|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcAntilia (phần 1): cái tát của những người giàu vô cảm 23. 09. 16 - 1:22 amAnh NguyễnĐã bao giờ bạn đọc thắc mắc “Đâu là tòa nhà đắt tiền nhất hành tinh?” chưa? Theo nghiên cứu từ trang comparecamp.com, vị trí đầu bảng thuộc về cung điện Buckingham ở London với giá trị ước tính hơn 1 tỷ bảng Anh. Nhưng cung điện Buckingham là tài sản hoàng gia nên tạm không so sánh giá cả. Vị trí thứ nhì thì sao? Xin giới thiệu Antilia, tòa building 27 tầng nằm ở phía Nam thành phố Mumbai. Với giá 1 tỷ đô, đây chính là công trình tư nhân đắt đỏ nhất thế giới. Cá nhân nào vung tiền ra xài sang vậy? Thưa rằng, tòa nhà này thuộc quyền sở hữu của tỷ phú Mukesh Ambani, người giàu nhất Ấn Độ, thứ nhì châu Á, và xếp hạng thứ 36 trên toàn thế giới. Gia đình Ambani sống trong căn nhà khổng lồ này cùng một đội quân 600 người phục vụ. Giữa thủ đô Mumbai, Antilia ngạo nghễ vươn lên, nhưng thân hình nó không có cái đẹp đàng hoàng kiên cố của The breakers, cũng chẳng tinh tế cao sang như Palais Garnier. Ngoằn ngoèo co quắp như thân cây bị bệnh, Antilia là ví dụ điển hình cho “điều xảy ra khi con người ta không sở hữu gì ngoài tiền và rất nhiều tiền.” Tất cả tài sản của Mukesh Ambani vẫn không thể mua cho ông ta sự nhạy cảm vô hình của … tri thức? Lương tâm? Văn hóa? Antilia không những là một thảm hoạ kiến trúc mà còn là cái tát vào mặt 15 triệu người dân sống trong các khu ổ chuột ở Mumbai. Có lẽ nhận định trên là quá khắc nghiệt chăng? Xã hội utopia sẽ mãi chỉ có trong tưởng tượng, đúng thế. Đấu tố người giàu chỉ vì họ giàu không bao giờ là hành động sáng suốt, lại càng đúng hơn. Mukesh Ambani đâu phải tỷ phú duy nhất ở Ấn Độ, cũng không thể đổ hết những vấn đề của quốc gia lên đầu một người. Nhưng qua việc xây dựng Antilia, Mukesh Ambani đã thể hiện trọn vẹn thái độ vô cảm của tầng lớp trên Ấn Độ đối với chính đồng loại mình. Không cần phải nhìn xa, Mukesh Ambani cũng có thể thấy những cảnh tượng khủng khiếp diễn ra từng giờ từng phút trên đất nước ông ta. 42% dân số Ấn Độ sống dưới mức nghèo khó (thu nhập dưới 1.25 đô la một ngày). Chỉ 10% dân số có công việc ổn định. 70% dân số sống trong các khu ổ chuột. Một nửa số trẻ em suy dinh dưỡng trên toàn thế giới nằm ở Ấn Độ. Mỗi năm gần 1 triệu trẻ sơ sinh tại Ấn Độ chết vì tiêu chảy. 200 triệu phụ nữ ở Ấn Độ mù chữ. Đó là những con số thống kê chính thức. Còn bạo lực với phụ nữ bao gồm nạn hiếp dâm, hủ tục giết chết trẻ em gái để tránh trả tiền hồi môn, đốt chết người vì danh dự xảy ra nhiều không thể đếm xuể. Hệ thống pháp luật Ấn Độ thối nát đã thành huyền thoại. Bàn tay của chính quyền không thể và không muốn vươn tới những nơi xa xôi hẻo lánh của Ấn Độ; tại đó tiếng khóc oán thán của người dân trở nên yếu dần rồi kiệt quệ đã từ lâu rồi. Chất lượng sống trung bình của nhiều vùng quê đủ khiến người ta tưởng Ấn Độ đã tuột khỏi thế giới văn minh. Và ngay tại Mumbai – cửa ngõ để Ấn Độ vươn ra thế giới, nơi Mukesh Ambani xây lên công trình thế kỉ Antilla, sự chênh lệch giàu nghèo và rẻ rúng nhân quyền cũng là một thứ “đặc sản.” Cách tốt nhất để hiểu về tình trạng tồi tệ ở Ấn Độ, nếu không thể tận mắt chứng kiến, là đọc về nó. “Behind the Beautiful Forevers: Life, Death, and Hope in a Mumbai undercity” của Katherine Boo là một cuốn sách nhập môn tốt về đề tài này, nhưng phải nói trước một điều: đọc nó có thể dẫn tới khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, và mất nước do … khóc quá nhiều. Tựa đề của cuốn sách đến từ những tấm bảng cực lớn in dòng chữ Beautiful Forever đặt tại sân bay Mumbai – thứ đầu tiên các khách du lịch nhìn thấy khi máy bay hạ dần độ cao. Quanh phạm vi sân bay Mumbai là 5 khách sạn lộng lẫy với tiện nghi tối tân, nơi rượu sâm panh chảy tràn trong những buổi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng: Grand Hyatt, Intercontinental, Leela, Hilton, và JW Marriot. Nhưng phía sau những tấm biển Beautiful Forever và kẹp giữa các khách sạn cao vút sáng choang là Annawadi, một khu ổ chuột trong số hàng ngàn khu ổ chuột rải rác khắp đất nước Ấn Độ. Nói một cách đơn giản, có lẽ không ai trong số chúng ta có thể tồn tại quá 15 phút ở Annawadi. Nhưng Katherine Boo đã dành 2 năm để theo sát một nhóm cư dân tại Annawadi; bà thu âm, quay phim, ghi chép cuộc sống ngày thường của họ. Là một phóng viên có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực “người nghèo” ở Hoa Kỳ, Katherine Boo vẫn bị choáng váng bởi thực tế tại Annawadi. Nhưng những câu chữ của Katherine Boo trong Behind the Beautiful Forevers bình thản đáng ngạc nhiên. Người đọc gần như có thể tưởng rằng bà vô cảm. Bà kể về sự bẩn thỉu, đói khát, nhẫn tâm tại Annawadi – một hố địa ngục trần thế – một cách chính xác tỉ mỉ như miêu tả cuộc thi trồng hoa thược dược ở San Francisco. Katherine Boo tả sự việc đúng như nó xảy ra, hoàn toàn không để tình cảm chen vào làm khỏa lấp đi sự thật cứng rắn và lạnh lẽo. Lạ thay, chính cách tiếp cận khách quan ấy khiến câu chuyện về Annawadi càng trở nên ám ảnh và đau đớn. Nhờ sự tỉnh táo của Katherine Boo, cuốn sách không bị sa đà vào thể loại “poverty porn.” (Còn tiếp) Ý kiến - Thảo luận
8:11
Sunday,2.8.2020
Đăng bởi:
Nguyễn Anh
8:11
Sunday,2.8.2020
Đăng bởi:
Nguyễn Anh
Những người sáng lập và cai quản cả đế chế Viễn thông, Hoá dầu thì rõ là có rất nhiều thứ ngoài tiền và rất nhiều tiền chứ?
15:02
Monday,26.9.2016
Đăng bởi:
SA
Hai anh em nhà Ambani hận thù đằng đằng từ khi bố mất (2002), bà mẹ còn sống khóc hết nước mắt can ngăn. Tranh chấp tài sản, ông anh lấy 3 phần và ông em được 1 (cũng đủ sài rồi) và đi kiện anh đòi hơn 2 tỉ về tội nói xấu mình (đơn đã rút 2010) và tố cáo mưu toan ám sát, do ai thì không biết nhưng trực thăng của ông bị hại.
15:02
Monday,26.9.2016
Đăng bởi:
SA
Hai anh em nhà Ambani hận thù đằng đằng từ khi bố mất (2002), bà mẹ còn sống khóc hết nước mắt can ngăn. Tranh chấp tài sản, ông anh lấy 3 phần và ông em được 1 (cũng đủ sài rồi) và đi kiện anh đòi hơn 2 tỉ về tội nói xấu mình (đơn đã rút 2010) và tố cáo mưu toan ám sát, do ai thì không biết nhưng trực thăng của ông bị hại. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp