Kiến trúc

Bài 1: Zaha Hadid – một quãng đường dài là trên giấy 01. 04. 16 - 6:20 pm

Phát Tường biên dịch từ ArchDaily + tổng hợp thêm

 


Kiến trúc sư giải Pritzker, nhà thiết kết thời trang, nghệ sĩ Zaha Hadid (sinh ngày 31. 10. 1950) vừa qua đời đột ngột vì nhồi máu cơ tim vào sáng sớm ngày 31. 3. 2016 tại một bệnh viện ở Miami, nơi bà đang điều trị viêm phế quản. Trong ảnh: Zaha Hadid. Ảnh của Steve Double

 

Được mệnh danh là “bà hoàng của những đường cong”, những công trình như những tác phẩm của bà làm mờ đi ranh giới giữa sáng tạo và kỹ thuật. Kiến trúc là một nghề của đàn ông, nhưng Zaha là một bà hoàng trong cái thế giới ấy. Trong ảnh: một trong những dự án đình đám của Hadid: trung tâm văn hóa Heydar Aliyev ở Baku, Azerbaijan. Ảnh: View Pictures/Rex

 

Zaha Hadid sinh năm 1950 tại Baghdad, Iraq, vào cái thời mà thành phố này còn được coi là cấp tiến và đô hội. Cha của Zaha, cũng thế, mang tinh thần ấy của Baghdad, là Phó chủ tịch đảng Dân chủ Quốc gia và từng làm Bộ trưởng Tài chính trong một thời gian ngắn. Gia đình khá giả nên Zaha được hưởng một nền giáo dục hàng đầu, lại được chu du vòng quanh thế giới – những chuyến đi ấy ảnh hưởng sâu sắc lên sự chọn nghề của Zaha. Ảnh: Zaha Hadid khi còn bé. Nguồn: từ Zaha Hadid Archive

 

“Khi còn nhỏ, hè nào tôi cũng du lịch cùng cha mẹ. Cha tôi đảm bảo sao cho tôi phải được đến những tòa nhà và những bảo tàng quan trọng nhất ở mỗi thành phố chúng tôi đi qua. Chúng tôi thường đến những thành phố mới để học về kiến trúc. Tôi nghĩ điều đó đã mang lại cho tôi tình yêu với những tòa nhà.” Ảnh: Zaha Hadid cùng cha mẹ ở đài phun nước Trevi Fountain, Rome, Italy. Nguồn: từ Zaha Hadid Archive

 

Sau khi tốt nghiệp về… Toán tại American University ở Beirut, Hadid tới London năm 1972 để học kiến trúc tại Architectural Association School of Architecture. Trong ảnh: Zaha thời còn là sinh viên.

 

Chính tại đây bà thiết kế ra “Malevich’s Tektonik,” một khách sạn 14 tầng dựa trên những bức tranh của họa sĩ Nga Kazimir Malevich, là những tác phẩm theo trường phái Siêu việt chỉ với những khối hình học xếp cạnh nhau nhưng quyết đánh vào chiều thứ tư vô hình của cảm giác. Những phác thảo của Zaha về dự án này thử nghiệm với tầng với lớp của cấu trúc trong hình dạng của những tác phẩm Siêu việt. Ảnh: Phác thảo “Malevich’s Tektonik,” 1977

 

Dĩ nhiên, Malevich’s Tektonik chỉ là một phác thảo, đến 1977 Zaha Hadid mới tốt nghiệp, vào làm tại OMA, một công ty do các cựu giáo viên từng dạy bà thành lập. Bà đã cùng tham gia nhiều công trình (trong đó có cả dự án gây nhiều tranh cãi như phần mở rộng của nhà Quốc hội Hà Lan, không được thực hiện – hình).

 

Sau đó, Zaha Hadid ra mở văn phòng kiến trúc riêng mang tên bà. Bà nhanh chóng nhận được nhiều dự án, nhưng cuối cùng toàn không được đưa vào xây dựng, như khu giải trí ở Hong Kong, “The Peak” (hình) vào năm 1982.

 

Hay nhà hát Cardiff Bay vào năm 1994.

 

Tất cả đều là dự án, đến nỗi Zaha bị mang danh là “kiến trúc sư trên giấy”. Nhìn đồ án của Zaha, đầy những hình dạng cực đoan như thách thức lực hấp dẫn, nhiều khách hàng và nhà xây dựng đã lắc đầu, cho rằng không thể xây được. Mãi tới 2001, Zaha mới có một công trình được xây dựng và hoàn công, là tòa nhà Vitra Fire Station – một dự án được vẽ từ năm 1993.

 

Rồi tiếp theo là Bergisel Ski Jump ở Innsbruck, Áo. (Ảnh của Hélène Binet)

 

Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Richard & Lois  ở Cincinnati, Ohio (Ảnh của Roland Halbe)

 

Rồi Hadid đoạt luôn giải Pritzker – một giải tương tự Nobel trong kiến trúc. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận được giải này. Đó là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Zaha.

 

Kể từ đó, các khách hàng bớt nhút nhát mà đến với bà, bỏ ra những khoản ngân sách cao hơn để thực hiện các đồ án của bà. Zaha nhận được đặt hàng liên tiếp từ các quốc gia. Ở đâu có công trình lớn và phức tạp là người ta nghĩ tới Zaha. Ai muốn đi tắt đón đầu nổi bật nhanh thì bắt chước ít nhiều Zaha, thậm chí ăn cắp hoàn toàn, như khu phức hợp của Hadid tại Bắc Kinh (hình) do SOHO đặt hàng bị một công ty xây dựng của Trung Quốc ăn cắp trắng trợn

 *

Bài tiếp theo: “Bà hoàng giỏi Toán của những đường cong”

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả