà vạt quay quay để được mươi cái cà vạt. Lúc buồn buồn mình hay vào quay nó vòng vòng, biết đâu nhờ thế sau này tập làm thơ. Phòng khách lớn, 90m2, mở party vui vẻ. Có bận bác Chu Tử (nhà văn, nhà báo) đến, bác nằm ra trên ghế salon. Sau này ở Cali, anh Mai Thảo đến nhà mình cũng nằm trên sofa phòng khách làm mình nhớ bác. Bác Chu Tử là người duy nhất thiệt mạng ngày 30.04 trên tàu ra cửa biển Vũng Tàu khi tàu trúng pháo. Bố mẹ cũng cất một nhà dưới với hai phòng ngủ cho các chị giúp việc, có phòng tắm và là không gian riêng tư của các chị. Buổi chiều, buổi tối rảnh rỗi các chị hay ngồi sân sau. Đây cũng là điều mới lạ với mình vì các nhà trước, người giúp việc trải chiếu ra ngủ trong bếp. Bọn mình có một bể cát để chơi. Hàng xóm thì rất nghèo, mình phải bắc thang tường bên nhờ các bạn đi mua hình là những tấm bìa có 12 ảnh, cắt ra để chơi tạt hình (bằng dép) với họ. Tường sau cũng thế, bắc thang trao đổi tuy nhà này là một biệt thự nhìn ra Nguyễn Văn Trỗi (bây giờ), một gia đình chồng Việt vợ Tây có một trai một gái ngang tuổi mình chỉ nói độc tiếng Pháp. Bà vợ bất mãn với cuộc sống hay bất mãn chồng, hay to tiếng bằng tiếng Pháp. Em mình mới đi học, có bận chõ miệng sang mắng bà là “leçon mal sue” (học bài không thuộc) là câu phê bình nặng nhất mà nó biết! Hàng xóm bên trái thời gian 65 trở thành một động hoa vàng hay một lầu xanh (màu USD). Đây là động chứ không phải là bar, là quán, nên cũng chẳng ồn ào gì, kín đáo là đằng khác. Chỉ thấy nhiều xe Mỹ, người Mỹ ghé đến. Một tối đang dùng cơm, chị bếp lên báo cáo, có hai cô gái ở truồng leo tường sang tỵ nạn ở nhà dưới vì cảnh sát và MP Hoa Kỳ (Military Police) đang bố nhà ở bên, một anh Mỹ cởi trần chạy ngang vườn và leo qua nhà kế biến mất. Mỹ cởi trần thì lúc đó mình có thấy rồi, thấy hoài, nhưng con gái ở truồng thì chưa được diện kiến nhưng không thể rời bàn ăn mà xuống xem. Mẹ bảo lấy quần áo cho họ mượn, chị bếp lên báo cáo lại là họ bảo không cần đâu, họ tạm trú tí thôi. Một lúc sau yên lành, chị lại lên báo cáo đã bắc thang cho họ leo tường trở về nhà. Đây là sự cố ảnh hưởng nặng đến quân bình tâm lí của mình, cho đến ngày nay, vẫn ám ảnh bởi cảnh phụ nữ ở truồng trèo thang.” Ý kiến - Thảo luận
15:14
Monday,15.2.2016
Đăng bởi:
Candid
15:14
Monday,15.2.2016
Đăng bởi:
Candid
Bauhaus là gắn liền với thiết kế kiểu dáng công nghiệp, tối giản, tập trung vào công năng. Tên tuổi lớn nhất của nhà thiết kế bauhaus là dieter Ram. Người ta cho là rất nhiều sản phẩm của Apple học lại từ các sản phẩm ông thiết kế cho Braun trước kia.
8:16
Sunday,14.2.2016
Đăng bởi:
Sương
Raumuong Noigian: Người trong Suối Nguồn mà bà Ayn Rand ca ngợi chính là Frank Lloyd Wright, ngoài đời nghe nói là người yêu của bà. Phong cách của ông thì không thể mượt mà trôi chảy theo dòng nước được rồi, nếu không nói là kháng cự được dòng nước chảy (như cái nhà trên thác).
...xem tiếp
8:16
Sunday,14.2.2016
Đăng bởi:
Sương
Raumuong Noigian: Người trong Suối Nguồn mà bà Ayn Rand ca ngợi chính là Frank Lloyd Wright, ngoài đời nghe nói là người yêu của bà. Phong cách của ông thì không thể mượt mà trôi chảy theo dòng nước được rồi, nếu không nói là kháng cự được dòng nước chảy (như cái nhà trên thác).
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp