|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamPhạm Trần Việt Nam của triển lãm mới: “vẽ như tập thể dục” 17. 05. 18 - 1:22 pmThông tin từ Ban tổ chứcVĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory hân hạnh giới thiệu ‘Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh’ – triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Phạm Trần Việt Nam, được giám tuyển bởi Trần Lương. ‘Sự vẽ mơ hồ như một sứ mệnh được trao gửi. (Trích bài viết ‘Bôi/Quệt/Cào/Cấu/Thân/Thần/Thông/Suốt’ của giám tuyển Trần Lương) Tập trung vào chuỗi tác phẩm ‘Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh’, triển lãm này mong muốn phơi bày quá trình biến chuyển tâm lý đầy mâu thuẫn và tư duy nghệ thuật của Phạm Trần Việt Nam từ năm 2011-2017. Phạm Trần Việt Nam là một nhân tố thuộc lứa nghệ sĩ trẻ của Việt Nam dám thách thức các khuôn khổ của nghệ thuật tạo hình được giảng dạy tại địa phương, cả về kích cỡ lẫn chất liệu, khiến những tác phẩm của anh trở nên độc đáo và gần như chỉ có thể được trưng bày tại trung tâm nghệ thuật đương đại The Factory – không gian đầu tiên được xây dựng dành riêng cho nghệ thuật đương đại tại Việt Nam. Được lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học cùng tên của đại văn hào Nguyễn Du (1766-1820), miêu tả cảnh não nề của tháng Bảy mưa dầm và các loại cô hồn, tên gọi ‘Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh’ phản ảnh trạng thái uẩn ức của Phạm Trần Việt Nam về một thế giới bất công mà loài người đang quay cuồng sống-chết. Xuyên suốt các tranh được vẽ trong giai đoạn 2011-2013, hình ảnh quỷ dữ và các thây ma xuất hiện thường xuyên. Đây là những giấc mơ rời rạc, những ám ảnh lặp lại. Hoà sắc và hình mang hơi hướng kỳ bí, chết chóc nhưng tinh thần và cấu trúc thì có phần bay bổng. Thế giới trong tranh là sự hòa quyện giữa sự sống và cái chết, giữa ngục tù và giải thoát. Các tác phẩm khổ lớn dài hàng chục mét được ‘vẽ’ trong giai đoạn 2013-2017, treo lừng lững giữa The Factory mang hơi hướng của một sắp đặt. Các mảng thủng trên tác phẩm tạo ra bóng của nó trên bề mặt nền phía sau tùy thuộc vào khoảng cách và ánh sáng tại không gian. Giao diện hai chiều (2D) của tác phẩm tranh thông thường nay trở thành ba chiều (3D), qua đó hình thành tương tác sâu hơn giữa tác phẩm và nơi sắp đặt nó. Ở đây, Nam thách thức những định nghĩa thông thường của hành vi ‘vẽ’, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử mỹ thuật và giáo dục tại Việt Nam, nơi thực hành vẽ được định nghĩa đơn thuần là việc sử dụng cọ và màu để thể hiện một ý tưởng nghệ thuật (có hình hoặc không có hình) lên mặt phẳng. Trong loạt tranh mới này, anh thử nghiệm cách tiếp cận ‘hội họa’ một cách hoàn toàn khác, sử dụng các ngón tay hoặc tăm bông để bôi vẽ thay vì cọ hoặc bảng pha màu, đục thủng thay cho bôi xóa, chùi quệt đi thay vì vẽ màu trắng, cắt toàn bộ tranh cũ được vẽ từ năm 2005 trở đi để dán và thêu chúng trên nền một tấm toan mới. Tất cả những thực hành này diễn ra cần mẫn trong suốt từ năm 2013 – 2017, như một con mối vô thức gặm nhấm cuộn toan, bắt đầu từ góc và lan ra đến ngọn. Các ám ảnh vẫn hiện diện nhưng trừu tượng hơn, bởi tâm lý nghệ sĩ đang trải qua giai đoạn dằn vặt âm thầm chứ không còn cuồng nộ. Thực tế, tác phẩm chỉ dừng lại khi tấm toan không thể dài hơn được nữa, mặc dù ý tưởng vẫn luôn tiếp tục đâm chồi trong tâm thức nghệ sĩ. Trái ngược với hiệu ứng áp chế của những bức ‘tranh’ ngoại cỡ, Phạm Trần Việt Nam lại không muốn đưa vào tác phẩm những ý tưởng vĩ mô như cách anh thường làm trước kia. Việc sáng tác, hay ‘vẽ’, đối với anh là những cảm xúc ào ạt tuôn ra tự nhiên và dai dẳng như hơi thở, xuất phát từ những trăn trở về xã hội và những điều trần ai trước mắt. Việc tái cấu trúc các bức tranh cũ và mang cho chúng một sức sống mới không chỉ nhằm phục vụ một ý tưởng, mà đó là nỗ lực chữa lành và hàn gắn nội tâm của chính người nghệ sĩ. Ta có thể nhận thấy ở toàn bộ triển lãm một sự vận chuyển âm ỉ từ cái chết, sự huỷ diệt đến kỳ vọng to lớn về sự trở lại, sự hồi sinh. Phần nào đó, tác phẩm của Phạm Trần Việt Nam chia sẻ chung tâm thế với bài Văn Tế của Nguyễn Du, khi ông sử dụng văn chiêu hồn nhằm hướng con người đi vào con đường từ bi lương thiện, để thoát khỏi cảnh tai ương khổ ải của kiếp nhân quả luân hồi. Triển lãm khai mạc vào ngày 20 tháng 5 và kéo dài đến ngày 13 tháng 7 năm 2018 tại The Factory. Bài viết và cuộc phỏng vấn với nghệ sĩ Phạm Trần Việt Nam của Trần Lương sẽ được in đầy đủ trong vựng tập, dự kiến được ra mắt vào tháng 6 năm 2018. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: art@factoryartscentre.com | ĐT: +84 (0) 28 3744 2589 Ý kiến - Thảo luận
0:01
Sunday,20.5.2018
Đăng bởi:
Ngô Hưng
0:01
Sunday,20.5.2018
Đăng bởi:
Ngô Hưng
@Obbn: bạn tinh tế quá.. Nhưng mình ủng hộ ý kiến đó.
@mot nguoi doc: Mình nghĩ hội họa cũng có những chuẩn mực chung về vẻ đẹp mà. Ví dụ như tranh phục hưng, hay tranh ấn tượng, hay tranh siêu thực kiểu Dali,... Nói chung thì tranh nhìn vào người xem cũng có cái chất như hình họa, mảng màu sáng tối, hay cách thể hiện đường nét phối màu. Mình không cực đoan về việc tìm tòi, học hỏi và sáng tạo ra cái mới đâu. Nhưng có lẽ chúng ta phải nhìn nhận thẳng vào tảc phẩm, xem đó là giá trị của sáng tạo nghệ thuật hay chỉ là cái ngụy trang cho bất lực, rồi dũng cảm phát ngôn cho sự thật thôi. Cứ tung hô, ủng hộ nhau ở những tác phẩm mà thâm tâm không thấy đẹp, chỉ là xã giao, dĩ hòa vi quý thì cả một nền hội họa cứ tụt lùi và chả có được tác phẩm hay họa sỹ nào tầm cỡ nữa.
13:54
Saturday,19.5.2018
Đăng bởi:
Mot nguoi doc
@ Ngô Hưng: Chân thành thì em thấy ý kiến của bác phiến diện quá. Và nếu bác có chịu khó đọc bài sẽ thấy đây là một trong những nghệ sĩ trẻ hiện nay "dám thách thức các khuôn khổ của nghệ thuật tạo hình được giảng dạy tại địa phương". Vì hội hoạ không chỉ quanh quẩn giấy - bút - màu mà còn ở những hình dáng khác, kỹ thuật khác. Cũng may bác không phải ho
...xem tiếp
13:54
Saturday,19.5.2018
Đăng bởi:
Mot nguoi doc
@ Ngô Hưng: Chân thành thì em thấy ý kiến của bác phiến diện quá. Và nếu bác có chịu khó đọc bài sẽ thấy đây là một trong những nghệ sĩ trẻ hiện nay "dám thách thức các khuôn khổ của nghệ thuật tạo hình được giảng dạy tại địa phương". Vì hội hoạ không chỉ quanh quẩn giấy - bút - màu mà còn ở những hình dáng khác, kỹ thuật khác. Cũng may bác không phải hoạ sỹ, chứ nếu không khổ lắm, suốt ngày sáng tác mà phải suy nghĩ xem người khác nghĩ thế nào là đẹp. Hihi.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
@mot nguoi doc: Mình nghĩ hội họa cũng có những chuẩn mực chung về vẻ đẹp mà. Ví dụ như tranh phục hưng, hay tranh ấn tượng, hay tranh siêu thực kiểu Dali,... Nói chung thì tranh nhìn vào người xem cũng có cái chất như hình họa, mảng màu sáng tối, hay cách thể hiện đường nét phối màu.
Mình không cực đoan về việc
...xem tiếp