Nghệ sĩ Việt Nam

Giấc mơ Phật của Nguyễn Tuấn 14. 01. 11 - 11:04 am

GIẤC MƠ PHẬT

Triển lãm điêu khắc gốm của Nguyễn Tuấn
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội
Khai mạc: 17h ngày 15. 1, kéo dài đến 20. 1. 2011
Hàng ngày từ 9h đến 17h

*

Giấc mơ Phật 1, Nguyễn Tuấn, gốm đất nung, 45x75x35 cm, 2010

Sinh năm 1981 tại Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, khoa Mỹ thuật truyền thống, chuyên ngành Gốm, cho triển lãm này, Nguyễn Tuấn đã viết statement sau cho triển lãm về Phật của anh:

“Trong một lần may mắn, tôi có cơ hội được tham gia làm một số công việc điêu khắc nho nhỏ. Cho những ngôi chùa trên núi Yên Tử, mỗi lúc làm việc được nghe những tiếng niệm kinh, gõ mõ từ trong am vẳng ra. Hòa cùng mùi hương trầm thơm lãng đãng ¬ bay trong không trung, một mình trong không khí thanh tịnh, tinh sạch và đầy tư tưởng về đạo lành. Tôi bất giác nghĩ về cuộc sống của mình nơi đô thị và những bon chen, vụn vặt của đời sống thường nhật mà ngẫm nghĩ tới những câu thơ của vị ni cô chùa Non Nước khi xưa.

“thế sự nhìn xem rối cuộc cờ
càng nhìn càng ngắm lại càng dơ,
đánh tan tục niệm hồi chuông sớm .
gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa…”

Qua đó mới thấy rõ sự chán ngán thế cuộc và một tâm hồn dâng cho đạo của vị ni cô kia.

Thiền (15 tượng), Nguyễn Tuấn, 15-155 x 50-75 x 20-40 cm, 2010

Những lúc nghĩ ngơi, được nghe nhưng kiến giải về đời của những sư thầy sống lâu năm ở đây. Cảm được những triết lý của Phật tuy có xa nhưng mà cũng rất gần, nó nằm ngay trong bản thể của mỗi cá nhân. Tôi xuống phố đem theo những cảm nhận nơi đất Phật, hình ảnh Phật, tôi nhìn thế giới của mình một cách thuần nhã hơn. Tôi bất chợt nhìn thấy hình ảnh Phật trong hình dáng ngồi của những người đang đợi chờ nơi bến xe buýt, trong những khuôn mặt những con người đứng đợi việc nơi vỉa hè. Hay trong giấc ngủ chập chờn của cậu bé học việc trong xưởng gốm của tôi, trong vóc dáng của những cô thôn nữ làng gốm nơi tôi làm việc. Trong những khuôn mặt tươi cười của những người anh, người bạn mà tôi yêu quí trong những lúc trà dư, tửu hậu. Tôi thấy được nhiều điều đẹp đẽ xung quanh mình mà mình không nhìn thấy rõ được trước đó, mọi việc như được phát quang và hiển lộ. Tôi đã tìm thấy đây chính là nguồn cảm hứng cho những chuỗi tác phẩm điêu khắc gốm của tôi sau này.”

Chuyện nhà Phật (6 tượng), Nguyễn Tuấn, gốm đất nung, 56x35x40 cm, 2010

Nguyễn Tuấn từng có một triển lãm chung với Nguyễn Minh Nam năm 2008 tại V Art Space (nay đã thôi hoạt động) có tên Bản Thảo Người. Năm ấy Tuấn cũng làm gốm và quan điểm nghệ thuật của Tuấn khi đó là:

Cái làm cho ta thực sự là người chẳng phải là khuôn mặt đẹp và làn da trắng, chẳng phải bộ quần áo đúng mốt hay tấm bằng bác sĩ, kỹ sư,… Thế nhưng thường ra, con người lại hay tự ti hoặc tự tôn bởi nhờ những thứ vật chất vô hồn đó. Tôi vẫn nghĩ, cái làm cho ta thực sự là người và khác nhau chính là tư duy và tình yêu. Cũng như trong nghệ thuật, chính tư duy – tình yêu và sự trải nghiệm của nghệ sĩ thể hiện trong đó sẽ tạo nên một tác phẩm, chứ không chỉ đơn thuần là vẻ ngoài của mảng miếng, hình khối.”

Mời bạn xem lại một số hình ảnh về triển lãm trước của Tuấn qua bài giới thiệu của V Art Space.

*

VIẾT THÊM VỀ BẢN THẢO NGƯỜI

Tôi (gốm của Nguyễn Tuấn)


Những bức tranh, khối tượng trong triển lãm này thoạt tiên đem đến cảm giác là chúng có thể tiếp tục được hoàn tất. Chúng dở dang, chúng có tiếp nối. Và vì vậy, chúng va chạm vào cảm xúc thị giác một cách mạnh mẽ.

Trước tiên là về tranh. Một cách tạo hình không quen cũ, do Nam đã tìm ra một lối đi riêng biệt, rành mạch mà không kém phần ma mị. Nam tạo hình các chân dung bằng nét thuần tuý, chứ không phân chia mảng màu, hay tạo form trước bằng nét rồi mới phối màu. Nam phiêu với chân dung bằng các nét có khi dịu dàng, khi dữ dội, khi tha thiết, khi rời rạc và dù thế nào, cuối cùng, một chân dung cũng hiện lên. Phải chắc chắn một điều là Nam rất vững vàng về hình họa mới có thể vẽ theo lối này.

 

Những thằng bạn

Để ý một chút, sẽ nhận ra là các chân dung này không hề lộ một vẻ hân hoan sống. Có một cái gì đó thật tẻ nhạt, trống trải.
Không phải vô cớ mà tất cả các chân dung đều màu trắng trên phông nền đa dạng sắc độ. Và như thêm một tone nữa cho tâm trạng này chính là các bức vẽ toàn thân. Chỉ là phụ nữ, nhưng qua đó, thấy được rõ ràng hơn một bản năng người bị dồn đẩy, che chắn và đồng thời luôn cố gắng vượt thoát khỏi mọi rào ngăn. Và cuối cùng, cái bản diện người được bộc lộ.

Đợi

 
Trong khi đó, Tuấn như tìm thấy ở gốm một khả năng hội thoại trực tiếp với chính mình. Khối tượng đàn ông của Tuấn cho thấy anh có ý bộc lộ trực diện những vấn đề cá nhân rất người, sau tất cả những ham muốn, gắng gượng, thử thách và chiếm đoạt hoặc cố gắng thể hiện một bản thể đàn ông. Tuấn độc thoại và đồng thời đối thoại với các hình khối, những tâm sự, dằn vặt dẫn Tuấn tạo hình, tạo khối. Thêm một chút rủi may với lửa, những khối tượng được điểm xuyết thêm các mảng màu khá gợi, dẫn dụ tưởng tượng và cảm xúc của người xem. 

Những đôi môi

Một sự chưa hoàn thiện – đó là cái bản thảo. Một con người để có thể sống hoàn thiện nhất là mình, trước tiên là với mình, thì cần trải qua trăm ngàn bản nháp, bản thảo và thậm chí họ chỉ có thể thoát ra khỏi cái vỏ bọc bản thảo ấy ngay trước phút lâm chung. Chắc rằng các bức vẽ của Nam và tượng của Tuấn sẽ đưa lại cho mỗi người xem ít nhiều các câu hỏi về một bản năng sống và bản ngã người hoàn thiện.

V Art Space

*

Bài liên quan:

– Giấc mơ Phật của Nguyễn Tuấn
– Khai mạc Giấc Mơ Phật
– GIẤC MƠ PHẬT: Giá Phật đời thường hơn…

Ý kiến - Thảo luận

12:12 Monday,17.1.2011 Đăng bởi:  Bap
anh Đạt ơi anh Đạt, anh đâu rồi? mới hỏi có thế mà anh không thèm trả lời.
À! giờ em mới biết anh là người làm tượng.
...xem tiếp
12:12 Monday,17.1.2011 Đăng bởi:  Bap
anh Đạt ơi anh Đạt, anh đâu rồi? mới hỏi có thế mà anh không thèm trả lời.
À! giờ em mới biết anh là người làm tượng. 
1:43 Saturday,15.1.2011 Đăng bởi:  Bap
Phân tích đi anh Đạt, tại sao bảo tàng lại thành cái chợ đến nơi?
Tại sao anh lại còm men dưới thông tin bài giới thiệu này theo cách bỏ lửng?
Mong anh cứ xổ toẹt như những bản Rap của anh tụi em thấy thú vị và học hỏi được nhiều hơn.
...xem tiếp
1:43 Saturday,15.1.2011 Đăng bởi:  Bap
Phân tích đi anh Đạt, tại sao bảo tàng lại thành cái chợ đến nơi?
Tại sao anh lại còm men dưới thông tin bài giới thiệu này theo cách bỏ lửng?
Mong anh cứ xổ toẹt như những bản Rap của anh tụi em thấy thú vị và học hỏi được nhiều hơn. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ca ngợi hay chửi rủa (có bổ sung)

Nguyễn Thị Huệ Hữu vs Ng. H. Phương Lan

Chất liệu và lòng tự trọng

Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả