|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhVấn đề của nghệ thuật Trung Quốc là gì? 23. 01. 11 - 7:07 pmChris Moore - Hồ Như Mai dịchCâu hỏi nghe rất nặng ký. Nghe xong phản ứng đầu tiên cứ phải là tìm xem có ngoặc đơn ngoặc kép nào không – xem thử thực ra người ta hỏi cái gì ở đây? Trung Quốc luôn bị chỉ trích, có khi đúng, có khi lạc đề và cũng có khi trật lất. Tương tự như thế, nghệ thuật Trung Quốc vẫn hay bị chê là hời hợt, sáo rỗng, lặp đi lặp lại, khoa trương và giá cả trên trời. Nhưng thực hư thế nào?
1. Định kiến 2. Các điểm trưng bày công cộng Đành rằng có nhiều nghệ sĩ chỉ muốn đứng ngoài sự bảo trợ của chính quyền, một hệ thống gallery và bảo tàng công cộng chuyên nghiệp là thực sự cần thiết đối với bất kỳ một nền nghệ thuật khỏe mạnh nào. Việc xây dựng một bộ sưu tập cho công chúng, xuất phát từ lý do gìn giữ di sản lịch sử văn hóa chính là một đặc tính cơ bản của tất cả các nền nghệ thuật phát triển, kể cả ở phương Tây và nhiều nơi ở Trung Đông và châu Á (chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc). Đương nhiên cũng không hẳn là vậy nếu những điểm trưng bày công cộng, chẳng hạn như bảo tàng nghệ thuật Thượng Hải đòi hỏi phải trả tiền công sắp đặt trưng bày thay vì hỗ trợ một nhóm giám tuyển độc lập và chặt chẽ ngay trong chính bảo tàng. Những bảo tàng vừa công vừa tư ở Trung Quốc, chẳng hạn như Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Zenda ở Thượng Hải và Bảo tàng Nghệ thuật Ngày nay ở Bắc Kinh không phải là không có khiếm khuyết nhưng họ vẫn thường cho ra mắt được nhiều buổi trưng bày xuất sắc – ví dụ như triển lãm Dawn Mist Separation (Tan rời sương sớm) của Yang Fudong ở Zeadai hồi đầu năm thực sự để lại tiếng vang. Mặt khác, chuyện chính quyền Hồng Kông gần đây đã bỏ qua cơ hội xây một bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở khu phố cảnh sát cũ, để đi xây thêm một khu mua sắm đúng là vừa vô duyên vừa đáng xấu hổ.
3. Chủ nghĩa quốc gia 4. Phê bình Trung Quốc rất cần có thêm những nhà phê bình độc lập giỏi hơn. Việc rất nhiều tạp chí nghệ thuật Trung Quốc dựa vào các gallery thương mại và các nhà quảng cáo để được trả tiền cho nội dung in thực là đáng ngại. Nó cũng góp phần làm tổn hại danh tiếng của nghệ sĩ và độ tin cậy của thị trường. Trong lúc đó, những nhà phê bình đánh du kích từ phương Tây nhảy vào, trong đầu đã có sẵn những ý niệm của riêng mình về nghệ thuật Trung Quốc. Họ rõ là cần phải bớt kiêu ngạo đi một chút, và có lẽ là biết lắng nghe trước khi đưa ra nhận xét (đầy định kiến).
5. Tính châm biếm 6. Kiểm duyệt 7. Sự trưởng thành Mọi người thường dễ quên rằng 12 năm trước đây ở Trung Quốc thậm chí còn không có cả thị trường nghệ thuật đương đại. Ở đất nước này một phòng trưng bày hơn 6 năm tuổi đã được xem là khá kỳ cựu. ShanghART tuổi đời mới 12 thì được liệt vào hàng cây đa cây đề. So với những gallery hàng đầu ở Mỹ và châu Âu thì rõ là thị trường nghệ thuật ở Trung Quốc vẫn còn khá mới mẻ và còn nhiều thứ để tự học hỏi. Và phải nói rằng sự học đó đang diễn ra nhanh, rất nhanh nữa là khác.
8. Tiền 9. Thuế má Nói chuyện tiền bạc rõ chẳng sang tí nào, đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay, nhưng thực tế các thể loại thuế tổng cộng lên đến 30% đã trở thành rào cản đối với nghệ thuật nước ngoài nếu muốn trưng bày tại Trung Quốc. Chính sách này vừa có cơ sở chính trị lẫn kinh tế. Tuy nhiên vì rất ít nghệ thuật nhập khẩu cố tình đi vào hướng gây tranh cãi (vì kiểu gì cũng bị chặn), hình thức kiểm duyệt bị động như thế này có vẻ vô ích. Nói gì thì nói, các tác phẩm có tính chính trị vẫn thường xuyên được cho ra đời và trưng bày ngay ở Trung Quốc, do chính tay các nghệ sĩ và giám tuyển Trung Quốc thực hiện. Hơn nữa, chuyện tạo ra rào cản với người mua cũng không đáng gì. Tất cả chỉ hạn chế được mỗi một chuyện, đó chính là sự giao tiếp với các trào lưu quốc tế và những cuộc tranh luận về văn hóa.
Nếu danh sách những điểm trên không phải là những điều bạn hình dung trước khi đọc, bạn sẽ hiểu rằng tại sao viết những điều này là cần thiết. * (Chris là một nhà văn và là một giám tuyển. Ông tham gia biên tập Randian, một tạp chí phê bình trực tuyến đối với nghệ thuật đương đại Trung Quốc. Ông cũng đã đóng góp cho rất nhiều tạp chí khác ví dụ như frieze.com, Leap 艺术界 và TimeOut Shanghai. Hiện giờ ông đang viết chuyên khảo về Xu Zhen và Shi Jing.) 10-12-2009 Ý kiến - Thảo luận
20:13
Tuesday,11.10.2011
Đăng bởi:
NGUYEN AN
20:13
Tuesday,11.10.2011
Đăng bởi:
NGUYEN AN
Xét về mặt nghệ thuật thì mỗi người có những đánh giá riêng về tranh của các họa sỹ Trung Quốc. Nhưng nhìn vào giá tranh của họ thì có lẽ bất kỳ họa sỹ đương đại Việt Nam nào cũng phải mơ ước... Và Những Ai? và đến khi nào thì mới được đánh giá ngang bằng với họ.
Và một điều băn khoăn nữa là... tại sao họ làm được điều đó mà mình chưa thể.???????? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Và một điều băn khoăn nữa là... tại sao họ làm được điều đó mà mình chưa thể.?????
...xem tiếp