|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm GìĐinh Gia Lê: không chỉ có bỏng ngô và đầu trọc 13. 12. 10 - 6:20 amNHỮNG BÔNG HOA, ĐẦU TÔI… VÀ BỎNG NGÔ Là một điêu khắc gia kiêm nghệ sĩ sắp đặt trẻ tuổi học ở Đức về. Đinh Gia Lê – em trai của hoạ sĩ Đinh Ý Nhi – lại tiếp tục cho ra mắt buổi triển lãm sắp đặt hứa hẹn thú vị tại không gian của L’Espace với cái tên rất… kì khôi: Những bông hoa, đầu tôi… và bỏng ngô. “Tuyên ngôn nghệ thuật” của nghệ sĩ trong triển lãm này có đoạn: “Trong vườn nhà tôi có một cái ao đầy hoa súng. Tôi rất thích ngắm những nụ hoa lớn lên, rồi nở ra, giây phút trọng đại mà chúng chính thức trở thành những bông súng. Tò mò quá, tối nay khai mạc rồi, nhất định tôi sẽ đến xem. Xem những yếu tố hoa, bỏng, và đầu trọc kết nối nhau như thế nào. Tìm thấy một bài trên VNN và Ngoisao.net từ 2005 về Đinh Gia Lê. Các bạn đọc để hiểu thêm về sự say mê công việc của nghệ sĩ này nhé. * ĐINH GIA LÊ – NGƯỜI ĐỔ TƯỢNG NHÀ THƠ HUY CẬN
16h chiều 23. 2. 2005, nhà điêu khắc Đinh Gia Lê hoàn thành việc đổ khuôn tượng nguyên mẫu nhà thơ Huy Cận tại nhà xác Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô-Hà Nội. Theo nhà điêu khắc Đinh Gia Lê, sau khi nhận lời mời của gia đình nhà thơ Huy Cận, 5h sáng nay (23/2), anh cùng một số đồng nghiệp đã vào nhà xác Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô để chuẩn bị thực hiện công việc đổ tượng toàn thân nhà thơ Huy Cận theo đúng nguyên mẫu. Đúng 8h, anh cho đổ một lớp silicon dày khoảng 7cm lên toàn thân nhà thơ quá cố, đến 16h thì bắt đầu cho dỡ khuôn. Hiện nay, nhà thơ quá cố đã được đưa trở lại nhà ướp lạnh. Nhà điêu khắc Đinh Gia Lê cho biết: “Công việc của tôi đến đây là xong, còn tiếp theo dùng chất liệu gì để hoàn tất bức tượng hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình nhà thơ Cù Huy Cận”. Được biết, anh nhận lời mời đúc tượng nhà thơ quá cố Huy Cận không vì mục đích gì ngoài tấm lòng kính yêu và ngưỡng mộ. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một danh nhân được đổ tượng nguyên mẫu 100%. Nhà điêu khắc Đinh Gia Lê cũng là người đầu tiên tự đổ tượng bản thân mình bằng silicon. Anh đã có một triển lãm rất ấn tượng trưng bày các bức tượng của chính mình bằng chất liệu silicon với các tư thế khác nhau tại Hà Nội hồi tháng 12-2004 * Đinh Gia Lê trông có vẻ mệt mỏi sau một ngày làm việc quần quật trong nhà lạnh để đổ tượng cố nhà thơ Huy Cận (ngày 23. 2. 2005).
Gia đình nhà thơ Huy Cận có ý định làm tượng nên đã hỏi thăm qua nhà điêu khắc Trần Tuy và tôi được giới thiệu. Cho dù đã làm việc rất nhiều với silicon nhưng chưa từng đổ khuôn từ người đã mất nên tôi cũng lo lắng. Dù đã tính toán rất kỹ để đẩy nhanh thời gian đông cứng lên gấp 3 lần bình thường, nhưng trước khi thực hiện một ngày, tôi đã phải đổ thử trên một người thợ ở xưởng. Đêm trước khi thực hiện, tôi không ngủ được.
Anh gặp khó khăn gì? Tôi từng đổ thạch cao trực tiếp trên cơ thể mình, tuy nhiên đối với người sống, da thịt rất mềm mại, khi hóc ở những khúc gấp trên cơ thể, tôi có thể tự lách ra được. Với người đã qua đời, điều này là không thể, nên phải tính toán thật khớp, rút ngắn tối đa thời gian đông cứng và không được phép có sai sót gì. Hơn nữa, thời gian đổ khuôn tương đối lâu, phải thực hiện thế nào để tránh sự phân huỷ và không được làm rách da thịt người đã mất. Tôi cùng nhóm thợ 6 người đã làm việc liên tục không ăn trưa suốt 8 tiếng đồng hồ. May mắn là kết quả rất tốt, bản mẫu rất nét, lấy lại từng nếp nhăn một.
Cảm giác của anh khi làm việc trong phòng lạnh thế nào? 6-7 anh em làm trong một phòng lạnh, nhỏ nên hơi bí. Hơn nữa, mùi phoóc môn dễ khiến mọi người mệt. Dù chúng tôi có quần áo bảo hộ nhưng thợ làm xong lăn ra ốm hết. Tôi cũng sụt sịt, tuy nhiên, mọi người đều hài lòng vì kết quả công việc rất tốt. Những người thợ rất vui vì học hỏi được nhiều điều từ công việc chưa ai từng làm ở VN. Bây giờ chỉ còn tuỳ vào gia đình nhà thơ Huy Cận muốn đổ ra bản chính bằng chất liệu gì. Đổ ra sáp hoặc đồng đều đẹp vì bản mẫu rất nét. Về khía cạnh nghề nghiệp thì tôi thấy hài lòng vì mình được làm thứ duy nhất.
Về khía cạnh thẩm mỹ thì đổ khuôn trên người chết và người sống khác gì nhau? Đã gọi là đổ khuôn thì cũng chỉ là lưu giữ lại vỏ bên ngoài của con người. Bởi vậy, khuôn của người sống và người đã qua đời chẳng khác gì nhau cả. Bởi đã gọi là bản tượng thì dù đổ khuôn vào ai cũng là bản chết. Có điều điêu khắc sẽ thổi tinh thần vào cho bức tượng.
Sau 15 năm học bên Đức, công việc hiện tại của anh ra sao? Bây giờ tôi chủ yếu ở Việt Nam, một phần vì tôi đang giảng dạy tại khoa Nhạc họa, ĐH Sư phạm Hà Nội, phần nữa tôi cũng cần có thời gian chăm sóc cho vợ và cô con gái Mộc Lam mới được 20 ngày tuổi.
(Theo Ngoisao.net) * Bài liên quan: – Xòe ra, cụp vào và… mất điện Ý kiến - Thảo luận
23:26
Friday,17.12.2010
Đăng bởi:
Minh Minh
23:26
Friday,17.12.2010
Đăng bởi:
Minh Minh
xin đính chính lại thông tin rằng, nhà điêu khắc Đinh Gia Lê là em trai của họa sỹ Đinh Ý Nhi!!!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp