Nghệ sĩ Việt Nam

Khai mạc “Đọng” của Lã Huy 09. 03. 11 - 7:33 am

Ảnh: Hà Dzũ Hoàng

 

 

.

ĐỌNG

Triển lãm tranh sắp đặt của họa sĩ Lã Huy
Khai mạc : 18h – 20h ngày Chủ Nhật, 6. 3. 2011
Từ 6. 3 đến 19. 3. 2011
Himiko visual café (324 Bis, Điện Biên Phủ P.11, Q.10, TP. HCM)

 

Ít giờ trước khai mạc triển lãm Đọng, chủ nhân quán Himiko Café vẫn còn phải làm nhãn tác phẩm…

 

… và Lã Huy vẫn còn phải dán nhãn lên tường sao cho thẳng.

 

Một trong những khách đến sớm nhất là họa sĩ Mạc Hoàng Thượng. Đến sớm không phải để xem tranh hay xem sáp…

 

… Mạc Hoàng Thượng đến sớm để đọc sách tranh của Nguyễn Sơn (trong khi Nguyễn Sơn đang lo làm triển lãm Độc Tấu tuốt tận Hà Nội).

 

Kế tới là đạo diễn trẻ Trần Lý Trí Tân và bạn gái

 

Xong rồi đến phóng viên báo đài. Anh này đang quay cái gì thế?…


Anh quay tác phẩm “Khỏa Thân” đặt trong một hộp kính để trên bàn.


Một chỗ khác, phóng viên khác tranh thủ phỏng vấn Mạc Hoàng Thượng. Ngồi ở xa nên người viết không nghe được anh nói gì.

 

 

 

Trong lúc ấy khách đến nhiều hơn, có Lê Kinh Tài (áo màu cam). Quán Himiko tuy nhỏ nhưng ấm cúng. Chủ nhân là họa sĩ Himiko Nguyễn, hiện phải một tay kiêm nhiều việc trong lúc thiếu nhân viên.

 

Hễ có Lê Kinh Tài là có Nguyễn Quang Vinh – đôi bạn cùng tiến. Để ý thì anh Tài luôn mặc áo cam, anh Vinh luôn mặc áo đen.

 

Có Phương Quốc Trí (áo sậm) cũng đến chơi.

 

Có Trần Lý Trí Tân (khoanh tay) cũng mới làm một tuần phim ngắn tại Himiko. Đứng cạnh anh là Châu Quang Phước, PR manager của BHD (là nơi làm ra phim “Cánh đồng Bất tận”).

 

Có Nguyễn Mậu Tân Thư, tháng trước mới làm triển lãm Loanh Quanh Luẩn Quẩn cũng tại Himiko Café.

 

Có cả nhóm sinh viên Mỹ thuật năm thứ ba trông trẻ như học trò trung học.

 

Không có khai mạc kiểu truyền thống, tức cắt băng, phát biểu, tặng hoa, chụp ảnh. Ai ngồi đâu cứ ngồi đấy. Uống nước thì tự phục vụ (nước miễn phí, gồm có rượu vang, coca và Đảnh Thạnh chanh đường), xem xong thì tự về.

 

Khách xem “Trích đoạn Tiếu Tượng 6-7-8”. Đó là tác giả chụp lại những chi tiết gốm Cây Mai ở ngôi chùa cổ ngoài quận 5, và đồ sáp phủ một lớp mờ mờ bàng bạc làm khung.

 

Nhìn gần thì thế này đây…

 

Đây là tác phẩm “Chảy ngược” là một góc cái đôn vỡ, cũng được đổ sáp. Bên trên là tượng Phật, gốm Lái Thiêu, hậu duệ của gốm Cây Mai (từ Sài Gòn Gia Định dạt về Lái Thiêu)

 

Một chi tiết gốm được đổ sáp.

 

“Bảo tồn” – phần đôn con voi còn lại được đổ sáp mà Lã Huy nhắc đến trong statement. (mặt này còn nguyên, mặt bên kia đã vỡ)

 

Tóm lại là nếu đang ở Sài Gòn thì bạn nên đến tận nơi, xem tận mặt các tác phẩm, như bạn nghệ sĩ nước ngoài này.

*

Triển lãm còn kéo dài đến 19. 3. 2011
Mở cửa từ 10h đến 22h30

*

 

Bài liên quan:

– Lã Huy: Dùng sáp để đọng thời gian
– Tranh cãi quanh statement của Lã Huy
– Khai mạc “Đọng” của Lã Huy
– Trao đổi với Himiko: Biết hay không cần biết

Ý kiến - Thảo luận

21:24 Monday,5.3.2012 Đăng bởi:  văn bình
ý tưởng đổ sáp của Lã Huy rất hay. Chất liệu êm dịu, mơ màng, mong manh, vẫn giữ được hình hài dáng vẻ của đồ vật. chất liệu sáp ong có một người cũng dùng là nghệ sĩ người Đức W.Laib, ông này còn dùng phấn hoa và sữa để sáng tác. Tuy nhiên ông đi theo một ý tưởng nghệ thuật khác, không phủ sáp đồ vật như Lã Huy. Chúc mừng Lã Huy.
...xem tiếp
21:24 Monday,5.3.2012 Đăng bởi:  văn bình
ý tưởng đổ sáp của Lã Huy rất hay. Chất liệu êm dịu, mơ màng, mong manh, vẫn giữ được hình hài dáng vẻ của đồ vật. chất liệu sáp ong có một người cũng dùng là nghệ sĩ người Đức W.Laib, ông này còn dùng phấn hoa và sữa để sáng tác. Tuy nhiên ông đi theo một ý tưởng nghệ thuật khác, không phủ sáp đồ vật như Lã Huy. Chúc mừng Lã Huy. 
5:42 Thursday,10.3.2011 Đăng bởi:  han
Triển lãm không cắt băng, khai mạc, phát biểu, tặng hoa, chụp ảnh... Văn minh! Triển lãm tranh chứ có phải khai mạc hội nghị tổng kết hay khánh thành hội trường cơ quan đâu. Những triển lãm khác nên học tập cho nó bớt chất "công chức nghệ thuật"
...xem tiếp
5:42 Thursday,10.3.2011 Đăng bởi:  han
Triển lãm không cắt băng, khai mạc, phát biểu, tặng hoa, chụp ảnh... Văn minh! Triển lãm tranh chứ có phải khai mạc hội nghị tổng kết hay khánh thành hội trường cơ quan đâu. Những triển lãm khác nên học tập cho nó bớt chất "công chức nghệ thuật" 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao đại gia ta chưa bỏ tiền mua tranh ta?

Phạm Huy Thông - Nguyễn Hồng Sơn - Phạm Quốc Trung

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả