|
|
|
|||||||||||||
Ăn uốngNước hầm (phần 3): làm sao để vừa hầm xương vừa đi chơi được với bồ 15. 01. 17 - 8:13 amPha Lê(Tiếp theo phần trước) Nghe nước dùng hầm lâu có nhiều axít amin cũng ham, nhưng cái đoạn hầm xương gà 6 tiếng, xương heo 12, xương bò 8 đến 24 tiếng là người nào cũng oải. Thực ra có cách hầm nhanh nhưng lấy đủ dinh dưỡng cho nước dùng, tuy nhiên cách này phải xài xương có cả thịt nên rất tốn kém. Ví dụ luộc nguyên con gà hoặc lấy đuôi bò có đầy đủ sụn, xương, thịt da để hầm nước thì chỉ cần hầm gà 1 tiếng hay hầm đuôi bò 3 tiếng là nước dùng sẽ đầy đủ các kiểu axít amin và rất ngon. Khổ nỗi làm như thế chắc cuối tháng sẽ méo mặt khi chốt sổ. Dùng slow cooker ninh xương Nhưng ở cái thời bận rộn này, ai mà rảnh để canh lò hơn 8 tiếng? Không sao, thời buổi công nghệ thì áp dụng khoa học đúng cách là cuộc sống của mình sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Công nghệ gì? Công nghệ nồi slow cooker chứ gì. Nồi này Việt Nam mình còn gọi là nồi nấu chậm hoặc phổ biến hơn là nồi nấu cháo cho em bé. Sau khi thử qua đủ kiểu công cụ từ nồi ủ cho đến áp suất (cái duy nhất chưa thử là lò roaster oven), kinh nghiệm cá nhân thấy rằng nếu muốn nhờ vả công nghệ để nấu nướng đỡ vất vả thì slow cooker hữu dụng nhất và cho ra nước hầm ngon chả kém gì hầm bằng nồi thép, nồi gang trên lò. Nồi slow cooker đa số là rẻ (rẻ còn hơn nồi gang tráng và nồi thép nhiều), lòng nồi bằng gốm và tráng gốm chứ không phải chống dính hay nhôm nên rất an toàn. Công dụng của nó là nấu chầm chậm với nhiệt độ thấp nên rất hợp với vụ hầm xương phải với nước chỉ hơi liu riu lăn tăn. Nồi để cũng rất lâu mới vơi đi chút nước nên người nấu chỉ việc cắm điện, vứt nồi nằm đó đi làm, tối về rút điện ra mà không sợ gì hết. Trừ phần trữ nước dùng vào hũ hay hộp thủy tinh, rất nhiều bạn Tây chuyên lấy nồi slow cook để ninh xương từ đầu chí cuối. Tức họ cho xương, bỏ cà rốt, hành Tây, tỏi… vào nồi, châm nước, ngâm chanh/giấm, sau đó đun, vớt bọt, và hầm từ từ trong nồi slow cooker luôn. Nồi slow cooker nấu nhiệt vô cùng thấp và ninh vô cùng chậm rãi nên các kiểu rau củ không bao giờ bị nát nhừ dẫn đến việc nước xương mình hầm bị đổi vị đổi mùi. Để nồi này chạy cả ngày nhằm ninh xương bò, heo thì nước trong nồi còn chưa vơi được mấy mili lít, nên không cần ngồi đó canh me vì sợ nước cạn. Nhà tôi có cái nồi slow cooker to 6 lít, nó giữ nước nóng ở mức “lâu lâu nổi bọt” chứ chẳng bao giờ sôi sùng sục, một tháng lôi nó ra hầm nước dùng 2,3 lần là đủ. Cứ cắm nó bỏ đấy, chẳng hại gì trừ chuyện nếu nhà có diện tích nhỏ, phòng ngủ gần phòng bếp và để nồi nấu qua đêm thì hơi khó ngủ do mũi cứ hít phải… mùi thơm. Dùng slow cooker làm mỡ nấu ăn Cái lợi của slow cooker không chỉ là hầm xương, nếu thế mua có hơi phí. Nhà tôi còn dùng slow cooker để… nấu ra mỡ. Sau đó lấy mỡ này xào hoặc rán. Mấy bạn theo phong trào bỏ dầu thực vật đi ăn mỡ động vật cứ thế mua mỡ heo về thắng xèo xèo trên chảo, nhìn là hết hồn hết vía. Nấu mỡ kiểu không kiểm soát nhiệt như thế rất dễ khiến mỡ tốt biến tính thành mỡ hại. Truyền thống nấu mỡ là cắt từng lát thành hạt lựu nhỏ đều nhau, cho vào nồi, châm chút nước và bật lửa thật nhỏ nấu từ từ, và không được để mỡ sôi. Lâu lâu khuấy nồi để mỡ không bị dính dưới đáy, dẫn đến khét là toi nguyên nồi. Chứ mà bật lửa ầm ầm thì chỉ cần lỡ tay để một phần mỡ trong nồi cháy quá nhiệt độ cho phép là hại sức khỏe vô cùng.
Thế nấu kiểu này tốn bao lâu thời gian? À nồi ít mỡ cỡ 3 đến 4 tiếng, nhiều mỡ thì 5,6 tiếng là bình thường. Nhưng do mỡ nếu cấp đông thì sẽ trữ được cả năm nên thời xưa mỗi năm một nhà chỉ cần nấu mỡ 1 hoặc 2 lần là đủ dùng. Cô Hoa nhà tôi còn kể thời cô còn nhỏ, cả làng cùng nhau nuôi heo, tới gần Tết chia ra cùng nhau mổ heo, giã chả, nấu mỡ. Cuối cùng mỗi nhà lấy một phần. Mỡ heo đấy dùng trong cả năm, nên cô Hoa bảo thời đó lâu lâu mới dám xào, “dịp gì” mới dám rán chứ còn lại ăn rau luộc thôi. Nấu mỡ cực mà nuôi heo nó lâu lớn, quý lắm. Mỡ nấu chầm chậm rất thơm, trắng phau phau, dùng xào rau vô cùng ngon, thậm chí có thể lấy rán chả giò. Bỏ mỡ vào tủ lạnh là mỡ sẽ đông quánh lại, nom rất đẹp.
Nếu nghe thấy ham nhưng nghĩ tới chuyện đun mỡ lâu lắc là oải, thì có thể dùng slow cooker nấu mỡ đấy. Công đoạn y chang nấu nồi trên bếp mà không phải canh me gì. Vẫn là cắt mỡ, cho vào nồi, châm nước rồi bật nồi lên. Khoảng 45 phút hay một tiếng thì mở nắp khuấy mỡ nhằm kiểm tra xem có phần mỡ nào bị dính đáy nồi không. Như vậy lâu lâu tạt vào bếp một lần thôi chứ chẳng phải sợ sệt ngồi đó canh me. Cùng lắm chỉ phải canh con mèo nếu nhà nuôi mèo, lũ chúng nó sẽ khoái luẩn quẩn ở cạnh nồi slow cooker nếu chúng ngửi thấy mùi mỡ. Dùng slow cooker nấu hành Tây caramel Một trong những món có thể dùng slow cooker nấu nữa là món hành Tây caramel. Nó là một trong những món cực dã man vì phải cắt hành, nấu lâu với nhiệt thật thấp trên bếp và liên tay đảo đều để đường ngọt trong hành đổi màu. Nhiệt cao quá hành rất dễ cháy, mà một phần đã cháy rồi thì xem như cả nồi nó hỏng. Còn để lửa thấp và đảo thì hành này lâu đổi màu kinh khủng, ít thì nửa tiếng, nhiều hành thì vài tiếng mới xong. Khổ nỗi cái món hành Tây caramel này cực kỳ ngon ngọt. Dùng nó nấu lên các món hầm, món súp là tuyệt vời. Nhà nào thích nấu cà-ri, cho hành tây caramel vào nồi cà-ri là nó ngon hơn hẳn. Chả trách sao thời xưa – thậm chí thời nay – các nhà hàng xịn bên Tây rất hay bắt đầu bếp mới vô làm dí mắt vào chảo để nấu hành caramel cho các món súp và các món hầm.
Món hành caramel là món tôi rất lười làm. Nhưng lúc nào siêng tôi sẽ mua mấy ký hành Tây về, cắt cho cay xè con mắt rồi bỏ mớ hành vào slow cooker. Nung chảy chút bơ hoặc mỡ heo rồi rưới nó lên hành và cố gắng trộn đều. Sau đó bật slow cooker lên để đấy. Mỗi lần dùng slow cooker sẽ làm nhiều hành nên để chúng nó caramel xong là có khi cần 8 đến 10 tiếng. Được cái bỏ hành vào đây là sẽ không cần đảo hành liên tục như khi đứng bếp nữa, mỗi đợt nấu trong slow cooker chỉ cần đảo vài lần, mỗi lần cách nhau 2,3 tiếng là ổn. Có mớ hành caramel ấy rồi, ép chúng vào từng cái khuôn (dùng khuôn làm đá cỡ lớn) và cho vào ngăn đông. Khi chúng đông cứng thì lấy ra, bỏ vô hộp hoặc lọ – hoặc dùng bịch đựng thực phẩm nếu không ngại xài ni lông – rồi trữ chúng trong ngăn đông luôn. Mỗi lần muốn nấu súp, nấu món hầm, nấu lẩu, hay nấu món gì ấy cần, moi một “viên” caramel đang đông đá ra thả vào nồi. Nồi slow cooker khiến bao nhiêu món trở nên đỡ vất vả hơn nhiều. Chả trách sao có lần đọc cuốn sách của bác Joel Salatin còn bắt gặp đoạn người nông dân mê mẩn trồng trọt theo hướng tự nhiên như bác cũng phải khen nồi slow cooker, bảo rằng con dâu bác tối ngày bù đầu với trang trại nhưng vẫn dùng slow cooker nấu mỡ, hầm xương ngon lành. Vậy nồi áp suất thì sao Câu này nghe hỏi mãi. Thú thực là bạn nào đang có nồi áp suất, đang dùng thường xuyên và thấy hài lòng, cũng như thử lấy nồi áp suất đi hầm xương và kết quả thấy hài lòng thì cứ dùng. Cá nhân tôi không ưa nồi này lắm. Ngoài chuyện khó tìm ra nồi áp suất có lòng đúc bằng thép 18/10 hay 18/8, sau khi sang nhà bạn (tuốt bên Pháp) và dùng thử nồi áp suất để ninh xương vài bận thì kết quả có vẻ không được khả thi. Nồi này khiến nước dùng lúc đục lúc trong, thành phẩm cứ không được đều. Vị của nước dùng cũng tùy hứng. Một số hiệu nồi áp suất còn cho ra sản phẩm khác nhau, ví dụ nồi hãng A nấu ra nước trong còn nồi hãng B nấu ra nước đục ngầu, nồi hãng C chỉ nấu ngon khi dùng… xương gà. Chức năng áp suất cũng chẳng thể giúp ai nấu mỡ hay hành caramel nên đối với tôi nó ít công dụng. Nhà nào đang sử dụng nồi áp suất để nấu ra đủ món thì vận dụng nó ninh xương sẽ ổn hơn. Với lại cái bọn thích nấu nướng, học nghề ẩm thực thường là cái bọn control freak ở trong bếp – tức khoái đi kiểm soát đủ thứ, thậm chí những thứ lặt vặt khi nấu ăn. Tính khí này hợp với nồi slow cooker hơn, vì dù cắm điện và vứt nồi đấy nhưng khi muốn vẫn có thể nhìn thấy món đang nấu bên trong. Cần thì mở nắp ra, hớt bọt nếu nước dùng đang nổi thêm cặn “làm xấu sản phẩm”. Giữa chừng có thể nếm thử nước đang hầm để xem xét tình hình. Dù là hiệu nào đi nữa, slow cooker đa số vận hành rất đơn giản nên giữa các hiệu không có sự khác nhau mấy, chủ yếu khác cái mã hoặc cùng lắm là cách chỉnh nhiệt độ. Trong khi đó nồi áp suất lại ép nhiệt, mỗi lần mở van là mỗi lần run. Nó lại đóng kín không nhìn được bên trong, không mở nắp giữa chừng để ngó nghiêng, nêm nếm chỉnh sửa nếu cần. Nấu bằng nồi áp suất thì sản phẩm cuối cùng nó ra làm sao mình phải chấp nhận vậy, chứ lúc nó nấu là không đụng vào nó được. * Về chỗ mua nồi slow cooker thì các siêu thị điện máy đa số đều có bán, người ta thường gọi là nồi nấu chậm hoặc nồi tiềm. Tuy nhiên, thường họ bán nồi từ 3-4 lít trở xuống, nên nếu muốn mua nồi khoảng 5-6 lít thì mấy bạn mua từ Amazon nhé. Nếu bạn nào biết chỗ bán nồi slow cooker dung tích lớn thì mách chỗ cho mọi người biết với!
* Pha Lê nấu ăn: - Pha Lê nấu ăn: Trúng phải âm mưu của Soi, cuối cùng nấu được rươi ngon - Pha Lê nấu ăn: cá hanh với bó xôi - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua Hy Lạp (phần 1) - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 2) – Cà-ri mà nhẹ tựa bóng bay - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 3) – Heo ta heo tây đều ngon khi ngâm whey - Pha Lê nấu ăn: thích ăn cá thì nên tự phi lê - Pha Lê nấu ăn: ức gà khô thì đem bọc mỡ chài - Pha Lê nấu ăn: có măng ngon, nấu món gì cho lạ? - Pha Lê nấu ăn: Hai món serrano đơn giản cho người nấu thanh thản - Pha Lê nấu ăn: serrano củ cải – cuối cùng vẫn phải là Tàu - Nước hầm (phần 1): nếu hầm đúng, trong nước hầm có gì bổ? - Nước hầm (phần 2): chọn xương rồi lại chọn nồi, và tại sao phải hầm lâu, lửa nhỏ - Nước hầm (phần 3): làm sao để vừa hầm xương vừa đi chơi được với bồ - Pha Lê nấu ăn: muối trứng vịt và vỏ củ cải - Pha Lê nấu ăn: dưa leo chua ngọt, tỏi miso, củ cải đỏ ngâm mơ muối - Chanh muối kiểu Ma-rốc: chỉ để uống không thì quá phí - Pha Lê nấu ăn: người lười làm pancake lười để tạ lỗi - Pha Lê nấu ăn: Trời thương người siêng cho “pancake siêng” ngon hơn hẳn - Pha Lê nấu ăn: cho trái cấm của Nhật cặp kè với phô mai - Pha Lê nấu ăn: sốt táo thiên đường - Pha Lê nấu ăn: thịt viên Nga – làm thế nào cũng không ngon bằng mẹ nấu - Kẹo bơ mặn cho Giáng sinh thêm ngọt - Tết không ngán: làm món thịt “kho đi kho lại” - Làm món ngâm nước bạn cho món nước ta thêm thanh nhã - Câu chuyện bánh mì, bài 1: Vị cứu tinh cổ kim - Câu chuyện bánh mì (bài 2): Bánh mì ngon phải làm từ men vĩnh cửu - Câu chuyện bánh mì (bài 3): Pháp hay không Pháp, đó mới là vấn đề - Món Việt tinh thần Nhật: Cá mó ướp giấy dó - Kim chi vụn hào: - Tương “có con nhoi nhoi” ủ lâu năm của anh Sơn - Mạch nha: “cải tiến” món ức gà thành ngon tê tái - Hummus: món Trung Đông nhưng trẻ con Việt ăn thun thút - Không màng yêu ghét với tỏi confit Ý kiến - Thảo luận
15:13
Friday,11.9.2020
Đăng bởi:
phale
15:13
Friday,11.9.2020
Đăng bởi:
phale
Trả lời hai bạn nhé @Phan Phan: Nồi ủ hầm xương động vật không được, mình đã thử rồi. Cái duy nhất nồi ủ hầm được là cua nếu muốn dùng nước cua nấu canh, mà tốn kém lắm do bỏ con cua vào nồi ủ là coi như thịt nó nát nhừ, chỉ lấy được nước (rất ngọt), còn thịt cua sau đó không ăn được nữa. Xương động vật bắt buộc cứ phải hầm liu riu với nhiệt liên tục mới ra được hết chất ngọt của xương. @Bùi Thị Thu Hiền: Mình không có Thermomix TM5 nên mình không chắc là dùng như thế nào nhé. Nhiệt hầm xương động vật tối đa là 99-100 C, thời gian sẽ tùy đó là xương công nghiệp hay xương gà bò thả. Xương gà bò thả nuôi hữu cơ là thời gian như bài có ghi ở khúc đầu nếu nấu bằng slow cook, xương công nghiệp/không rõ lai lịch thì hầm bằng nửa thời gian đó thôi. Bạn nấu bằng thiết bị khác thì bạn tự kiểm tra thử xem, hầm bằng 1/2 thời gian trong bài, xong nếu thấy xương mềm và ra hết chất rồi thì ngưng, còn chưa được lại nấu tiếp Mỡ thì mình không rõ nhiệt chính xác, do mình hoặc hầm trên bếp với lửa nhỏ nhất có thể, hoặc quăng xừ vào nồi slow cook và để mức nhiệt thấp nhất, lâu lâu phải đảo mỡ để nó không dính đáy, chứ chưa bao giờ phải chỉnh nhiệt cả.
12:00
Tuesday,8.9.2020
Đăng bởi:
Phan Phan
Pha Lê ơi, còn nồi ủ thì sao. Tức là cho nồi nước xương liu riu sôi rồi cho vào nồi ủ, đậy kín qua đêm cũng được 8 tiếng đó, lại không tốn điện, tốn gas...
...xem tiếp
12:00
Tuesday,8.9.2020
Đăng bởi:
Phan Phan
Pha Lê ơi, còn nồi ủ thì sao. Tức là cho nồi nước xương liu riu sôi rồi cho vào nồi ủ, đậy kín qua đêm cũng được 8 tiếng đó, lại không tốn điện, tốn gas...
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Trả lời hai bạn nhé
@Phan Phan: Nồi ủ hầm xương động vật không được, mình đã thử rồi. Cái duy nhất nồi ủ hầm được là cua nếu muốn dùng nước cua nấu canh, mà tốn kém lắm do bỏ con cua vào nồi ủ là coi như thịt nó nát nhừ, chỉ lấy được nước (rất ngọt), còn thịt cua sau đó không ăn được nữa. Xương động vật bắt buộc cứ phải hầm liu riu v
...xem tiếp