Bàn luận

Một chi tiết gây ngộ nhận trong bài về Tết 09. 02. 17 - 7:10 am

Lacrangcavo

Đèn lồng đón Tết Nguyên Đán ở một công viên Trung Quốc. Ảnh từ trang này 

Ở đây không bàn đến chuyện nên bỏ Tết Nguyên đán đi hay không, vì thực ra tôi cũng chẳng có chủ kiến gì rõ ràng với vấn đề này. Từ mấy năm nay, nhà tôi cứ Tết là đi du lịch nên có bỏ hay không, đối với tôi cũng chả quan trọng.

Nhưng bài viết này (cổ vũ việc bỏ) thì theo ý kiến cá nhân tôi là dở, cảm tính, mặc dù trong bài có chê những bài khác là cảm tính.

Chỉ cần nêu đoạn cuối này:

“Nhưng thử hỏi xem, những nước nào còn trên thế giới đón “Tiết nguyên đán” với người Trung Quốc? Đó là quốc đảo Singapore bé tí nhưng kinh tế hùng cường, 70, 80% là người gốc Hoa. Đó là Triều Tiên hay Đại Hàn, từ trong lịch sử luôn thần phục văn minh Trung Hoa một phép. Đó là Mông Cổ, ngày xưa vó ngựa Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm phương Nam, rồi bị văn hóa Hán chinh phục ngược, dẫn đến mất luôn cả nước mình, hiện nay thì cũng chẳng khác “sân sau” của anh Tàu là mấy. Và cuối cùng là chúng ta, chẳng biết đến bao giờ mới dũng cảm thoát ra khỏi cái bóng to đùng sát nách như thế?”

Tác giả viết như thế này làm cho độc giả có cảm tưởng là trước đây nhiều dân tộc ăn Tết Nguyên Đán, giờ bỏ hết, chỉ còn vài nơi như liệt kê. Nhưng không phải vậy, từ trước tới nay chỉ có những nước ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa mới ăn Tết Nguyên Đán . Tóm lại là chính những nước được bài viết liệt kê!

Đất nước đáng kể bỏ Tết Nguyên Đán mà ăn Tết Dương (nhưng cách ăn tết vẫn theo kiểu cũ) có lẽ chỉ có Nhật Bản.

Ngoài ra tuy không phải là Tết Nguyên Đán, nhiều dân tộc, đất nước khác cũng vẫn ăn cái Tết của riêng họ. Mặc dù họ cũng Tây hóa nhiều. Ví dụ Thái Lan, đất nước mà nhiều người vẫn lấy làm gương về sự thân thiện với các nước phương Tây, gương về sự nhũn nhặn, hòa bình với các cường quốc, để giễu cợt Việt Nam.

Tết Songkran đón năm mới ở Thái Lan, diễn ra vào tháng Tư hàng năm. Ảnh từ trang này 

Vả lại xét cho cùng, chính những nước phương Tây, nếu nghĩ kỹ ra, cũng có cái Tết của riêng họ. Đó là ngày Giáng Sinh. Đó mới là ngày Tết thực sự của họ, chứ không phải ngày 1-1.

Nếu hô hào hòa nhập, có lẽ ta nên ăn Tết Giáng Sinh mới là đầy đủ.

*

Đây là cmt cho bài “Nói nhăng nói cuội về Tết (bài 1): sao tháng Giêng lại là Tết, mở đầu cho tháng ăn chơi?” Soi đặt tên và đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận

Ý kiến - Thảo luận

11:58 Friday,10.2.2017 Đăng bởi:  Pham Zung
23/12 (DL) đưa ông Táo. 25/12 ăn Giáng Sinh. 1/1 Ta Tây cùng Tết. 7/1 hạ nêu, chuẩn bị đi mần. Được không bạn?
...xem tiếp
11:58 Friday,10.2.2017 Đăng bởi:  Pham Zung
23/12 (DL) đưa ông Táo. 25/12 ăn Giáng Sinh. 1/1 Ta Tây cùng Tết. 7/1 hạ nêu, chuẩn bị đi mần. Được không bạn? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

“Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Vi Tường Vi (N°9 - Nhóm One Tree)

Nói lại với Mỹ Ngọc

Người xem Hà Nội

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả