Nghệ sĩ Việt Nam

Đinh Ý Nhi tái xuất với “Hạnh phúc bé nhỏ của tôi” 06. 06. 16 - 1:48 pm

Bài và ảnh: Tịch Ru

HẠNH PHÚC BÉ NHỎ CỦA TÔI
Triển lãm tranh của Đinh Ý Nhi
Thời gian: 3. 6 – 3. 7. 2016
Khai mạc: 6pm, 3. 6. 2016
Địa điểm: Art Vietnam Gallery, 24 Lý Quốc Sư, Hà Nội

*

“Tôi có cảm tưởng cuộc sống như một dòng sông, trôi qua trước mắt mình. Nếu mình là một giọt nước thì hạnh phúc nghĩa là được tự nhiên trôi theo dòng nước qua cả những bằng phẳng lẫn nơi thác ghềnh.

Có gì thay đổi không? Không có điều gì thay đổi cả”

– Đinh Ý Nhi

Đinh Ý Nhi là một trường hợp thú vị của nền mỹ thuật Việt Nam. Sinh năm 1967, với sự nghiệp tương đối “khủng” (9 triển lãm cá nhân, 12 triển lãm nhóm ở trong và ngoài nước, một trong mười hai nhân vật trong quyển “12 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Việt Nam) nhưng Ý Nhi lại chọn một cuộc sống mà nhiều người cho là “ẩn dật”, tuy vẫn miệt mài sáng tác. Tranh của chị là để tài cho nhiều người bán tán. Và dĩ nhiên “hạnh phúc bé nhỏ của tôi” lần này không phải là ngoại lệ. Mỗi lần chị xuất hiện đều như một một ẩn cư cao thủ lâu lâu bước ra khiến cho giang hồ lại được một phen dậy sóng.

 

Thứ Sáu ngày 3 tháng 6 năm 2016, triển lãm mới của Đinh Ý Nhi được diễn ra tại Art Vietnam Gallery, tầng 2, số 24 Lý Quốc Sư. Địa chỉ này là một dạng tổ hợp mini từng diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật.

 

Không gian Art Vietnam Gallery nhỏ bé nhưng ấm cúng.

 

Có hẳn một pianist chơi vài bản nhạc thời kì lãng mạn…

 

Trong số khán giả có rất nhiều người trẻ, tác phong chắc là phóng viên…

 

Phòng tranh có bàn nước để trong lúc chờ đợi, ai mỏi chân thì ngồi

 

Một số người lại dành thời gian trước khai mạc để bàn luận sôi nổi về tranh, và phóng viên không bỏ qua cuộc trao đổi ấy..

 

Đinh Ý Nhi (tóc ngắn) được một nhóm các bạn phóng viên “vây” lại phỏng vấn.

 

Họa sĩ Phạm Huy Thông đến từ sớm và xem tranh rất kĩ. Anh là một trong số những họa sĩ trẻ Việt Nam chịu khó đi xem triển lãm của người khác, và tuy lúc nào cũng như đùa nhưng lại có một thái độ rất nghiêm túc trong nghệ thuật.

 

“Hàng xóm” họa sĩ Lê Thiết Cương ghé qua chơi. (Gallery của anh 39A Lý Quốc Sư)

 

Họa sĩ Bùi Hoài Mai (áo xám) nói chuyện cùng Đinh Ý Nhi và họa sĩ Đào Hải Phong (đeo kính)

 

Nhà thơ Giáng Vân thì đi một vòng quay để quay video triển lãm và các bạn bè.

 

Nhà thiết kế Del Valle Cortizas Diego của Chula đang đọc lời giới thiệu triển lãm. Anh có một shop thời trang ngay kế bên Art Vietnam Gallery.

 

Trang phục của chị Suzanne Lecht (giám đốc nghệ thuật của Art Vietnam Gallery) ngày hôm nay là tác phẩm của Diego dựa trên cảm hứng về triển lãm này của Đinh Ý Nhi.

 

Đinh Ý Nhi chụp cùng hai người phụ nữ gắn bó lâu năm với nghệ thuật Việt Nam: Suzanne Lecht và Natasha Kraevskaia. Bên cạnh là các cô con gái của Đinh Ý Nhi.

 

Khán giả đến đã đông, khai mạc được bắt đầu. Đinh Ý Nhi bảo, hôm nay rất nóng mà mọi người vẫn đến đây với một tình cảm lớn như thế này, có lẽ triển lãm lần sau sẽ là “hạnh phúc lớn”.

 

Giám đốc Suzanne Lecht phát biểu: Đây là niềm vui rất lớn khi có được Đinh Ý Nhi hôm nay. Tôi biết Nhi từ năm 1995 hồi tôi mới đến Việt Nam. Từ những ngày đâu, Nhi đã là một họa sĩ có cá tính đặc biệt. Những bức họa hình người méo mó nguệch ngoạc với đường nét rất mạnh vào thời điểm đó không được công chúng đón nhận. Nhi có một bản năng họa sĩ độc đáo, đó là thể hiện những gì tinh túy trong con người cô. Triển lãm lần trước tại Art Vietnam Gallery là “thế giới nội tâm của Đinh Ý Nhi” đến nay là 12 năm. Và lần này Nhi đã hoàn toàn khác với “hạnh phúc bé nhỏ của tôi”.

 

“Từ những bức vẽ này, có thể thấy triết lý hội họa của Đinh Ý Nhi. Mỗi một khuôn mặt giống một con người đi qua ta. Đó là cảm giác giản dị của chúng ta, khi mỗi một bộ mặt này tưởng như giống nhưng lại mang một dáng vẻ khác nhau.” (Suzanne Lecht)

 

Còn đây là tâm sự của Đinh Ý Nhi: “Khi tôi uống café gần nhà, tôi thấy rất thích thú với ý nghĩ rằng cả triệu người đã đi qua đây, đi đi lại lại. Tôi là người duy nhất ngồi im – âm thầm quan sát họ.Tôi nghĩ rằng từ trong sâu thẳm, tất cả chúng ta đều khác nhau nhưng khi tôi nhìn họ tôi thấy ai cũng giống ai.”

 

“Như một giọt nước trong dòng sông lớn, vòng tròn cuộc sống không phân biệt ai hết; ta sinh ra, lập gia đình, có con, chết đi và lại bắt đầu lại….”

 

“… Không chỉ bây giờ mà cả ngàn năm trước, cuộc sống cũng sẽ như cả ngàn năm sau.”

 

“… Điều này không nhàm chán mà thực ra là mục đích của cuộc sống. Ai cũng muốn theo đuổi hạnh phúc, chả ai thấy hạnh phúc nhàm chán cả…”

 

Trên đây là một số tác phẩm trong triển lãm của Đinh Ý Nhi. Các tác phẩm đều không có tiêu đề. (Vì hình của Tịch Ru chụp qua lớp kính lóa nên chất lượng không tốt, Soi dùng các hình của ban tổ chức gửi thay thế.) Các bạn nên đến tận nơi xem. Triển lãm kéo dài tới 3. 7. 2016

 

Ý kiến - Thảo luận

12:50 Tuesday,14.6.2016 Đăng bởi:  nguyen

Nhìn giống Tilesets Game nhỉ! Nhin tranh chị thấy lại cái ngày còn làm đồ họa game.


...xem tiếp
12:50 Tuesday,14.6.2016 Đăng bởi:  nguyen

Nhìn giống Tilesets Game nhỉ! Nhin tranh chị thấy lại cái ngày còn làm đồ họa game.

 
10:31 Tuesday,7.6.2016 Đăng bởi:  dilletant
Nhìn xa thấy "giông giống" tranh của anh George Burchett
http://soi.today/?p=166528
Anh ấy cũng vẽ cả trên tường gần nhà mình (thuê) ở Hồ Tây, trong một ngõ đường ĐTM.
(Dù tranh của chị ĐYN thì như có nét chữ nho).
Tôi rất muốn nhận thấy "bụt nhà thiêng". Nhưng tự thấy còn ít cơ sở. Không nói chị Đinh Ý Nhi (tôi không quen chị) - nhưng một số "nghệ sĩ" tôi gặp thấy c
...xem tiếp
10:31 Tuesday,7.6.2016 Đăng bởi:  dilletant
Nhìn xa thấy "giông giống" tranh của anh George Burchett
http://soi.today/?p=166528
Anh ấy cũng vẽ cả trên tường gần nhà mình (thuê) ở Hồ Tây, trong một ngõ đường ĐTM.
(Dù tranh của chị ĐYN thì như có nét chữ nho).
Tôi rất muốn nhận thấy "bụt nhà thiêng". Nhưng tự thấy còn ít cơ sở. Không nói chị Đinh Ý Nhi (tôi không quen chị) - nhưng một số "nghệ sĩ" tôi gặp thấy có vẻ ít chất "Trương Ba", giàu chất kia (mông, vai, thăn, sấn - xin lỗi). Nhưng cũng không muốn nói rằng người Việt bẩm sinh không tài bằng người nước khác. Nhưng có vẻ "ta" cứ "lùn" đi, và còi xương thể bụ, phôi pha... thì phải. Xin chia sẻ như vậy, trên nền niềm kính trọng đối với nghệ sĩ - kết tinh bằng xương thịt giá trị tinh thần của đất nước.
(Hôm qua đọc báo cũ thấy có nhạc sĩ MỘT THỜI, chỉ xem bài báo, có một bức ảnh, viết được bài hát để đời, dạy lòng yêu đất mẹ hương sắc tuyệt vời). Xin cảm ơn cho chia sẻ lời quê, thực lòng. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi xam xám giữa copy và biến cải

Daniel Grant - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả