Nghệ sĩ Việt Nam

Đi xem Lê Thúy ở Module 7 (phần 2):
Một người trẻ yêu nghề và đáng trọng 27. 04. 16 - 7:18 am

Bài và ảnh: Tịch Ru

(Tiếp theo bài 1)

“MƠ SƯƠNG” – KỸ THUẬT VẼ LỤA VÀ ỨNG DỤNG

Người trình bày: nữ hoạ sỹ Lê Thúy
Địa điểm: Module 7 Studio – 83 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian: 15h00 thứ Bảy ngày 16. 4. 2106

*

Sau khi giới thiệu qua các tác phẩm tranh lụa của mọi người và của chính mình, Lê Thúy bước vào phần 2 của chương trình, nói về kỹ thuật lụa.

Câu hỏi sơ đẳng mà phức tạp là: “Làm thế nào để vẽ một bức tranh lụa?”

Đầu tiên, khâu quan trọng nhất là chọn lụa. Có hai loại lụa:

Lụa mau (dệt dày, thớ mỏng, nhìn xuyên thấu). Ưu điểm của lụa mau rất mỏng manh, được sử dụng trong những tranh đi nhiều nét và nhiều chi tiết. Nhược điểm phải cẩn thận vì dễ rách.

Lụa thưa (nhìn rõ những vệt dệt dọc trên lụa): Dùng cho những khi muốn tạo khối, tạo mảng màu sắc loang. Nhược điểm: dày đặc, khi vẽ phải cẩn thận lúc điều chỉnh vết loang màu.

Tiếp theo là các loại bút: bút đi nét, cán tre dài đầu mảnh. Rồi bút cán bè, dùng để vẽ mảng phẳng.

 

Lại có bút vẽ cán tròn dùng vẽ mảng màu nhòe, các hình nhiều chi tiết.

 

Có banh sô để trải nước hoặc cọ lụa, hoặc khi gặp những mảng màu muốn tẩy đi. Có bút lông cứng hoặc bút sơn dầu để cọ những mảng miếng trong tranh muốn thay đổi.

 

Rồi chọn màu. Có màu nước và màu tự nhiên (nước chè, đất…), có mực tàu và acrylíc vẽ lụa dạng lỏng. Qua khâu vật liệu, tiếp theo là các quá trình vẽ lụa. Đầu tiên là vẽ bản nét trên một tờ giấy can

 

Rồi can tờ giấy can ấy lên mặt lụa, sau đó ta bắt đầu vẽ lên lụa.

 

Lê Thúy giới thiệu thêm một số cách vẽ… Có vẽ khô là không có khuôn ẩm, không để nhòe, để rõ ràng các mảng khối. Lụa phải khô và màu hơi đặc. Khi vẽ thì màu ngấm vào lụa và không lan ra các mảng khác. Còn vẽ ướt là trên lụa ẩm, mảng màu này hòa với mảng khác tạo ra sự mềm mại trong màu sắc.

 

Vẽ khô hoặc ướt là tùy thuộc vào người vẽ và ý tưởng họ muốn truyền tải.

Tiếp theo là công đoạn rửa lụa. Có thể rửa từng chi tiết hoặc rửa tràn ( vẽ xong rồi rửa tràn cho màu hòa vào nhau tạo nên sự mềm mại). Nhưng tùy từng cách vẽ và từng ý đồ của họa sĩ có người rửa hoặc không rửa.

Người đầu tiên làm việc này là họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Các cụ trở về trước thì vẽ theo kiểu Trung Quốc, bồi lụa lên giấy gió. Cụ Nguyễn Phan Chánh thì sử dụng tạo hình phương Tây, các màu nhòe với nhau tạo hình khối và sử dụng những chất liệu màu tự nhiên để màu tự ngấm rồi lan với nhau. Vì các màu tự nhiên như đất đá, nước chè có rất nhiều cặn màu nên họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã vừa vẽ vừa sửa để các thớ lụa được ngấm mãu rất mềm mại.

Bức “Người bán gạo” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ năm 1932.

 

Một khán giả hỏi: tại sao các tác phẩm của Thúy không bồi lên lụa. Lê Thúy cho biết, thường thì sau khi vẽ xong các họa sĩ thường bồi lên tranh lụa một lớp hồ cho hiệu quả thị giác tốt hơn. Nhưng khí hậu Việt Nam nóng ẩm nhiều, tranh lụa khi bồi lên thường dễ bị mốc. Cô muốn giữ chất lượng tranh được lâu hơn và mặt khác, cô thích hiệu quả thị giác với lụa không bồi hơn.

 

Đến tham dự workshop có họa sĩ Vũ Đình Tuấn. Anh cùng chia sẻ về kĩ thuật lụa. Theo anh, các họa sĩ hiện đại phải có sự phối hợp giữa kĩ thuật truyền thống, ví dụ như kĩ thuật rửa lụa tạo nên một ngôn ngữ phát triển mới của tranh lụa. Và anh cũng đồng tình với Lê Thúy về việc không bồi lụa để giữ cho tranh lụa được bền hơn. Anh Tuấn nhận xét Lê Thúy là người vẽ lụa rất hay và hôm nay cô đã chia sẻ được rất nhiều thứ.

*
Kết thúc buổi nói chuyện là một video ngắn của Lê Thúy. Các bạn có thể xem video tại đây

Khi ra về, tôi cứ nghĩ mãi, thấy đây tuy là một workshop nhỏ của một họa sĩ rất trẻ những lại rất chỉn chu, cẩn thận và rõ ràng. Qua tranh và cách chia sẻ của Lê Thúy đều thấy được sự nâng niu, trân trọng cảm xúc của người làm nghề. So sánh với một vài triển lãm mang tính tầm cỡ của những họa sĩ Việt Nam đã có danh tiếng thì thấy triển lãm của các “cây đa” rất là luộm thuộm, thiếu tôn trọng người xem lẫn bản thân. Nghĩ tới đây, lòng không khỏi nhớ đến một câu của Nam Cao “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương.”

*
Về workshop mà Lê Thúy sắp tổ chức

Workshop sẽ có 4 buổi: Vẽ nét, đi nét trên giấy, lên màu và hoàn thiện. Ai muốn tham gia lớp workshop đều có thể đăng kí. 

Ý kiến - Thảo luận

13:19 Friday,6.5.2016 Đăng bởi:  candid
Cảm ơn các bác mà em biết được cô họa sĩ Fuyuko Matsui.
...xem tiếp
13:19 Friday,6.5.2016 Đăng bởi:  candid
Cảm ơn các bác mà em biết được cô họa sĩ Fuyuko Matsui. 
13:05 Friday,6.5.2016 Đăng bởi:  cứ từ từ
Đúng vậy, đối với bất cứ nghệ sĩ nào , việc ảnh hưởng tiền bối là điều nên và không thể thiếu. Fuyuko Matsui là thiên tài, chả những Nhật mà ngay các họa sĩ trẻ Trung quốc cũng đang phát sốt lên học theo, giờ này sóng hấp dẫn của Fuyuko đã lan đến Việt nam. Tôi rất quý sự trung thực của bạn, không nhiều nghệ sĩ trên đời dám nói ra mình đã ảnh hưởng từ
...xem tiếp
13:05 Friday,6.5.2016 Đăng bởi:  cứ từ từ
Đúng vậy, đối với bất cứ nghệ sĩ nào , việc ảnh hưởng tiền bối là điều nên và không thể thiếu. Fuyuko Matsui là thiên tài, chả những Nhật mà ngay các họa sĩ trẻ Trung quốc cũng đang phát sốt lên học theo, giờ này sóng hấp dẫn của Fuyuko đã lan đến Việt nam. Tôi rất quý sự trung thực của bạn, không nhiều nghệ sĩ trên đời dám nói ra mình đã ảnh hưởng từ ai đâu 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả