|
|
|
|||||||||||||
Ăn uống“Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…” 26. 06. 16 - 10:19 amLinh CaoLoại măng áo tơi mà Pha Lê nấu trong bài này, tươi thì xào ếch xào thịt ngon, mà khô ngâm luộc rồi nấu vịt mới thật tuyệt, thoảng mùi khói gác bếp. Còn tươi thì bao giờ vị cũng ngọt hơn, xào cho lá lốt vào thích lắm. Mẹo chế biến măng lá này như sau: bẻ thẳng một cây kim băng to rồi xiên vào cây măng, tuốt theo chiều từ gốc ra búp, nhiều lần, cho tơi tả ra, rồi mới dùng dao xé từng miếng vừa ăn. Như thế khi xào sẽ thấm, nhớ phi thơm hành tỏi. Xào thịt gà cũng ngon như ếch, nhưng gà phải gỡ xương từ thịt sống, thái đúng thớ không thì dai ngoách. Thì ếch được gọi là gà đồng đấy thôi! Măng mai thì đặc ruột, đắt hơn măng lá. Măng này các bà ở chợ buôn về thường muối chua đi, để nguyên cả củ măng to. Rồi cho tí nghệ vàng vàng, cứ nghĩ là đẹp, để chồng chất trong một đồng chí chậu nhôm Liên Xô to lõng bõng nước. Đến khi mình mua mấy lạng hoặc cả củ, thì họ lôi ra một con dao thửa dài, thái nhanh thoăn thoắt, mỏng vừa và đều tăm tắp những miếng to bản, rồi cân và điềm nhiên tính đắt lè cổ. Cậy nhờ đực rựa nào đi mua hộ thì chắc chắn đem về phải chọn những miếng già cứng vứt ra, họ thái chỗ không gặm được bán cho ngỗng ỉa đi chợ kia! Chứ măng mai tươi chặt ngoài bụi đem vào ăn tươi, có mầu trắng ngà da Củng Lợi, đẹp lắm. Mình ăn lần lên Vĩnh Yên thăm bác Nhân. Bác chặt được cây măng cười tươi như đào được hũ vàng, bảo: “Để tao luộc cho chúng mày ăn thử, măng mai tươi ngon cực. Đấy quanh làng tre pheo thưa thớt, vì măng tao ăn hết rồi!”. Thế có thương họa sỹ không, ăn từng ấy măng chẳng biết bổ béo đâu, măng phải nấu với cá với thịt kia. Nhưng bữa măng luộc ấy thì đúng là ngon quá, lạ miệng, ngọt đắng, the the, chấm với nước kho thịt. Thôi làm nghệ thuật thế là sảng khoái tiên cảnh rồi. Lại nói về bạn măng mai muối chua, nấu cá là nhất, đánh tan chất tanh. Nhớ là đã nấu măng thì đừng cho cà chua thôi. Măng nứa cũng muối chua và cho vào món thịt ngan thịt vịt om sấu, đúng mùa tháng 6/7 này đây, nấu sột sệt ăn với bún các buổi trưa, mát và dễ nuốt. Măng mai tươi tề từng khẩu dầy như ngón tay út, mà nấu vào món chân giò heo giả cầy, thì cũng đặc biệt lắm. Miếng măng lúc ấy giòn, thanh thanh giữ vị cho bao nhiêu là riềng mẻ mắm tôm, có chén thêm mấy cọng hành láng hay lá húng thì cuối bữa có khi thịt còn mà măng thì đã ăn hết rồi. Đắt nhất có lẽ là măng trúc, búp nhỏ, đốt dầy, ăn có độ giòn mềm rất lạ. Đắt một phần cũng vì hiếm. Bụi trúc chỉ dám tỉa những cái măng cong queo còi cọc, chứ một cây trúc đẹp dài làm cần câu bán 10 đô la đấy, ăn ngoém mất măng rồi thì treo niêu. Mỗi lần bán măng trúc người ta không cân mà đếm búp gói trong cái lá chuối. Đem về tần ngần xào nấu không đủ, thôi đành… kho. cứ lớp măng lại lớp ba chỉ và cá bể, nục hay thắt đuôi ăn đều ngon. Nhắc đến đây chợt nhớ bao lâu rồi không có cá biển mà ăn, thiếu iod nên nghe chừng hơi đẫn! Về măng xào, thì ngôi vương có lẽ nên phong cho măng đắng. Ai ăn được khổ qua chắc chắn thích món này. Măng đắng mọc dại trong rừng, chả biết là của cây tre nào mà đắng ghê. Phải luộc ngâm cho bớt độc, thái vát, rồi xào tỏi thịt bò. Thớ măng cũng ngon, đậm đà, ăn nhiều đầy bụng. Người đi chơi miền núi về mà đưa cho cây măng lông lá xấu xí, dài thuôn đều, thì trăm phần trăm là măng đắng ấy. Mình đã thử thái mỏng trộn như dưa góp, ăn được lắm, kèm với thịt đầu heo như tai mũi lưỡi linh tinh, chấm với magi ớt tỏi. Ăn với cơm gạo nương hạt dài, thì tự nhiên mồm sẽ lẩm bẩm câu hát văn: “Tính cô hay măng trúc măng giang. Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…” Hình như cuối cùng ta phải uống trà gừng mới đỡ đầy bụng, thì phải… Ăn gì bổ nấy. Cây măng lớn nhanh, sinh trưởng khỏe và nẩy nở mạnh mẽ. Riêng đối với Pha Lê, đây là dự báo cho những may mắn sắp đến đấy nhé, bỗng dưng lại được cho măng kìa !!! * Cùng một người viết: - Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy… - Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu - Việc ấy không cần nhiều tiền, - Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu - Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu - Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân - Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn - Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ - Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh - Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra… - Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá… - Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo? - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2): - Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn - Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua - Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3): - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4): - Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh… - Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm - Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5): - Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6): - 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt - Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo - Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan - “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…” - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7): - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8): - Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ Ý kiến - Thảo luận
15:35
Wednesday,15.3.2017
Đăng bởi:
LC
15:35
Wednesday,15.3.2017
Đăng bởi:
LC
Đọc bài này thích chí, cười the thé khen: "đứa nào viết mà đúng ý chị quá!"...
hoá ra chính là mình?! Hớ hớ
10:21
Friday,22.7.2016
Đăng bởi:
Candid
Chắc là do bọn người Kinh nghĩ ra thôi. Ngày xưa đường xá khó khăn em hay ở Ks Công đoàn Sơn La được họ mời ăn: em thấy hợp. Lâu lắm cũng chả có cơ hội ăn lại.
...xem tiếp
10:21
Friday,22.7.2016
Đăng bởi:
Candid
Chắc là do bọn người Kinh nghĩ ra thôi. Ngày xưa đường xá khó khăn em hay ở Ks Công đoàn Sơn La được họ mời ăn: em thấy hợp. Lâu lắm cũng chả có cơ hội ăn lại.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
hoá ra chính là mình?! Hớ hớ
...xem tiếp