Gẫm & Bình

Trước những dấu hiệu đáng mừng của hội họa nước nhà… 29. 06. 16 - 10:46 am

Bùi Thanh Tâm

Bùi Thanh Tâm, “Những kẻ điên”, sơn dầu. Nhà sưu tập Hong Kong

Nhớ những năm trước khi đi tham gia các hội chợ quốc tế, chứng kiến cảnh phòng tranh của các nước bạn được rất nhiều nhà sưu tập ở chính nước họ đến mua tranh cứ nườm nượp mà thấy rất “’tâm trạng”. Lúc ấy thầm nghĩ, “không biết bao giờ Việt Nam ta mới có nhiều nhà sưu tập Việt quan tâm và mua tranh,tượng… cho họa sỹ Việt mình được như thế?”

Nhưng gần đây bắt đầu có những người yêu tranh, nhà sưu tập trong nước quan tâm, và nhiều nhà sưu tập đã bỏ ra khối lượng tiền không hề nhỏ để mua, sưu tập tranh, tượng của các tác giả họa sỹ, điêu khắc đương đại trong nước.Đó là một tín hiệu đáng vui mừng giữa tình hình thị trường nghệ thuật hội họa, điêu khắc trong nước, trong khu vực và trên thế giới trong giai đoạn này đang bị suy yếu do nhiều nguyên nhân: kinh tế suy thoái, chính trị bất ổn. Riêng ở Việt Nam, nghệ thuật đang là quá trình chuyển giao giữa các thế hệ họa sỹ thành công trong thời kì mở cửa của những năm 1990s với thế hệ bây giờ. Nghệ thuật ở Việt Nam giống như đang trải qua một quá trình thanh lọc, phân định ranh giới của một bước chuyển mình cho nền nghệ thuật đương đại mới.

Một bức tranh của Bùi Thanh Tâm thuộc bộ sưu tập của nhà sưu tập Việt Nam.

Với tín hiệu tích cực này, hi vọng trong một tương lai gần, nền mỹ thuật Việt sẽ lại có những bước phát triển mạnh ngang tầm và hòa nhập vào thị trường nghệ thuật chung thế giới.

Dưới đây là một vài suy nghĩ trước câu hỏi về nghệ thuật  (hội họa, điêu khắc …) và những yếu tố cần cho sự nghiệp sáng tạo của nghệ sĩ trên bước đường đưa nghệ thuật tới gần hơn với người yêu nghệ thuật cũng như các nhà sưu tập trong và ngoài nước.

– Cho tới thời điểm này, vấn đề nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng trên thế giới chủ yếu là việc mang dấu ấn cá nhân của từng tác giả. Và tất cả những tác giả, tác phẩm nào mang dấu ấn riêng nếu đẹp về ý tưởng, thẩm mỹ… đều được công chúng yêu nghệ thuật đón nhận.

– Con đường tìm tòi sáng tạo cho nghệ thuật là liên tục, nhưng không có nghĩa là họa sỹ luôn phải sáng tạo cái mới, thay đổi liên tục theo trào lưu đang “hot” (tranh bán được) trên thị trường.

– Nghệ sỹ cần bản lĩnh, bình tĩnh, quyết liệt trong nghệ thuật của riêng mình cho tới đỉnh cao, với chính những sáng tạo của bản thân. Đó là điều cần có cho sự nghiệp của một tác giả lớn.

Bùi Thanh Tâm, “Những kẻ điên”, thuộc bộ sưu tập của Klaus Runzer, Đức.

– Việc đánh giá tranh đẹp hay xấu là sự nhìn nhận và cái cảm của người có thẩm mỹ chứ không thể nói “nghệ thuật đương đại ngày nay là nhìn vào nếu thấy tranh xấu đi, đó mới là nghệ thuật đích thực”(đây là nghe một vài người nói khi họ bình luận hội họa trừu tượng, hội họa đương đại trên thế giới gần đây). Nếu nói như vậy, chúng ta có thể đánh đồng giữa một thứ KHÔNG có thẩm mỹ với một thứ nghệ thuật có thẩm mỹ cao.

Bùi Thanh Tâm, “Những kẻ điên”. Thuộc bộ sưu tập của nhà sưu tập Việt Nam.

– Giá trị của nghệ thuật đích thực được yêu thích hay không là phù hợp với từng xúc cảm của mỗi người thưởng thức khác nhau (cái này còn phải tính tới người thưởng thức đó có gu thẩm mỹ thế nào và am hiểu về nghệ thuật hay không). Và cái chính là nghệ sỹ chúng ta có đủ khả năng tạo ra những tác phẩm để chạm tới được những xúc cảm khác nhau đó hay không mà thôi.

Hà Nội, 14. 6. 2016

 

Ý kiến - Thảo luận

18:02 Thursday,7.7.2016 Đăng bởi:  VIP

Nhớ khi xưa có Bà Chua (Chua G. Bee) bê một đống tranh của một họa sĩ xuất thân từ Đà Nẵng lên Sài Gòn kiếm ăn, rồi dùng mọi phương cách PR cho mớ tranh bùng nhùng của họa sĩ ấy, như giật tít 'đùng đùng' trên các phương tiện thông tin đại chúng, nào là: "Tranh của họa sĩ ... bán được 4,9 tỷ đồng", họa sĩ... tham dự workshop abc... tại Mỹ q
...xem tiếp

18:02 Thursday,7.7.2016 Đăng bởi:  VIP

Nhớ khi xưa có Bà Chua (Chua G. Bee) bê một đống tranh của một họa sĩ xuất thân từ Đà Nẵng lên Sài Gòn kiếm ăn, rồi dùng mọi phương cách PR cho mớ tranh bùng nhùng của họa sĩ ấy, như giật tít 'đùng đùng' trên các phương tiện thông tin đại chúng, nào là: "Tranh của họa sĩ ... bán được 4,9 tỷ đồng", họa sĩ... tham dự workshop abc... tại Mỹ quốc", rồi họa sĩ... lên THVN nói .
Giờ thì tay hs (họa sĩ/học sinh?) ấy chẳng còn ai nhắc đến nữa...!

 
17:46 Wednesday,6.7.2016 Đăng bởi:  Tú Lơ Khơ

Tại Châu Âu từ thế kỷ 18 đã có những Philanthropinists lỗi lạc như :

Johann Bernhard Basedow (1724-1790)
Joachim Heinrich Campe (1746-1818)
Christian Gotthilf Salzmann (1744-1811)
Ernst Christian Trapp (1745-1818)
Friedrich Eberhard von Rochow (1734-1805)
Christian Heinrich Wolke (1746-1806)
Peter Villaume (1746-1825)
Martin Ehlers (1732-1800)
Friedrich Gabriel Resewitz (1729-1806)<
...xem tiếp

17:46 Wednesday,6.7.2016 Đăng bởi:  Tú Lơ Khơ

Tại Châu Âu từ thế kỷ 18 đã có những Philanthropinists lỗi lạc như :

Johann Bernhard Basedow (1724-1790)
Joachim Heinrich Campe (1746-1818)
Christian Gotthilf Salzmann (1744-1811)
Ernst Christian Trapp (1745-1818)
Friedrich Eberhard von Rochow (1734-1805)
Christian Heinrich Wolke (1746-1806)
Peter Villaume (1746-1825)
Martin Ehlers (1732-1800)
Friedrich Gabriel Resewitz (1729-1806)
Karl Friedrich Bahrdt (1741-1792)
Friedrich Gedike (1754-1803)
Philipp Julius Lieberkühn (1754-1788)
Johann Georg Büsch (1728-1800)
Gottlieb Konrad Pfeffel (1736-1809)
Caroline Rudolphi (1754-1811)
Christoph Daniel Ebeling (1741-1817)
Gottfried Nathanael Fischer (1748-1800)
Gottfried Benedict Funk (1734-1814)
Karl Philipp Moritz (1756-1793)

là những người khởi xướng cho Corporate Philanthropism ngày nay thì ở VN não trạng của các "Đại gia" mới chỉ ở giai đoạn hoang dã nhất của CNTB.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả