|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhGhi chú của Hồng Hoang (phần 1): Nghệ thuật có còn đẹp khi làm dịch vụ? 18. 04. 16 - 9:43 pmNguyễn Hồng HưngTừ lời khuyên của các bậc trí thức thời nay… Từ rất lâu, có nhiều đồng nghiệp của tôi hay thường hân hạnh được các bậc trí thức của các ngành khoa học và khoa học xã hội nhân văn khác, kể cả một số không ít các nhà phê bình nghệ thuật, khuyên bảo nên tìm hiểu triết học và mỹ học để tác phẩm có tầm cỡ hơn vì hàm chứa tư tưởng triết học hoặc nhân văn v.v… Ấy thế mà trong vô số những lời khuyên của các đại danh họa tiền bối lại không có lời khuyên cho các họa sĩ lớp sau như thế. Mặc dù triết học và mỹ học đã ra đời từ thời cổ đại, khi mỹ học ra đời thì mỹ thuật thời cổ đại chưa được các bậc trí giả thông thái như Socrates, Platon, Aristoteles, Pythagoras xếp hạng vào thượng tầng kiến trúc của cấu trúc xã hội loài người. Các bậc trí giả thông thái thời đó hầu hết đều coi giới họa sĩ thuộc tầng lớp thợ thủ công tài khéo, không có tri thức khoa học tìm ra quy luật từ hỗn mang giúp xã hội tiến bộ. Tuy chúng ta đã không tìm ra những lời khuyên ở các bậc “thánh họa” như Piasso hay Leonardo da Vinci rằng nên tìm hiểu triết học và mỹ học để tác phẩm có tầm cỡ, ấy thế nhưng lại vẫn sinh ra những khuyên bảo của các bậc thức giả thời nay như trên, vì các thức giả hiện đại đó ngấm sâu tư tưởng triết học cổ đại 2500 năm trước, cho rằng nghệ sĩ phần lớn sáng tác nghệ thuật dựa vào khiếu năng bẩm sinh, tức là dựa vào các giác quan trên cơ thể phối hợp với trực giác mơ hồ không thể giải thích. Hầu hết các trí giả hiện nay đều có mặc định rằng giới họa sĩ chỉ làm tác phẩm bằng cảm xúc con tim cộng với sự cần mẫn khéo tay, không có lý tính, không có khả năng tư duy lô-gic, tác phẩm thường không có tầm tư tưởng xã hội nhân văn hay minh triết hoặc triết học hay khoa học của cái đẹp v.v… Họ không công nhận khoái cảm lan tỏa từ cái đẹp chính là tư tưởng của mỹ thuật. Các tinh hoa ngoài nghệ thuật đương thời với tri thức khoa học vẫn cho rằng tri thức lý tính luôn luôn chi phối tri thức cảm tính. Điều này đúng ở các ngành khoa học khác, không thể áp dụng vào lĩnh vực nghệ thuật vốn bí hiểm với nhân loại, một lĩnh vực mà các bộ óc tri thức lý tính lỗi lạc từ thời cổ đại như Socrates, Platon, Aristoteles, Pythagoras, cho đến tận Heghen và I.Kant luôn nói khác nhau và mâu thuẫn nhau trong nghiên cứu mỹ học của họ. Mỹ học của I.Kant cho rằng với nghệ thuật chỉ có nhận biết, đánh giá bằng “năng lực phán đoán”, và đối tượng của sự hài lòng là cái “Đẹp”. I.Kant đã công nhận kinh nghiệm thẩm mỹ. Còn Hegel thì loại trừ thiên nhiên ra khỏi triết học về cái đẹp của ông, ngược hẳn với quan niệm của thánh họa Leonardo Da Vinci…những mâu thuẫn như thế cũng nhiều và dài ghê lắm. Còn các đại danh họa, họ thường khâm phục tài năng của nhau, và từng thời đại vẫn thống nhất với nhau về cái cái đẹp của cấu trúc hình thức, thông qua thời gian với những hội đồng nghệ thuật gồm tập hợp những bậc thầy đơn lẻ giàu kinh nghiệm thẩm mỹ hay giàu tri thức cảm tính. Cần lưu ý trong tất cả các cuộc thi tuyển chọn tác phẩm nghệ thuật, từ cổ chí kim đều phải dựa vào tri thức cảm tính, nghĩa là phải dựa vào kinh nghiệm cảm tính trực tiếp của từng vị giám khảo trong hội đồng tuyển chọn, dựa vào trí thông minh cảm xúc EQ (Emotional Quotient) và thông minh sáng tạo CQ (Creative Intelligence). Lại lưu ý chỉ số IQ mà truyền thông và dân chúng vẫn lấy làm thước đo trí tuệ ấy chỉ thể hiện trí nhớ tốt, tổng hợp được những kiến thức thu lượm trong văn hóa cộng đồng để đối phó với các câu hỏi kiểm tra chỉ số. Những người có chỉ số CQ & EQ cao vẫn có thể đãng trí, hay quên v.v…nhưng không ảnh hưởng tới sáng tạo của họ. Với bộ não cực kỳ hiếm của nhân loại như Leonado Da Vinci, ông thừa hiểu ẩn dụ cái hang của Platon với quan niệm mọi vật chất và “cảm biết” đều là cái bóng của “ý niệm” và duy nhất chỉ có “ ý niệm” là tồn tại. là có thực, có trước mọi vật chất trong vũ trụ. Quá trình nhận thức của con người là nhận thức “ý niệm”. (“Ý niệm” của Platon là tư duy trừu tượng đích thực của triết học, khác hẳn với quan niệm trừu tượng của hội họa sẽ nói lại ở phân cuối bài này). Thế mà ngài Leonardo Da Vinci thiên tài không hề khuyên bảo gì các con cháu phải đưa triết học hay mỹ học vào tác phẩm. Còn ngài vẫn vẽ thuê, vẫn làm nghệ thuật dịch vụ hay tác phẩm “cúng cụ” cho nhà thờ. Ngài vẫn vẽ minh họa “Bữa tiệc ly” theo mô tả của Kinh Thánh như thường. Sáng tạo bằng cảm tính và làm nghệ thuật dịch vụ Tôi viết bài viết này nói rõ không nên coi thường họa sĩ sáng tạo bằng cảm tính là thấp kém, không có tư tưởng. Nghệ thuật đích thực tự nó có tư tưởng trong trò chơi sáng tạo hình thức của nghệ sĩ trên tác phẩm, khác với tư tưởng của trò chơi chữ nghĩa của triết học, mỹ học hay của các tư tưởng xã hội chính trị khác. Còn như họa sĩ nào thích tìm hiểu thêm theo lời khuyên của thức giả ở trên cũng vẫn tốt và không sao cả, chỉ ngại không thận trọng sẽ bị lối tư duy bằng thao tác văn tự và ngôn ngữ sẽ lấn át rồi thay thế tư duy biểu tượng của họa sĩ. Thì cũng không sao, một khi họa sĩ thích nghệ thuật dịch vụ và có sở trường minh họa. Ví dụ như họa sĩ dùng tài khéo chép thực mô phỏng thiên nhiên, đã vẽ “tệp bánh phở và bó hành” phủ trên lưng con bò đang thư giãn trên đồng cỏ để ngụ ý hai chữ “phở bò” trong một bức tranh vẽ theo phong cách siêu thực, mô tả minh họa cho chủ đề hàng phở bò di động trên đồng cỏ hoa vàng. Đây là một ví dụ để hiểu cho mạch lạc lối tư duy “suy tự” (suy diễn bằng từ ngữ) để tìm hình ảnh minh họa. Kết quả cho những tác phẩm hội họa tư duy thao tác bằng văn tự hoặc lồng ghép các tư tưởng triết học, mỹ học xã hội chính trị v.v… chỉ dừng ở ngưỡng minh họa giống như thời Phục Hưng, hội họa vẫn là công cụ minh họa cho tích truyện thần thoại, lịch sử các tôn giáo, và những triết thuyết. Cũng cần nhấn mạnh giới họa sĩ ai mà chẳng biết “vẽ minh họa cũng tốt chứ sao” vì đó là nghệ thuật dịch vụ phổ cập mà xã hội luôn cần thiết, và đã dành vinh quang lớn lao bất hủ riêng mang ý nghĩa tôn giáo, chính trị xã hội. Tuy không phải là tất cả, nhưng hầu hết các thiên tài thời Phục Hưng đều làm nghệ thuật dịch vụ cho nhà thờ. Từ xa xưa nghệ thuật không được tồn tại một mình vì chính nó. Nghệ thuật được các thế lực cầm quyền coi là vĩ đại khi nó vận tải thêm những ý nghĩa của tôn giáo hay ý thức hệ của họ. Thực tế lịch sử còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật vô giá đã “vận tải” kèm theo các loại nội dung tư tưởng của các tôn giáo và đảng phái hay triết học chính trị khác, thậm chí đối nghịch nhau. Đương nhiên cũng không hề ít những kiệt tác không chuyên chở gì cả ngoài cái đẹp hình thức. Rõ ràng cái đẹp độc lập của nghệ thuật luôn có thể chuyên chở theo được tất cả những tư tưởng chống đối nhau. Về mặt xã hội, khi nghệ thuật không làm công tác vận tải (đính kèm các tôn giáo hay các chủ nghĩa khác) vẫn bị cư xử không bình đẳng so với nghệ thuật dịch vụ. Từ khi xuất hiện tôn giáo và xã hội thần quyền, hầu hết các họa sư mọi thời đại đều phục vụ tôn giáo. Vẫn biết thế, nhưng nhà triết học lớn của nhân loại Immanuel Kant coi cái đẹp thật sự là cái đẹp thuần khiết, không vụ lợi. Những vẻ đẹp gắn với công dụng thực tiễn được ông gọi là vẻ đẹp kèm theo hay vẻ đẹp loại hai. (Đây chỉ là ý riêng của ông Immanuel Kant) * Ý kiến - Thảo luận
18:53
Wednesday,27.4.2016
Đăng bởi:
Nguyễn Hồng Hưng
18:53
Wednesday,27.4.2016
Đăng bởi:
Nguyễn Hồng Hưng
Ý hỏi 1: Thưa tác giả Hồng Hưng, trong bài 1, tác giả cổ súy cho một cái đẹp thuần túy, và có phần giễu cợt khi các bậc trí giả ngày ngay đưa ra lời khuyên “phải học” đối với các họa sĩ.
9:04
Sunday,24.4.2016
Đăng bởi:
Đào Phương Anh
Thưa tác giả Hồng Hưng, trong bài 1, tác giả cổ súy cho một cái đẹp thuần túy, và có phần giễu cợt khi các bậc trí giả ngày ngay đưa ra lời khuyên “phải học” đối với các họa sĩ. Tác giả đưa Picasso ra làm một dẫn chứng là các danh họa ngày ấy có khuyên bảo gì đâu. Khi phê bình các trí giả hiện nay khi “họ không công nhận khoái cảm lan tỏa từ cái đẹp ch
9:04
Sunday,24.4.2016
Đăng bởi:
Đào Phương Anh
Thưa tác giả Hồng Hưng, trong bài 1, tác giả cổ súy cho một cái đẹp thuần túy, và có phần giễu cợt khi các bậc trí giả ngày ngay đưa ra lời khuyên “phải học” đối với các họa sĩ. Tác giả đưa Picasso ra làm một dẫn chứng là các danh họa ngày ấy có khuyên bảo gì đâu. Khi phê bình các trí giả hiện nay khi “họ không công nhận khoái cảm lan tỏa từ cái đẹp chính là tư tưởng của mỹ thuật”, ta có thể hiểu, tác giả quan niệm: “khoái cảm lan tỏa từ cái đẹp chính là tư tưởng của mỹ thuật” và cái đẹp đây là một cái đẹp đơn thuần, không làm dịch vụ, không bị triết học, mỹ học làm cho “mất tươi” đi. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Ý hỏi 1: Thưa tác giả Hồng Hưng, trong bài 1, tác giả cổ súy cho một cái đẹp thuần túy, và có phần giễu cợt khi các bậc trí giả ngày ngay đưa ra lời khuyên “phải học” đối với các họa sĩ.
Trả lời:
Câu này bạn Đào Phương Anh (ĐPA) đã hiểu khác điều tôi viết. Tôi chỉ tóm tắt những khái niệm khác nhau trong quan n
...xem tiếp