Bàn luận

Kiến trúc hãy như người thợ may.
Chủ nhà cần mặc áo vừa vặn. 29. 05. 13 - 9:49 am

Nghiêm Toàn

Chú Trịnh Lữ,
 
Cháu không có diễm phúc được xem tận mắt căn nhà của ông, tuy vậy, cháu cũng có cơ hội “sống” trong căn nhà “bản sao” của nó mà anh Tùng làm trên Xuân Mai. Với tình cảm sâu nặng của chú khi vẽ lại căn nhà theo ký ức, anh Tùng thậm chí còn tự tay làm hẳn một ngôi nhà theo cấu trúc đó, hẳn ngoài tình cảm dành cho ông thì căn nhà cũng phải có điều gì đặc biệt hơn là chỉ một ký ức.

Bản vẽ của Trịnh Lư cho căn nhà 24 mét vuông. (Các bạn bấm vào hình để xem bản to hơn nhé)

 
Trở lại câu chuyện của về ngôi nhà Việt, có lẽ cháu tự đặt ra một câu hỏi: Điều gì làm nên một ngôi nhà Việt và cái gì thay đổi theo thời gian?
 
Căn nhà thường được lấy làm điển hình cho ngôi nhà Việt: Nhà ở nông thôn Bắc Bộ, việc mọi người cứ nói mãi về ba gian hai chái, trước cau sau chuối, thượng song hạ bản, bức dại trước hiên nhà như là cái gì đó thật đặc sắc thì cá nhân cháu e hơi tự trào thái quá, nhất là khi so sánh với nhà ở dân gian điển hình của các nước khác, các dân tộc khác. Sự khác biệt có chăng giống như tổ mối ở rừng nhiệt đới thì khác tổ mối trong sa mạc, tổ kiến đen ắt khác tổ kiến vàng. Khiêm tốn mà nói, tổ kiến đen nhà ta so với tổ kiến vàng nhà các bạn có lẽ không bằng, ở những nét dị biệt mà kiến đen, với sự xuề xòa vốn có, sự hoàn thiện hoàn hảo đến mức rách việc là ít thấy.

Nhà truyền thống người Kinh. Ảnh: Đăng Định trên panoramio

 

Nhà truyền thống Hàn Quốc.

 
Vậy, cái gì làm nên một ngôi nhà Việt?

Theo cháu, đó là sự nhìn nhận nghiêm túc về những nét khác biệt của người Việt so với các dân tộc khác, nhìn nhận nghiêm túc về những điều kiện về khí hậu, đất đai. Có những yếu tố là bất biến, có những yếu tố như lối sống, công nghệ là thay đổi theo thời gian.
 
Với truyền thống đáng buồn của sự nghèo khó, nên không có gì khó hiểu khi điều kiện này có chút thay đổi, nhiều người ngay lập tức sắm cho mình những thứ hào nhoáng đắt tiền sao chép từ bên ngoài, việc này cũng tự nhiên, dễ hiểu và dễ thông cảm thôi. Đáng thương là nó mãi là vật đi mượn, ông chủ biến thành kẻ ở nhờ trong ngôi nhà của chính mình mà không nhận ra.
 
Kiến trúc, không gì tốt hơn là hãy như người thợ may, nhìn sâu vào cá tính, khuyết tật của khách hàng mà mình phục vụ mà may cho họ tấm áo vừa vặn, cùng công việc với những người kiến trúc sư thợ mộc ngày xưa, ấy mới là tấm áo hàng hiệu, là một ngôi nhà Việt, của người Việt, cho người Việt.

Nhà của người Hà Nhì. Ảnh: Đăng Định, chụp tại Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội, đăng trên trang panoramio.com

 
Trở lại ngôi nhà của ông, ông đã tự may cho mình một tấm áo vừa vặn, phù hợp với công việc, lối sống, sở thích của ông và ông là người Việt, vậy theo cháu, đâu cần đặt ra câu hỏi ấy nữa hả chú.
 
Chúc chú và mọi người trong gia đình mạnh khỏe.

*

(SOI: Đây là cmt cho bài Nhà 24 mét này Việt hay không Việt?. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận. Tên bài do Soi đặt. Hình ảnh Soi chèn vào thêm.

Về chủ nhân của căn nhà mà tác giả Trịnh Lữ vẽ lại, tức nhà của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, mời các bạn đọc lại phần sau của bài này).

 

*

Bài liên quan:

– Kiến trúc hãy như người thợ may. Chủ nhà cần mặc áo vừa vặn. 
– Nhà 24 mét này Việt hay không Việt?   
– Thế nào là nhà Việt: hình thức Việt hay lối sống Việt?    
– Đi tìm cái khác biệt để đạt được cái hòa đồng  
– Thái độ kiến trúc Việt: tinh giản, hòa hợp, chứ không cầu kỳ, áp chế
 
– Làm sao nói chuyện bản sắc, hay tranh luận với anh Tùng vài điểm     
– Chuyện bản sắc: “tiếp biến” hay là “tạo dựng”?  

– Đừng nhầm bản tính với bản sắc  
– Muốn giản thì phải tinh, muốn tinh thì phải cầu kỳ. Ta thì không tinh…  

 

Ý kiến - Thảo luận

10:43 Monday,3.6.2013 Đăng bởi:  Uyên Lê
@Nghiêm Toàn: mình hiểu hẹp, vừa vặn là về kích thước, nên mình cũng đồng ý vậy, còn Nghiêm Toàn nói rộng ra, nếu vừa vặn tức là phù hợp, với hoàn cảnh, vị trí xã hội, công việc, tuổi tác, thời đại, sở thích, form người, và vừa vặn về thẫm mỹ nữa thì mỗi cá nh
...xem tiếp
10:43 Monday,3.6.2013 Đăng bởi:  Uyên Lê
@Nghiêm Toàn: mình hiểu hẹp, vừa vặn là về kích thước, nên mình cũng đồng ý vậy, còn Nghiêm Toàn nói rộng ra, nếu vừa vặn tức là phù hợp, với hoàn cảnh, vị trí xã hội, công việc, tuổi tác, thời đại, sở thích, form người, và vừa vặn về thẫm mỹ nữa thì mỗi cá nhân sẽ có một chiếc áo hàng độc, không đụng hàng. Vậy mình không cùng quan điểm với Nghiêm Toàn đâu. Thế còn nhà thiết kế thời trang làm gì, thợ may mà ở tầm đó thì... 
7:53 Friday,31.5.2013 Đăng bởi:  Nghiêm Toàn
@Uyên Lê: Mình quả không bao giờ có ý muốn làm người khác phật ý, nhất là với phụ nữ, quả là tội to. Nếu như có ai đó thấp tầm thì hẳn là mình, bằng chứng là nói gì mơ hồ chả ai hiểu.
@Mây: Cũng thú vị Mây à, cũng chỉ là cách gọi thôi, kiế
...xem tiếp
7:53 Friday,31.5.2013 Đăng bởi:  Nghiêm Toàn
@Uyên Lê: Mình quả không bao giờ có ý muốn làm người khác phật ý, nhất là với phụ nữ, quả là tội to. Nếu như có ai đó thấp tầm thì hẳn là mình, bằng chứng là nói gì mơ hồ chả ai hiểu.
@Mây: Cũng thú vị Mây à, cũng chỉ là cách gọi thôi, kiến trúc sư là người sửa soạn, chọn nguyên liệu, người thưởng thức là chủ nhà, với sở thích và một số nguyên liệu chọn sẵn, nêm nếm, dùng cái nào, bỏ cái nào là ở người đầu bếp. Nếu nồi lẩu mà người ăn thấy vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe, người ở ngoài thấy người ăn hít hà, nghe hương vị mà cũng thấy hấp dẫn thì còn gì bằng.
Như mình đã trình bày, người Việt không mạnh về chủ thuyết, bởi vậy có lẽ không nên dùng sở đoản. Phù hợp, vừa vặn, khiêm nhường, không câu nệ việc sao chép miễn sao thích hợp với hoàn cảnh, đối tượng. Cộng thêm chút duyên và riêng khéo léo của người đầu bếp, đó đã là đủ làm nên bản sắc cho ngôi nhà Việt - điều mà lâu nay ít thấy hoặc quá nhạt nhòa. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ác mộng Trump đã đến

Hrag Vartanian - Hoa Hoa lược dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả