Gẫm & Bình

Ghi chú của Hồng Hoang (phần 4):
Vẽ như thế nào? 25. 04. 16 - 7:47 am

Nguyễn Hồng Hưng

(Tiếp theo bài 1, bài 2, và bài 3)

Tranh của Grant Wood, “Arbor Day”, 1932

Khi người họa sĩ quan tâm “vẽ như thế nào” thì việc “vẽ cái gì” không còn quan trọng, mà quan trọng ở chỗ họa sĩ đã tạo ra cách vẽ của mình như thế nào. Lúc hành động vẽ xảy ra, họa sĩ đã không còn noi theo bất kỳ danh họa thần thánh nào. Ngay cả thiên nhiên cũng được họa sĩ vẽ theo cái thiên nhiên in dấu ấn riêng trong tâm hồn của anh ta.

Quan niệm “vẽ như thế nào” đã làm xuất hiện nhiều trường phái như “Ấn tượng”, “Siêu thực”, “Trừu tượng”, “Biểu hiện” v.v…gọi chung là nghệ thuật hiện đại. Hội họa Hiện đại vẫn dùng bút vẽ như nghệ thuật Cổ điển. Thời điểm này chưa xuất hiện lối vẽ bằng dòng chảy, bằng cơ thể người, thậm chí bằng cần cẩu và súng phun màu, nhưng cũng đã khác về phương pháp dụng bút, với tôn chỉ chung là không cần vờn tỉa mô phỏng tinh vi giống hệt như mắt nhìn, tỷ lệ người thì phụ thuộc vào cảm xúc nghệ sĩ (có thể vẽ méo mó tùy nghệ sĩ). Vì thế nhu cầu đòi hỏi kỹ năng ở tay và mắt không khắt khe, siêu phàm như tay và mắt của họa sĩ Cổ điển. Tuy nhiên trong trào lưu nghệ thuật Hiện đại vẫn còn có tới hai trường phái là “Cường hiện thực” và “Siêu thực” cần sự khéo tay tinh mắt với đỉnh cao tột cùng ở người họa sĩ.

Lucian Freud, “Two Plants”. Bức tranh được bắt đầu vẽ năm 1977 và hoàn tất năm 1980; sơn dầu trên canvas, 120 x 150 cm, thuộc Tate, London

Điều này lại chứng tỏ nghệ thuật hiện đại là bao gồm cả yếu tố thẩm mỹ cổ điển. Không hề thiếu kính trọng những đỉnh cao nghệ thuật cổ điển, mà còn cần mẫn học hỏi các danh họa tiền nhân, bằng cách ngồi lỳ nhiều năm tháng trong bảo tàng sao chép lại những tác phẩm cổ điển, tất nhiên chép lại để học tập theo nhận thức khác, không phải để lại vẽ cổ điển như các họa sư tiền bối. Đáng tiếc, không ít các tín đồ thẩm mỹ cổ điển cho rằng nghệ thuật của con người đã suy đồi từ khi xuất hiện nghệ thuật hiện đại và không chấp nhận nổi thẩm mỹ hiện đại.

Tranh cực thực“Gräser I”, 1995/96 của Franz Gertsch. Chất liệu màu khoáng (Mineral pigment) trên cotton Baumwolle, 240 x 340 cm

*
Nhưng dù sao thì từ đây tư duy minh họa cho nội dung không còn phổ biến và độc tôn trong hội họa, khi mà người họa sĩ hiện đại trọng phương pháp vẽ “như thế nào” hơn là trọng đề “tài vẽ cái gì”. Dù cho thực tế xã hội không thể thiếu chủng loại tác phẩm minh họa và dành vinh quang, quyền lợi lớn lao cho chủng loại minh họa này, điều quan trọng là hội họa được tự do hơn, biên độ phép tắc vượt thoát khỏi quy chuẩn của những tổ chức độc tài thẩm mỹ như kiển “học viện hoàng gia Nghệ thuật” hay các “viện hàn lâm nghệ thuật”. Hội họa được công nhận có tư tưởng thẩm mỹ độc lập từ cấp độ cá nhân nghệ sĩ, và không nhất thiết chỉ là minh họa.

“Tuyết tan” 1870 của Cézanne

Với họa sĩ hiện đại đã được công nhận, họ muốn “vẽ cái gì” cũng được, vì vẽ cái gì cũng chỉ là cái cớ cho cách vẽ như thế nào. Với một mẫu vẽ có thể cho hàng trăm cách vẽ khác nhau. Nghệ thuật dưới khái niệm “vẽ như thế nào”không hạn hẹp trong công thức thao tác của kỹ năng cổ điển nữa, họa sĩ được tự do bịa ra cách thức thao tác biểu hiện tác phẩm cho riêng mình. Họa sĩ hết phụ thuộc sáng tác minh họa cho tích truyện hay cho nội dung văn bản nào. Sáng tác của họa sĩ đã có quan hệ hữu cơ với phương pháp vẽ chứ không phải là đề tài . Đích đến của họa sĩ là khai phóng thị giác phát hiện một vẻ đẹp khác, mới lạ, tràn trề hy vọng làm giàu thẩm mỹ hội họa. Cùng một đề tài như quả táo, mỗi họa sĩ vẽ theo thôi thúc bên trong rất riêng tư, không thể giống nhau nhưng đều hàm chứa và lan truyền khoái cảm thẩm mỹ.

Các thể chế chính trị đối lập hay cùng phe cũng đành phải công nhận có thứ nghệ thuật như thế được quyền tồn tại trên đời. Đó là công nhận tư tưởng của nhệ thuật không vụ lợi, và công nhận là họa sĩ không nhất định cứ phải là một chiến sĩ trên mặt trận mỹ thuật. Cái đẹp với mỹ thuật là khát vọng là thiên đường ước mơ của họa sĩ, chưa bao giờ là mặt trận.

“Bathers”, 1907, của André Derain – một nhân vật quan trọng của phong trào Dã thú

Một họa sĩ vẽ theo ý anh ta muốn là phải tự do sẵn từ nội tâm (tư tưởng), trong quỹ nhớ thị giác đã có những bức tranh như thế rồi, chí ít là hướng về một thẩm mỹ trong tâm tưởng. Mọi hành vi vẽ, xóa, liên hồi tiếp theo chỉ là điều chỉnh hình thức cho đúng với tâm tưởng của tác giả. Như vậy tư tưởng của hội họa là ở ngay chính thẩm mỹ mà tác phẩm đã biểu hiện. Quan niệm “vẽ như thế nào” là sáng tạo ra cách vẽ riêng không phụ thuộc vào mọi thành quả có trước của nghệ sĩ khác.

*
(Đọc lại bài 1, bài 2, và bài 3)

Ý kiến - Thảo luận

16:19 Thursday,28.4.2016 Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng
Gửi bạn SieuNoob
Đương nhiên giữa hai điều ‘cái gì’ và ‘như thế nào’ luôn hữu cơ với nhau, phái cổ điển phải quan tâm cả hai, nhưng riêng phần thể hiện như thế nào đã được biết trước là phải tuân thủ quy luật ánh sáng.
Phái hiện đại cũng quan tâm cả hai nhưng nặng về thể hiện như thế nào hơn là thể hiện cái cụ thể gì, Bởi qúa trình thể hiện nh
...xem tiếp
16:19 Thursday,28.4.2016 Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng
Gửi bạn SieuNoob
Đương nhiên giữa hai điều ‘cái gì’ và ‘như thế nào’ luôn hữu cơ với nhau, phái cổ điển phải quan tâm cả hai, nhưng riêng phần thể hiện như thế nào đã được biết trước là phải tuân thủ quy luật ánh sáng.
Phái hiện đại cũng quan tâm cả hai nhưng nặng về thể hiện như thế nào hơn là thể hiện cái cụ thể gì, Bởi qúa trình thể hiện nhiều ngẫu hứng có thể làm thay đổi ý định ban đầu, và không bị bắt buộc phải theo đúng quy luật ánh sáng. 
16:31 Wednesday,27.4.2016 Đăng bởi:  SiêuNoob
Cảm ơn bác Hồng Hưng đã giải thích, nhưng thú thật là em vẫn không hiểu ý bác lắm. Cụ thể là với luận điểm của bác rằng với họa sĩ hiện đại thì "vẽ thế nào" có vẻ quan trọng hơn "vẽ cái gì".

Em không phải họa sĩ nhưng vẫn nghĩ là kể cả với họa sĩ hiện đại, "vẽ thế nào" vẫn chỉ là hệ quả logic của việc họ muốn "vẽ cái gì" mà thôi. Em ví dụ:
...xem tiếp
16:31 Wednesday,27.4.2016 Đăng bởi:  SiêuNoob
Cảm ơn bác Hồng Hưng đã giải thích, nhưng thú thật là em vẫn không hiểu ý bác lắm. Cụ thể là với luận điểm của bác rằng với họa sĩ hiện đại thì "vẽ thế nào" có vẻ quan trọng hơn "vẽ cái gì".

Em không phải họa sĩ nhưng vẫn nghĩ là kể cả với họa sĩ hiện đại, "vẽ thế nào" vẫn chỉ là hệ quả logic của việc họ muốn "vẽ cái gì" mà thôi. Em ví dụ:

- Ông Monet phải dùng nét bút như thế vì nếu tỉa tót như Da Vinci thì làm sao ông ấy có thể vẽ ngoài trời và bắt được một khoảnh khắc nhất định của ánh sáng?

- Ông Cezanne nếu vẽ giống ông Monet thì làm sao thể hiện được cái lõi hình khối và màu sắc của của vật thể?

- Ông Matisse phải thành "dã thú" vì với ông ấy vẽ là chiến đấu với cảm xúc để có được một bức tranh cũng "sống" như những gì mắt ông ấy thấy. Ông này có lần khuyên người ta để vẽ được thì phải có thôi thúc muốn bóp cổ ai đó.

- Rồi ông Duchamp, nếu ông ấy không dùng lập thể thì làm sao diễn tả được cái lý rằng để ngắm trọn vẹn một cô khỏa thân đi từ trên lầu xuống thì chỉ có cách duy nhất là chạy vòng quanh cô ấy từ tầng trên cho đến bậc cuối cùng?

Có gì sai bác giải thích giùm. Em cảm ơn bác lần nữa :). 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hãy bớt trách móc

Họa sĩ VI KIẾN THÀNH

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả