|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamNhư Huy giám tuyển cho triển lãm của Nguyễn Văn Đủ và Trần Nguyễn Trung Tín 13. 02. 17 - 10:38 pmThông tin từ BTCKhi Chất thể chống lại Mơ mộng; Nhục thể chống lại Vô nhiễm; Ý thể chống lại Vật chất – Các khả năng mới của tranh vẽ Một triển lãm chung của Nguyễn Văn Đủ và Trần Nguyễn Trung Tín Trong triển lãm lần này, hai nghệ sĩ trẻ Nguyễn Văn Đủ và Trần Nguyễn Trung Tín, hiện đang sống là và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với nhau để thể hiện chiến lược của giám tuyển Nguyễn Như Huy, nhằm mở ra “một hướng đi mới của tranh vẽ”. Chiếm trọn toàn bộ khu vực sảnh lớn của Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory (gọi tắt là The Factory) là những tác phẩm tranh mang cá tính riêng biệt của từng nghệ sĩ trên vải lụa và canvas. Nghệ sĩ đã tận dụng cách phối hợp chất liệu độc đáo (ví dụ như máu động vật và kết hợp sắp đặt âm thanh) để mở ra một hướng diễn giải mới cực kỳ quan trọng cho những khái niệm và kỹ thuật vốn từ lâu vẫn định hình ‘tranh vẽ’ tại Việt Nam. Đường nét điêu luyện của Nguyễn Văn Đủ trong các bức tranh lớn trên canvas đưa chúng ta đến những câu chuyện thật đằng sau tác phẩm tại những lò mổ ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh; trong khi tranh lụa của Trần Nguyễn Trung Tín, được trưng bày cùng với âm thanh đặc biệt, đưa chúng ta vào bối cảnh hư cấu mà ở đó, mỗi bức tranh trở thành nhân vật chính trong câu chuyện tưởng tượng của tác giả. Giám tuyển Nguyễn Như Huy đánh giá: “Đủ và Tín đã giới thiệu một cách tiếp cận khác cho tranh vẽ. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất chính là việc cả hai theo tôi đều đã vượt khỏi không gian của trận chiến hiện đại truyền thống, ‘ta’ và ‘họ’ của tranh vẽ để dấn bước xa hơn vào việc tạo ra các khả năng biểu đạt thị giác mới mẻ.” Toàn bộ tiểu luận của giám tuyển Nguyễn Như Huy sẽ được in trong catalog với đầy đủ hình ảnh chất lượng cao và tư liệu liên quan đến triển lãm. Ấn phẩm sẽ được giới thiệu tại The Factory trong buổi trò chuyện của nghệ sĩ và giám tuyển vào ngày 25 tháng 2 năm 2017. The Factory vui mừng và hân hạnh được giới thiệu đến cộng đồng yêu nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh các tác phẩm được đánh giá cao của những tài năng trẻ đang lên của nghệthuật Việt Nam. Triển lãm lần này phản án phần nào sự tiến bộ và đổi mới của tranh vẽ, qua những dự án nghiêm túc đóng vai trò mấu chốt trong việc định hình “đương đại” trong nghệthuật ngày nay. Để biết thêm thông tin chi tiết về triển lãm, xin vui lòng liên hệ: Lê Thiên Bảo: bao.le@factoryartscentre.com | +84 (0) 837442589 VỀ CÁC TÁC GIẢ VÀ GIÁM TUYỂN Nguyễn Văn Đủ Tác phẩm của Đủ tập trung vào khám phá lại nhận thức của bản thân, được hình thành từ thói quen hàng ngày và ảnh hưởng của nền giáo dục, văn hóa truyền thống Việt Nam. Đồng thời, nghệ sĩ cũng chất vấn lại những quan điểm hay khái niệm, được hình thành từ thói quen, tập tục, văn hóa truyền thống lâu đời tại địa phương cũng như những nhận thức văn hóa mới, từ xã hội đương đại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế toàn cầu hóa. Tác phẩm chủ yếu là tranh vẽ sơn dầu trên vải bố, màu nước trên giấy, các thử nghiệm vẽ máu bò trên giấy, máu bò trên giấy bồi trên vải bố, máu bò trên lụa và máu người trên giấy, máu người trên lụa.
Trần Nguyễn Trung Tín Tốt nghiệp khoa Lụa trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, vẽ là cách Tín xem xét một đối tượng và nêu lên suy nghĩ bản thân. Qua quá trình sáng tác, Tín đã khai thác và hiểu các khía cạnh của con người, sự việc, kiến thức mới, và quan trọng hơn là hiểu chính bản thân mình. Anh vẽ nhiều tranh thuộc mảng chân dung. Anh xem chân dung của đối tượng trong tranh là chân dung của sự sáng tạo bản thân. Vẽ chân dung là cách cụ thể thể hiện ấn tượng về nhân vật, nhưng đôi khi chân dung chỉ là cớ để thể hiện một cảm giác hoặc nêu lên những suy nghĩ bên trong.
Nguyễn Như Huy Nguyễn Như Huy sinh ra tại Hà Nội, đã tốt nghiệp đại học mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh năm 1997. Anh là một nghệ sĩ thị giác và cũng là giám tuyển tự do. Các thực hành nghệ thuật của anh là sự quan tâm về mối liên hệ giữa hiện tại, quá khứ và sự can thiệp các khoảng không gian ba chiều. Tác phẩm của anh đã được trưng bày rộng rãi ở Nhật Bản, Pháp và Mỹ. Như Huy đã dịch và cho ra mắt rất nhiều tài liệu và lý luận về nghệ thuật đương đại Việt Nam, anh cũng tham gia nhiều buổi hội thảo mỹ thuật trong và ngoài nước, đồng thời từng là diễn giả cho nhiều chuyên đề quốc tế. Vào năm 2015, thơ của anh đã được chọn và đem đi xuất bản trong tạp chí Stand của Anh. Như Huy từng là đồng giám tuyển cho Singapore Biennale 2013 và từ giai đoạn này anh cũng trở thành một phần cố vấn cho dự án dài hạn “Koganecho Bazaar” ở Yokohama, Nhật Bản. Như Huy cũng là giám tuyển khách mời cho Brand New Project 2015 của trường Đại học Bangkok Creative. Năm 2016, anh đồng giám tuyển cho Kuandu Biennale 2016 với vai trò là giám đốc nghệ thuật. Như Huy là người sáng lập kiêm giám đốc nghệ thuật của Ga 0 (www.zerostationvn.org). Đây là không gian nghệ thuật phá cách, tổ chức các chương trình lưu trú dành cho các nghệ sĩ quốc tếvà cũng là nơi để trưng bày những dự án nghệ thuật trong và ngoài nước. Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory Được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minnh vào tháng 4 năm 2016. Với tổng diện tích trên 1000 mét vuông, Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng chỉ nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật đương đại. Mục tiêu chính của The Factory là phát triển nền nghệ thuật nước nhà thông qua các triển lãm thuộc nhiều lĩnh vực nghệ thuật phong phú, xen kẽ nhiều chương trình biểu diễn, giáo dục cộng đồng, các buổi hội thảo chuyên môn của những năng trong và ngoài nước, nhằm chia sẻ kiến thức, xây dựng một nền tảng vững chắc, nơi mà nghệ thuật đương đại có thể vươn cao.
Ý kiến - Thảo luận
21:12
Wednesday,15.2.2017
Đăng bởi:
LC
21:12
Wednesday,15.2.2017
Đăng bởi:
LC
Cái tên Trần Nguyễn Trung Tín không phát được đâu, nghe là mường tượng ra hai tiền bối lỗi lạc. Em nên ngắn gọn là Trần Tín, và tranh thì bớt pop đi, cho hợp với tên mình .
22:58
Monday,13.2.2017
Đăng bởi:
Trúc
Cho em hỏi ngu một tí. Nếu treo tranh như này trong nhà con nó có hỏi bố ơi tranh này vẽ cái gì thế thì em nên trả lời ngắn cho nó hiểu như thế nào? Hay cứ trả lời là tranh này tập trung vào khám phá lại nhận thức của bản thân, được hình thành từ thói quen hàng ngày và ảnh hưởng của nền giáo dục, văn hóa truyền thống Việt Nam. Đồng thời,
22:58
Monday,13.2.2017
Đăng bởi:
Trúc
Cho em hỏi ngu một tí. Nếu treo tranh như này trong nhà con nó có hỏi bố ơi tranh này vẽ cái gì thế thì em nên trả lời ngắn cho nó hiểu như thế nào? Hay cứ trả lời là tranh này tập trung vào khám phá lại nhận thức của bản thân, được hình thành từ thói quen hàng ngày và ảnh hưởng của nền giáo dục, văn hóa truyền thống Việt Nam. Đồng thời, nghệ sĩ cũng chất vấn lại những quan điểm hay khái niệm, được hình thành từ thói quen, tập tục, văn hóa truyền thống lâu đời tại địa phương cũng như những nhận thức văn hóa mới, từ xã hội đương đại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế toàn cầu hóa.Dạ. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Cái tên Trần Nguyễn Trung Tín không phát được đâu, nghe là mường tượng ra hai tiền bối lỗi lạc. Em nên ngắn gọn là Trần Tín, và tranh thì bớt pop đi, cho hợp với tên mình .
Riêng Đủ, thì là một tay khá đặc biệt. Mình gặp hắn trong tiệc của Việt Nam Eye ở Dome Ý, Hà Nội chiều thu. Mà thấy khá ngột ngạt, tranh khá kinh và người khá dị. Một vẻ dị dịu dà
...xem tiếp