Ăn uống

Pha Lê nấu ăn: muối trứng vịt và vỏ củ cải 23. 01. 17 - 9:54 am

Pha Lê

Tết này làm gì?

Như mọi năm, tốt nhất là… đừng làm gì nhiều, đặc biệt trước Tết. Thò đầu ra đường thì xơi món kẹt xe pha lẫn khói bụi, đi xong về chỉ có nước nằm thở như chó cún. Gặp bạn gặp bè thì cứ đụng độ ăn tất niên, ăn xong người muốn thừ ra. Trong Tết về nhà mình thấy ăn, về nhà ngoại cũng… thấy ăn, sang nhà bạn ngoài ăn ra còn hít một lô mùi nhang khói.

Bởi vậy kỳ này để cho mát mắt và bớt nặng bụng, tôi đi làm mấy món rau củ, trứng muối và mấy món ngâm chua. Những món này hoặc ăn vã được, hoặc nhắm bia được, hoặc ăn với cơm được, hoặc cả ba cũng được nốt.

Các kiểu rau củ ngâm (cùng quả trứng vịt tự muối) ăn với chén cơm gạo lứt đỏ của tôi. (Toàn bộ hình trong bài do Pha Lê chụp)

Trứng vịt muối

Một trong những món tôi hay làm và món duy nhất bố tôi… biết làm là trứng vịt muối.

Món này đặc biệt tiện cho những ai trữ trứng vịt để Tết nấu thịt kho hột vịt nhưng lỡ phóng tay mua nhiều quá, kho không hết. Nếu dư trứng vịt thì đem chúng đi muối vẫn tiện nhất. Trứng vịt muối trữ được lâu, thích thì ăn từ từ, không bị tình trạng sợ hư nên một lần phải nhét cho đầy bụng.

Trứng vịt muối tôi ngâm.

Muối trứng cực dễ, chỉ cần lau trứng thật sạch, xếp vào lọ. Đun chừng lít rưỡi nước cho hơi sôi là thả khoảng 400 đến 450g muối vào, quậy đều đến khi muối tan hết trong nước thì tắt bếp. Để nước nguội là đổ nước muối này vào lọ thủy tinh đang xếp trứng vịt. Lít rưỡi nước dùng ngâm khoảng 25 trứng vịt cỡ to là ngon lành, ai muốn ngâm ít hơn hay nhiều hơn thì tự điều chỉnh nước, muối, và trứng thể theo cái lọ hoặc cái hũ mình định dùng ngâm trứng. Hũ ngâm trứng muối có thể đặt ở ngoài, không cần cho tủ lạnh nhưng nên để chỗ không có ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Trứng sau khi ngâm độ 3 tuần là lôi ra, lau khô rồi bỏ chúng trong tủ lạnh để ăn dần được. Ai thích trứng nhạt thì lấy chúng khỏi nước muối sớm hơn, ai thích mặn thì để ngâm chừng một tháng. Trứng vịt muối trữ một thời gian trong tủ lạnh còn lên dầu, ăn đã hơn trứng muối “tươi” vừa vớt khỏi hũ.

Trứng vịt muối luộc của tôi, ngâm xong vớt ra luộc ngay để chụp ảnh nên lòng đỏ chưa có lên dầu.

Đây là món bố tôi học từ bà nội. Nói đúng hơn là món bố tôi thấy bà nội làm, còn cô của tôi mới là người hứng thú học. Cái thời… cúm gà, ai cũng sợ không dám ăn trứng gà trứng vịt nên bố tôi nhớ đến món trứng muối bà nội làm năm xưa. Nghĩ rằng trứng đã muối lâu thế thì chẳng con cúm nào sống được, bố bèn gọi cho em gái và hỏi “công thức” muối trứng. Biết công thức rồi bố hí hửng vào bếp. Tôi lúc ấy đi học nước ngoài cũng bắt chước làm theo, thế là bọn mướn chung nhà với tôi thấy trứng muối, chúng nó bu lại xin ăn. Khi kể cho cô tôi nghe, cô đùa “Muối sẵn đi, khi nào dân Anh bị dịch cúm gà, không ai dám ăn trứng nữa thì mình bán trứng muối, giá… ngàn Đô một quả”.

May quá dịch cúm gà không trở nên trầm trọng lắm. Tôi giờ vẫn ngâm trứng đều, và nhà đang có mấy quả trứng muối, chờ Tết lười nấu nướng và chán ăn những món ứ hự sẽ lôi nó ra xơi cùng cháo trắng hoặc cơm.

Vỏ củ cải

Đây là một món học Nhật. Ban đầu tôi để ý vì món này tận dụng được vỏ – thứ chúng ta vứt đi khi bào củ cải. Nhà nào tính cắt củ cải ra phơi để làm dưa món hoặc dưa chua cho Tết có thể áp dụng, như vậy thay vì vứt cái phần không ai nghĩ là ăn được này chúng ta sẽ có thêm một món mới.

Hũ vỏ củ cải ngâm của tôi.

Vỏ củ cải bào (hoặc cắt bằng dao) sao cho nó dày một chút (dày cỡ 2 hoặc 3 ly). Sau đó cắt tiếp vỏ củ cải thành từng miếng vuông nhỏ xinh nếu muốn. Xếp chúng vào hũ. Đi pha nước ngâm bằng cách trộn nước tương với giấm, mirin, ớt (lấy vỏ thôi, bỏ hạt ra), vài củ tỏi đập dập, pha thêm nước lọc và wasabi. Liều lượng khoảng 1 nước tương, ½ dấm, ¼ mirin, ¼ nước lọc, còn ớt và wasabi thì tùy theo khẩu vị muốn vỏ củ cải của mình cay nồng như thế nào. Ghét mùi wasabi thì bỏ nó ra. Nên mua bột wasabi – loại pha với nước ấm sẽ thành wasabi sệt, dùng trong nhà hàng – chứ không nên mua wasabi trong tuýp. Đổ nước ngâm này vào hũ đang xếp vỏ củ cải, để tủ lạnh chừng một tuần là xơi được.

Vỏ củ cải ngâm tương trong hũ thủy tinh, be bé xíu xiu.

 

Nước tương Nhật nhà tôi hay dùng, chai có dán mác hữu cơ JAS của Nhật. Loại này không có pha thêm chất điều vị hay chất bảo quản. Bạn nào thích có thể đến shop Akuruhi trên đường Lê Thánh Tôn mà mua. Ai thích xài nước tương nội địa thì mua nước tương tamari (hỏi mấy nhãn hiệu mà hội thực dưỡng tin dùng). (Hình từ trang này)

Món này dùng nhắm bia được, ăn cơm được, ăn vã cũng rất nghiền. Nó mặn mùi tương nhưng vẫn chua vị giấm, không ngán, ngoài ra còn thoảng mùi cồn ngọt của mirin. Đã vậy vỏ củ cải ngâm sẽ hơi the the cay, ai khoái wasabi còn mê nữa do vị cay nồng của wasabi lại rất hợp với vỏ củ cải (kiểu gì thì củ wasabi với củ cải cũng là họ hàng xa).

Vỏ củ cải xinh trong chén gốm nhỏ.

Nhà tôi mê món này quá, mới hỏi nếu “tham” thay vì ngâm mỗi vỏ mình để vỏ luôn trên củ cải, chẻ nhỏ củ cải ra (hoặc để nguyên củ như thế) rồi ngâm có được không. Tôi cũng làm thử, kết quả củ cải nguyên vỏ ngâm tuy cũng ngon nhưng không ngon bằng ngâm mỗi vỏ. Ngâm vỏ thì tương, mirin, ớt, wasabi… sẽ thấm hơn. Còn tham ngâm nhiều thì vị lại không ngấm, món ăn bị giảm hương cay nồng đặc trưng.

Nguyên củ cải (còn vỏ, loại nhỏ) ngâm tương…

 

… và củ cải còn vỏ cắt nhỏ thành từng đoạn rồi mới ngâm, kiểu gì cũng không ngon bằng ngâm mỗi phần vỏ thôi.

Còn ba món ngâm chua nữa, hẹn các bạn vào ngày mai nhé.

*

(Còn tiếp)

*

Bài tương tự:

- Ăn uống: Mua hạt Tây ăn tết Ta

- Mùa chán ăn: làm Tzatziki để đỡ vác bụng

- Mùa chán ăn (phần 3): thòm thèm cá ngừ, cá hồi khi ngán thịt

- Mùa lười: uống trà chiều ăn bánh để hưởng Tết

- Không ăn Tết phí phạm nhờ Takikomi Gohan

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua Hy Lạp (phần 1)

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 2) – Cà-ri mà nhẹ tựa bóng bay

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 3) – Heo ta heo tây đều ngon khi ngâm whey

- Pha Lê nấu ăn: muối trứng vịt và vỏ củ cải

- Pha Lê nấu ăn: dưa leo chua ngọt, tỏi miso, củ cải đỏ ngâm mơ muối

- Tết không ngán: làm món thịt “kho đi kho lại”

- Làm món ngâm nước bạn cho món nước ta thêm thanh nhã

- Đôi món ngâm chua cho Tết đoàn viên

Pha Lê nấu ăn:

- Pha Lê nấu ăn: Trúng phải âm mưu của Soi, cuối cùng nấu được rươi ngon

- Pha Lê nấu ăn: cá hanh với bó xôi

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua Hy Lạp (phần 1)

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 2) – Cà-ri mà nhẹ tựa bóng bay

- Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 3) – Heo ta heo tây đều ngon khi ngâm whey

- Pha Lê nấu ăn: thích ăn cá thì nên tự phi lê

- Pha Lê nấu ăn: ức gà khô thì đem bọc mỡ chài

- Pha Lê nấu ăn: có măng ngon, nấu món gì cho lạ?

- Pha Lê nấu ăn: Hai món serrano đơn giản cho người nấu thanh thản

- Pha Lê nấu ăn: serrano củ cải – cuối cùng vẫn phải là Tàu

- Nước hầm (phần 1): nếu hầm đúng, trong nước hầm có gì bổ?

- Nước hầm (phần 2): chọn xương rồi lại chọn nồi, và tại sao phải hầm lâu, lửa nhỏ

- Nước hầm (phần 3): làm sao để vừa hầm xương vừa đi chơi được với bồ

- Pha Lê nấu ăn: muối trứng vịt và vỏ củ cải

- Pha Lê nấu ăn: dưa leo chua ngọt, tỏi miso, củ cải đỏ ngâm mơ muối

- Chanh muối kiểu Ma-rốc: chỉ để uống không thì quá phí

- Pha Lê nấu ăn: người lười làm pancake lười để tạ lỗi

- Pha Lê nấu ăn: Trời thương người siêng cho “pancake siêng” ngon hơn hẳn

- Pha Lê nấu ăn: cho trái cấm của Nhật cặp kè với phô mai

- Pha Lê nấu ăn: sốt táo thiên đường

- Pha Lê nấu ăn: thịt viên Nga – làm thế nào cũng không ngon bằng mẹ nấu

- “Pa-tê lười” của Tây

- Pa-tê lười kiểu Việt Nam

- Làm kẹo bơ fudge

- Kẹo bơ mặn cho Giáng sinh thêm ngọt

- Tết không ngán: làm món thịt “kho đi kho lại”

- Làm món ngâm nước bạn cho món nước ta thêm thanh nhã

- Trồng rau thơm ở ban công

- Câu chuyện bánh mì, bài 1: Vị cứu tinh cổ kim

- Câu chuyện bánh mì (bài 2): Bánh mì ngon phải làm từ men vĩnh cửu

- Câu chuyện bánh mì (bài 3): Pháp hay không Pháp, đó mới là vấn đề

- Làm gì nếu ghét gạo lứt?

- Món Việt tinh thần Nhật: Cá mó ướp giấy dó

- Tự làm dầu (nhiều) hào

- Kim chi vụn hào:
Cái gì ngon là phải ăn nhanh

- Cánh gà “Benny and Lê”

- Tương “có con nhoi nhoi” ủ lâu năm của anh Sơn

- Ngàn năm xử lý thịt heo

- Mạch nha: “cải tiến” món ức gà thành ngon tê tái

- Hummus: món Trung Đông nhưng trẻ con Việt ăn thun thút

- Không màng yêu ghét với tỏi confit

Ý kiến - Thảo luận

23:21 Tuesday,24.1.2017 Đăng bởi:  LC
Trứng muối khi dọn cao lầu ra như này, thì hoặc là cắt nguyên cả vỏ ra làm đôi, ai ăn đến đâu lấy thìa rỉa đến đấy.
Nhưng ở nhà mình hay bóc hết vỏ trứng, sợ mải xem phim ăn sẽ hóc ! Mà trứng muối cái lòng trắng rất bở, lần nào mình cũng làm vỡ. Thế là cắt vụn luôn ra, tiện thể rắc ít hạt tiêu vào. Có ngon hơn đấy.
Cala thầu của Pha Lê ngon đ
...xem tiếp
23:21 Tuesday,24.1.2017 Đăng bởi:  LC
Trứng muối khi dọn cao lầu ra như này, thì hoặc là cắt nguyên cả vỏ ra làm đôi, ai ăn đến đâu lấy thìa rỉa đến đấy.
Nhưng ở nhà mình hay bóc hết vỏ trứng, sợ mải xem phim ăn sẽ hóc ! Mà trứng muối cái lòng trắng rất bở, lần nào mình cũng làm vỡ. Thế là cắt vụn luôn ra, tiện thể rắc ít hạt tiêu vào. Có ngon hơn đấy.
Cala thầu của Pha Lê ngon đấy, cho washabi vào đúng là rất hạp !
Đồ gốm đẹp quá, cơn khát gốm Nhặt chưa bao giờ ngừng, mua đến hàng nghìn thứ, vẫn chưa đủ hic. Thật đúng như Phật dạy, hễ muốn là khổ ... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả