Trường phái

Tôi vẽ trên nền báo cũ (bài 5):
Lê Thanh Sơn, Lý Trực Dũng, Doãn Hoàng Lâm, Phạm An Hải 14. 03. 16 - 2:25 pm

Thông tin từ BTC

(Tiếp theo các bài trước)

Họa sĩ Lê Thanh Sơn

Tôi cho đây là cuộc triển lãm hay, độc đáo vì bây giờ thực ra không ai vẽ trên báo cũ như vậy. Tham gia triển lãm, tôi vẽ tranh về ao làng có hoa bèo tím và phố phường tĩnh lặng. Đó là những nét của Hà Nội xưa, không phải Hà Nội bây giờ. Tôi là người hoài niệm Hà Nội xưa và tôi nghĩ khi xem tranh sẽ có nhiều người đồng cảm với mình.

Lê Thanh Sơn, “Mưa xuân”. Acrylic trên báo Nhân Dân Cuối tuần, số 38 (1388) ngày 20-9-2015

 

Lê Thanh Sơn, “Hoàng hôn đỏ”. Acrylic trên giấy báo Nhân Dân hằng tháng, số 178, tháng 2-2012.

 

Lê Thanh Sơn, “Ao bèo”. Acrylic trên giấy báo Nhân Dân, số ra ngày 26-9-2015.

*

Họa sĩ Lý Trực Dũng

Đây là một chất liệu độc đáo, sử dụng báo của mình cho một họat động của mình. Nhiều họa sĩ trước kia đã dùng giấy báo để vẽ, họa sĩ Trần Trung Tín đã từng rất nổi tiếng nhờ chất liệu này.

Khi vẽ trên giấy báo, người ta thấy rõ măng-sét. Mọi thứ trên tờ báo đều tạo ra hiệu ứng nhất định trên bức tranh. Và khi nhìn tranh, người ta vẫn thấy, vẫn đọc được gì đó trên bức tranh thì rất hay. Tôi chọn những trang báo đen trắng, sắc độ của màu sẽ thể hiện tốt hơn trên màu xám vàng của giấy báo. Trên giấy cũ, màu sắc thường rất đẹp và có chiều sâu.

Lý Trực Dũng. Bột màu trên giấy báo Thời Nay số 627, ngày 18-1-2016

Tranh biếm họa không phải là tranh mĩ thuật, vẽ đơn giản nhưng ý tưởng phải sâu sắc. Tranh biếm họa quan trọng là ý tưởng, thông điệp. Một tranh biếm họa tốt còn nặng hơn cả ngàn câu chữ.

Lý Trực Dũng. Bột màu trên giấy báo Nhân Dân, ngày 11-9-2015

Trong 3 tác phẩm của mình, tôi chọn đi vào những vấn đề bức xúc trong cuộc sống hàng ngày (ngập úng đô thị, chất lượng đường xá giao thông, chất lượng hàng Việt Nam). Đó là những vấn đề mà mỗi người chúng ta thường xuyên phải đối mặt.

Lý Trực Dũng. Bột màu trên giấy báo Nhân Dân hằng tháng, số 202, tháng 2-2014

Triển lãm có ý tưởng rất tốt. Điều quan trọng nhất là sự cộng tác của họa sĩ đã có những đóng góp nhất định, giúp tờ báo hấp dẫn hơn. Tờ báo có minh họa đẹp, có những tranh biếm họa mang tính xây dựng sẽ được nâng cao về cả chất lượng nội dung lẫn mỹ thuật. Biếm họa là để xây dựng, một tờ báo Đảng thì càng cần có yếu tố đó.

*

Họa sĩ Doãn Hoàng Lâm
Vẽ trên giấy báo cũ vốn đã từng phổ biến trong quá khứ. Các cụ trước kia điều kiện kinh tế khó khăn, tận dụng trong điều kiện hiện có để sáng tác. Giấy báo cũ là chất liệu sẵn có, phổ biến, dễ kiếm.

Để trả lời câu hỏi tại sao tôi vẽ trên chất liệu này, nhiều lúc ý tưởng đến khi bắt gặp màu của tờ báo đẹp, không thật cao siêu, đôi khi trên cơ sở chất liệu đấy, tạo hình phù hợp với ý tưởng mình đang tìm kiếm cách diễn đạt, mà trên thực tế, vẽ trên giấy trắng chưa chắc đã là hay, có màu sắc phù hợp với ú tưởng tôi đang tìm kiếm.

Tôi có ba bức tham gia triển lãm: bức “Giá trị sống đích thực” tôi sáng tác khi giở tờ báo cũ, tình cờ thấy thấy trang quảng cáo cho một khu chung cư, tôi đã giữ lại slogan của nhà quảng cáo để đặt tên cho tác phẩm.

Doãn Hoàng Lâm, “Giá trị sống đích thực”. Acrylic trên báo Nhân Dân số đặc biệt kỷ niệm 63 năm báo Nhân Dân ra số đầu, ngày 11-3-2014

Tôi nghiệm ra, cuộc sống càng phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, đồng thời người nông dân càng thu hẹp đất sống. Tình trang nông dân mất đất, phải đối diện với nhiều khó khăn.

Tôi vẽ có ba người nông dân đang cày cấy trên cánh đồng, góc trên của bức tranh vẫn giữ lại dòng chữ “Giá trị sống đích thực” nhằm khơi gợi cho người xem tiếp tục suy nghĩ về những vấn đề tồn tại của cuộc sống

Với bức về tị nạn Syris: làn sóng dân tị nạn đổ về châu Âu trong thời gian vừa qua gợi cho tôi suy nghĩ, người ta đang biến châu Âu thành miền đất hứa, rằng đám đông kia đang tìm kiếm sự bình an, Tôi giữ lại biểu tượng của khối NATO như một phần của bức tranh. Tác phẩm được đặt tên “Đất hứa”.

Doãn Hoàng Lâm, “Đất hứa”. Acrylic trên giấy báo Nhân dân hằng tháng số 222, tháng 10-2015

Bức thứ ba, chân dung một đứa trẻ với màu sắc rất trong, bình dị trẻ thơ.

Doãn Hoàng Lâm, “Cô bé”. Acrylic trên giấy báo Thời Nay, số 627 ngày 18-1-2016

Họa sĩ Phạm An Hải

Ý tưởng của Nhân Dân hằng tháng rất tốt, góp phần cho người đọc có cơ hội tiếp cận với các tác phẩm hội họa tốt.

Những ý tưởng sáng tạo, làm mới của báo Nhân Dân hằng tháng cần và đáng được cổ vũ. Đầu tiên đó là những minh họa, phác thảo cho những tác phẩm chính. Tôi quan niệm đây thực ra là những bức tranh dưới dạng phác thảo, bức minh họa hơn là tác phẩm hội họa đích thực. Tôi không coi đây là một triển lãm nghiêm cẩn mà là nơi thực hiện, trình bày ý tưởng mang tính thể nghiệm.

Tuy nhiên, không vì thế mà thiếu đi sự nỗ lực cố gắng. Tôi luôn cố gắng đáp ứng các tiêu chí của cuộc chơi.

Ba tác phẩm tôi tham gia triển làm lần này, bức nhỏ nhất là Mùa xuân về trên phố cũ, diễn tả không khí của thời khắc xuân về tết đến, Phố cũ với gam màu trầm tối, tqhể hiện sự cũ lạc hậu của lề thói làm ăn, của sự trì trệ của con người xưa nay. Trong không khí của mùa xuân, có sự thay đổi đầy hứa hẹn.

Phạm An Hải, “Mùa xuân về trên phố cũ”. Acrylic trên giấy báo Thời nay, số 627 ngày 18-1-2016

Tác phẩm Sắc thu với màu vàng cổ điển, Thực tế, màu vàng là màu vương giả, màu của sự sang trọng, tạo cảm giác rực rỡ, tươi vui.

Phạm An Hải. “Sắc thu”. Acrylic trên giấy báo Nhân Dân số đặc biệt kỷ niệm 90 năm báo chí cách mạng, ngày 21-6-2015

Bức to nhất, Bức ảnh mùa xuân, gợi cảm giác phát triển, mùa của sự bắt đầu, mùa của sinh sôi nảy nở…

Phạm An Hải, “Bức ảnh mùa xuân”. Acrylic trên giấy báo Nhân Dân cuối tuần số 33 (1333) ngày 17-8-2014

Ý kiến - Thảo luận

1:21 Thursday,4.1.2018 Đăng bởi:  Trần thi Tuyết Vân
Tôi thích tranh của họa sĩ Lê Shanh Sơn, mà tôi sống tai thành phố HồChi Minh thì làm sao gặp được nhỉ, tranh của ông có bán không?
...xem tiếp
1:21 Thursday,4.1.2018 Đăng bởi:  Trần thi Tuyết Vân
Tôi thích tranh của họa sĩ Lê Shanh Sơn, mà tôi sống tai thành phố HồChi Minh thì làm sao gặp được nhỉ, tranh của ông có bán không? 
8:38 Tuesday,15.3.2016 Đăng bởi:  vân
Không biết xem tranh nhưng mà nhìn tranh biếm họa Việt không cười nổi. Ở Mỹ giờ đang xuất hiện nhiều tranh biếm họa bầu cử về Trump, Clinton( đọc bài của SA thấy vậy) thấy các họa sĩ vẽ vừa hài lại lồng ý tưởng độc đáo của tác giả về nhân vật nên coi lại vài lần cũng không chán. Nhân tiện có ai rành về nghệ thuật cho mình hỏi là tranh xem một lần mà hi
...xem tiếp
8:38 Tuesday,15.3.2016 Đăng bởi:  vân
Không biết xem tranh nhưng mà nhìn tranh biếm họa Việt không cười nổi. Ở Mỹ giờ đang xuất hiện nhiều tranh biếm họa bầu cử về Trump, Clinton( đọc bài của SA thấy vậy) thấy các họa sĩ vẽ vừa hài lại lồng ý tưởng độc đáo của tác giả về nhân vật nên coi lại vài lần cũng không chán. Nhân tiện có ai rành về nghệ thuật cho mình hỏi là tranh xem một lần mà hiểu hết (hiểu đến mức lười coi lại lần 2) với bức tranh phải ngẫm đi ngẫm lại (ý mình là coi hoài không chán, mỗi lần xem là thấy một lớp ý tưởng mà họa sĩ truyền vào tranh, đại loại là sâu sắc) thì cái nào nghệ thuật hơn? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả