Khác

Tin ngắn từ Art Stage 24. 01. 11 - 6:58 pm

Sonia Konileskov Jessop – Phạm Huy Thông dịch

.

(Lưu ý: Phần chữ in nghiêng là những thông tin phụ do Phạm Huy Thông thêm vào. Bài dịch được sự đồng ý của tác giả, trích từ nguồn: luxartasia.com)  

Liệu Art Stage đã tạo được thành công? Có. Liệu nó đã có thể tốt hơn? Vâng. Liệu Art Stage sẽ giúp Singapore ghi danh vào bản đồ địa chỉ nghệ thuật thế giới? Cũng có thể, nhưng phụ thuộc vào diễn biến của năm sau.  

Hội chợ nghệ thuật Art Stage được tổ chức trơn tru và có một số tác phẩm chất lượng tốt (và một số khác thì không được tốt lắm, điều này thì ở đâu chả thế). Thú vị thay, những tác phẩm mới nhất của các họa sĩ nổi danh của Châu Á đã thể hiện xu hướng đi lên trong sự nghiệp của họ. Gallery MAD trưng bày tượng của Zeng Fanzhi trong đó anh ta che phủ đi toàn bộ tác phẩm Madonna, một thực hành độc lập hoàn toàn với phong cách vẽ với bút pháp mạnh bạo tới hỗn loạn của anh trong hội họa. Nhiều người xem đi ngang qua bức tượng này hoàn toàn không nghĩ rằng đây là tác phẩm của một họa sĩ Trung Quốc đứng đầu trong các cuộc đấu giá. Trong khi đó, Li Chen (được biết đến như là Botero của Châu Á với những bức tượng béo múp rất hấp dẫn) giờ đây sử dụng đến gỗ vụn để ghép thành tác phẩm. Và tôi còn thấy một số tác phẩm của Masriadi với thông điệp rõ ràng, xác đáng hơn.  

Sonia với Zeng Fanzhi, đằng sau là bức tượng có phong cách khác biệt với Zeng Fanzhi hàng ngày


Sonia với Li Chen trước bức tượng thuộc series mới. Những bức tượng ghép từ các mẩu gỗ này không bán, sẽ được Li Chen phơi ngoài trời cho nếm trải gió sương. Bức lớn nhất trong bộ tượng này cao 8mét. Vâng, Li Chen lúc nào cũng thích làm tượng khổng lồ. Nhớ năm 2008, Li Chen được mời làm solo ở Bảo tàng Nghệ thuật Singapore, nhưngBảo tàng không đủ kinh phí để chuyển tất cả những tượng khổng lồ mà nghệ sĩ muốn. Li Chen đã chịu chơi bao thầu toàn bộ phần vận chuyển. Mỗi tác phẩm của Li Chen đều có kích cỡ một tượng đài.


Tranh trên tường là của Masriadi, bày trong Collector Stage.

Và quan trọng hơn nữa, một số nhà sưu tập hàng đầu thế giới đã ghé thăm Art Stage với những ví tiền dầy cộm. Lekha và Anupam Poddar, Don và Mera Rubell từ Miami và Guy Ullens (tất cả đều là những người có số má trong Top 10 nhà sưu tập nghệ thuật đương đại có tầm ảnh hưởng nhất), nào là những sưu tập gia Châu Á không kém phần quan trọng như Robert Chang và Budu Tek.  

Ba bức tranh của Takashi Murakami (người đã xuất hiện ở Art Stage một tí tẹo) đã bán được với tổng giá là 2.2 triệu đô Mỹ. Bốn tượng đồng của Li Chen đem lại 480ngàn đô Mỹ. Một số gallery mà tôi nói chuyện tỏ vẻ “tương đối” hài lòng cũng đã bán được vài tác phẩm.  

Sonia cùng nghệ sĩ người Campuchia Leong Seckon trong quầy của Rossi Rossi. Họa sĩ này vẽ một đám nửa người nửa cá chôn chân trong đám lầy. Xưởng vẽ của Leong trước kia nằm cạnh một hồ nước xanh trong, nhưng chính phủ Campuchia tiến hành khai thác quặng làm bùn lầy tràn về biến hồ nước thành đầm lầy ô nhiễm.

Cũng có một số chuyện giật gân:

Nghệ sĩ Ấn Độ T.Vankanna tự lột truồng, ngồi trên ghế băng, mời người xem ngồi cùng và chụp ảnh lưu niệm (Thông: Tôi đã chụp cùng anh nghệ sĩ này, nói chung thì Ấn Độ là một quốc gia lớn nhưng không phải người nào cũng to).

Họa sĩ Indonesia Ronald Manullang bày các bức tranh đồng tông vẽ Hitle có bầu. Tác phẩm này nhận được những phản ứng rõ ràng nhất, nhiều người rất thích, nhiều người rất ghét. Một bức tranh có cảnh Hitle ôm đứa bé vào lòng, bên cạnh ông ta là nạn nhân nổi tiếng của nạn diệt chủng Anne Frank thì đang ôm một máy tính Mac – bức tranh này đã bán được 33 ngàn đô Mỹ. Thành thật mà nói, tôi không hiểu nổi họa sĩ này, tự hỏi tại sao một nghệ sĩ Indonesia phải dùng đến Hitle để thể hiện bản thân, ngoài ý đồ đơn thuần gây sốc!

Gian trưng bày của Ronald Manullang

 *

Sonia tốt nghiệp Đại học Georgia, sau đó là Đại học Sorbonne, hiện đang sống ở Singapore cùng chồng và 3 con nhỏ.
Từng làm việc 11 năm trong ngành truyền thông tài chính, Sonia chuyển sang viết tự do khi cô đến sống ở Châu Á từ năm 2001. Cô viết bài cho các tờ International Herald Tribune, NewsWeek, tạp chí Prestigge, tuần báo Phụ Nữ Singapore. Cô cũng viết về nghệ thuật Châu Á cho các tờ ARTnews, Reader Digest và South China Morning Post… Cô xuất hiện trong một vài tập của series phim tài liệu về Nghệ thuật Đông Nam Á của đài truyền hình Channel News Asia. Nếu tôi không nhầm thì series phim này tên là “Spirit of times”, có 2 tập về Việt Nam trong đó có 9 họa sĩ gồm cả Đặng Xuân Hòa, Lê Quảng Hà, Nguyễn Văn Cường, Định Thị Thắm Poong, Nguyễn Thị Châu Giang, v.v… và tôi.
2007 Sonia từng đến Hà Nội viết bài về các họa sĩ đương đại như Lê Quảng Hà, Nguyễn Văn Cường… đăng trên tạp chí danh tiếng NewsWeek.

**

Bài liên quan:

– Art Stage Singapore: Vừa xem tranh vừa buôn chuyện
– Tin ngắn từ Art Stage

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi và không bao giờ đến

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả