|
|
|
|||||||||||||
Thị trường10 câu hỏi các gallery cần tự vấn (phần 2): Có nên giấu diếm chuyện bán buôn? 17. 03. 16 - 6:43 amMarc Spiegler - Mở Ngoặc dịch(Tiếp theo phần 1:” Tôi nên tham gia bao nhiêu hội chợ?”) 4. Liệu gallery của tôi có thể lớn mạnh cùng các nghệ sĩ? Một nguyên tắc cổ điển trong sự phát triển của gallery là bạn phải xác định được và quảng bá được cho những nghệ sĩ hay nhất trong thế hệ bạn. Giả sử bạn chọn được đúng nguời và hỗ trợ cho họ đúng hướng, gallery của bạn sẽ lớn mạnh về uy tín và giàu có cùng với họ. Nhiều gallery đã có được những “con gà mái vàng” ổn định, làm việc ròng rã với cùng một nghệ sĩ tới 15, 20 năm. Nhưng giờ thì không được như vậy nữa: các nghệ sĩ thành công thường nhảy sang các gallery lớn chỉ sau vài cuộc triển lãm. Oscar Murillo bỏ đi với gallery David Zwirner là một trường hợp thường được dẫn ra, nhưng không phải chỉ có mình anh ta. Những gallery lớn nhất sẽ sẵn lòng thử thách những ngôi sao mới, cũng như các nhà đấu giá sẽ can thiệp nhiều hơn bao giờ hết vào các vùng ngon ăn của các gallery cỡ bự. Những “kẻ phản bội” này là nỗi kinh hãi của các chủ gallery mới, và nhiều người đã hỏi tôi họ nên làm gì. Trước hết, tôi nói với họ: “Pay. Your. Artists”. (Trả-tiền-cho-nghệ-sĩ-của-anh). Nghệ sĩ, ngay cả những người đình đám nhất, vẫn thường phải đợi sau cùng mới được trả tiền – hơi buồn, nhưng đúng là vậy). Nếu bạn cảm thấy họa sĩ đó thế nào cũng rời bỏ bạn, hãy cố gắng giữ một số tác phẩm của họ. Rồi khi cái gallery lớn (đến sau) đó tăng giá, ít nhất bạn cũng đã dệt cho mình đuợc một lớp lót bằng bạc. Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là về lâu về dài, các gallery phải xây dựng đuợc bản sắc của mình, không chỉ quanh một thế hệ, mà hơn thế, quanh một tập hợp các ý tưởng. Nhiều gallery đã bắt đầu làm như thế, tự do trộn các thế hệ nghệ sĩ lại. Thí dụ, họa sĩ 82 tuổi Sam Gilliam là nằm trong chương trình của David Kordansky, một chủ gallery Los Angeles – người tự định nghĩa mình là một kẻ chuyên tăm tia các nghệ sĩ trẻ tài năng. 5. Simco là gì ? Tờ New York Times đã có lần miêu tả nhà sưu tập và tư vấn mỹ thuật Stefan Simchowitz là “Satan bảo trợ của giới nghệ thuật”. Nhiều người không ưa anh ấy, nhưng chủ gallery nào coi coi thường anh là coi chừng. Stefan đã “giải trung gian hóa” một cách thành công quá trình làm việc với gallery theo lối truyền thống, bằng cách thuờng xuyên xác định được những nghệ sĩ trẻ có tài, thí dụ Petra Cortright, hay Amalia Rafman, Parker Ito và Jon Rafman, từ lúc còn “trứng nước”. Trước khi họ ký kết với các gallery, Stefan đã kịp thu xếp triển lãm cho họ và mua một số lượng lớn tác phẩm của họ, hệt cái cách mà Charles Saatchi vẫn làm. Stefan tới thăm xuởng của nghệ sĩ và rồi đưa tác phẩm của họ lên Instagram. Stefan luôn luôn minh bạch về những gì anh bán, và cũng chẳng khó khăn gì về danh tính người mà anh đã bán tranh cho. Điều đó hấp dẫn những người mua mới vào làng, là những người mà các gallery cổ điển thường buộc họ phải xếp hàng chờ. Và Stefan đã xây dựng được một tập hợp những nhà sưu tập ưa thích phong cách nổi loạn của anh.Không ai khác ngoài anh tiếp cận được họ, và họ mua rất nhiều tác phẩm. Làm việc theo cách này, Stefan Simchowitz cho thấy sức mạnh để tạo ra các thị trường, bởi anh có khả năng xác định được nghệ sĩ nào sẽ được ưa chuộng, anh bán tác phẩm cho họ tốt và tiến nhanh hơn hầu hết các gallery. Nhưng tham vọng của Stefan còn đi xa hơn. Năm ngoái, anh mở Simco Club, cung cấp các dịch vụ rất giống các gallery truyền thống: quản lý nghệ sĩ, đại diện khách hàng và buôn bán nghệ thuật. Nếu bạn là một chủ gallery, hãy nghiên cứu cái này kỹ nhé. Và nghĩ xem bạn nên làm khác đi thế nào: vừa khác với cái bạn đã làm trước đó, vừa khác với thứ mà Simco đang làm. 6. Liệu các nhà đấu giá có chừa lại đất nào cho gallery? Cuộc chiến giữa gallery và các nhà đấu giá không hề mới, và về mức độ nào đấy, cuộc chiến ấy luôn tập trung ở phân khúc cao cấp nhất. Năm 2014, chỉ 1.500 tác phẩm mà làm nên 48% khối lượng đấu giá, theo báo cáo của Clare McAndrew về hội chợ Mỹ thuật châu Âu (TEFAF). Những con số khổng lồ được thu về từ một nhóm nhỏ các họa sĩ. Mọi người đều biết rằng nếu bạn đại diện cho Christopher Wool và tác phẩm của anh ấy lên sàn đấu giá, bạn có thể bỗng dưng cần kiếm cho được vài triệu bảng dắt túi để đảm bảo cho tác phẩm ấy sẽ không bị rơi vào tình trạng “không bán được” (có nghĩa là không ai mua thì bạn phải mua!) Các nhà đấu giá cũng đã từng thử, thường là bất thành, cạnh tranh với các gallery bằng cách đại diện trực tiếp cho nghệ sĩ. Tuy nhiên, có một khía cạnh nguy hiểm và ít người biết của hiện tượng này, vì ngày nay, có những nghệ sĩ mà nhiều nhà sưu tập tranh không hề biết rằng họ đang có tác phẩm đem bán tại các phiên đấu giá. Tanya Leighton, chủ một gallery ở Berlin, kể lại tình huống cô gặp phải với Dan Rees, một trong những nghệ sĩ nổi nhất của cô: các nhà đấu giá điện thoại cho cô và nói rằng họ có một tác phẩm của Rees đang gửi tới đấu giá, nhưng cũng nói rõ rằng họ không biết sẽ phải tiếp cận nhà sưu tập nào. Hãy đặt bạn vào vị trí của Tanya Leighton. Số lượng tác phẩm của Rees mà cô có cũng ít ỏi thôi và gallery của cô cũng không phải duy nhất đại diện cho anh. Số nhà sưu tập tác phẩm của Rees cũng ít ỏi nốt. Tanya không được hoa hồng gì từ nhà đấu giá, nhưng nếu cô không tập hợp các nhà sưu tập của mình lại, tác phẩm có thể sẽ thất bại tại phiên đấu giá. Đối với một họa sĩ trẻ, đó là một thảm họa tiềm ẩn. Thế là bỗng nhiên Tanya phải làm việc không công như một đại diện bán hàng cho nhà đấu giá kia! Simon Preston, người sở hữu một gallery cùng tên ở New York, cũng có một kinh nghiệm khó chịu tương tự với một họa sĩ của anh, John Gerrard. Một tác phẩm đáng ra có giá £80,000 của John bị đem ra đấu giá với mức £8,000. Các nhà sưu tập hoảng quá bèn gọi cho Simon để hỏi xem có phải thị trường của họa sĩ này bị sụp không. Thực tế là các nhà đấu giá đã không tìm hiểu thông tin về quá trình làm nghề của các họa sĩ trẻ, và các lầm lẫn của họ có thể phá hủy thị trường của các họa sĩ này mãi mãi. Tất cả những điều này chỉ ra một điểm yếu của cái hệ thống gallery cứ cố tình dấm dúi: bởi chỉ có kết quả đấu giá được công bố, các nhà đấu giá sẽ vận hành theo kết quả mà giấy tờ đã ghi nhận. Về mặt nào đấy, chính các gallery đã được ăn nhờ vào những gì diễn ra tại các phiên đấu giá, và điều đó không hẳn là hay. Chúng ta phải tự vấn: gallery cứ giấu kết quả bán buôn của mình quá kỹ như thế thì liệu có phải là hay? (Còn tiếp) Ý kiến - Thảo luận
17:25
Thursday,17.3.2016
Đăng bởi:
Mơ
17:25
Thursday,17.3.2016
Đăng bởi:
Mơ
Hay tàn bạo. Mà gallery lước mềnh có bán buôn gì đâu , bảo giấu với diếm nhem?!? Võ cơ bản hồi tranh pháo bán chạy, là hỏi gì các bác ấy cũng than ế lắm. Còn giờ lày hỏi mấy cậu gian hùng, thì leo lẻo tự khen bán nhièu bán giỏi, trong khi nợ ngập lú mề...hê hê
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp