|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamTrần Lương – nghiêm túc làm mưa làm gió 04. 05. 10 - 1:36 amVŨ ĐỨC TOÀNSOI – Đồng hành cùng cuốn sách 12 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Việt Nam (Chủ biên: Đào Mai Trang), SOI xin lần lượt giới thiệu chân dung của 12 nghệ sĩ: Vũ Dân Tân, Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Trần Lương, Lý Trần Quỳnh Giang, Đào Anh Khánh, Nguyễn Bảo Toàn, Lê Quảng Hà, Jun Nguyễn Hatsushiba, Đinh Quang Lê, Đinh Ý Nhi, Ly Hoàng Ly (cùng những nghệ sĩ khác mà SOI đánh giá cao những nỗ lực cùng đóng góp) với góc nhìn riêng… Bài viết do SOI đặt tên lại.
Một trong số rất ít hoạ sĩ kiên định đi theo lựa chọn riêng, ngay khi mà làn sóng thị trường đang khiến giới hoạ sĩ và dường như cả Hà Nội ngây ngất. Một thời cuộc mới, nó chưa hẳn định hình. Trần Lương, người ta có biết nhiều nhất anh là một hoạ sĩ trong Gang of five đang làm mưa làm gió trong bối cảnh mỹ thuật đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Còn đối với Nghệ thuật đương đại lúc đó chưa là một giá trị đáng kể trong hệ thống giá trị của đời sống mỹ thuật. Nó thậm trí còn trở nên trái tai, một thứ gì đó vướng víu mà thậm chí người ta không muốn biết sự vướng víu đó hiện tồn như thế nào… Thời cuộc đó được bắt đầu với vẻn vẹn một vài nhân vật cốt yếu. Mà Trần Lương thì không nghi ngờ gì nữa, anh chính là một phần rất quan trọng xây dựng nên cơ đồ này. Người thực hành nghệ thuật là một cách gọi giản dị nhưng chủ động bộc lộ ý thức về con người nghệ sĩ đương đại đối với tất cả mọi phương diện cuộc sống xung quanh mà họ khó có khả năng chối bỏ. Có thể nói rằng, nhưng năm tháng đầu lăn lộn với nghệ thuật mới cũng chính là quá trình trải nghiệm của việc đi từ hoạ sĩ đến người thực hành nghệ thuật. Và cũng nên hiểu rằng, từ hoạ sĩ kể trên phải được hiểu theo ngữ cảnh địa phương và thời gian xác định mà chúng ta nói tới. Ngay sau đó, với những hoạt động không ngừng nghỉ, một cách rất tự nhiên Trần Lương đã thực sự trở thành nhà hoạt động nghệ thuật. Sự đa dạng và năng động gắn liền với hình ảnh của anh.Vào cuối những năm 90 thế kỷ 20, nghệ thuật đương đại ở Hà Nội đã được đa dạng hoá cùng những hoạt động có tính chất cộng đồng. Khi đó các nghệ sĩ bắt đầu để ý ngày một nhiều đến sự phát triển mạng lưới hơn là việc chỉ đơn giản trình làng các tác phẩm đương đại. Với một nỗ lực lớn, TrầnLương và các cộng sự đã đi được một bước dài khi thực hiện các chuyến hợp tác nghệ thuật với quốc tế. Ngoảnh đi ngoảnh lại thời kỳ mò mẫm và ủ dột của nghệ thuật đương đại đã tạm ở sau lưng. Những lịch trình dày đặc và vô số công việc, dự án khiến cho việc khảo sát các tác phẩm của anh thực sự là một trở ngại. Mùa Hè 2008, tại sảnh SAM (Singapore art museum) cũng là một lần đáng nhớ trong chuỗi sự kiện nghệ thuật của bản thân anh. Đó là lần thứ bảy, Những vết lằn được Trần Lương tái diễn với chiếc khăn đỏ trong series Performance art của mình. Sáu lần trước đó đã từng xảy ra ở Bắc Kinh, Hàng Châu, Seoul, Thượng Hải, Indonesia và Sài Gòn. Người ta thấy anh bắt đầu tung tăng với chiếc khăn đỏ bằng vẻ khoan khoái kéo dài khắp hành lang của SAM. Và họ đột nhiên phải chú ý vào hành vi của người đàn ông này khi thấy bắt đầu có những biểu hiện ức chế: giật chiếc khăn đỏ phần phật một cách dữ dội. Sau đó là một vài lời bộc bạch cho khán giả về ký ức của anh với chiếc khăn đỏ. Có những thứ dội về rung động như là máu thịt trộn lẫn cảm giác khó tả của lòng tự hào, sự thiêng liêng và ngờ vực… những thứ thật khó để trở thành câu chuyện có thể kể lể. Và anh quyết định sẽ performance như thế nào đó với chiếc khăn đỏ, khi một hôm chợt bắt gặp cậu con trai mình cũng được trở thành đội viên và cũng với chiếc khăn quàng đỏ thắm. Nhưng hình như với thế hệ của cậu con trai chiếc khăn đỏ chỉ mang ý nghĩa màu sắc vật lý mà thôi? Trở lại với không khí ở SAM lúc đó, Trần Lương mời mọi người dùng chiếc khăn đỏ giật thật mạnh vào tấm lưng trần đến khi tứa máu và để lại những vết lằn dát đỏ. Kết thúc là một nghi thức cúi chào trang trọng của tác giả với chiếc khăn đỏ được gấp ngay ngắn. Có rất nhiều người hăng máu tương tác với anh nhưng những người từ chối vì không dám tham gia trong performance này có lẽ còn nhiều hơn. Không khí căng thẳng và nín lặng kéo dài, những khuôn mặt bối rối và biến sắc của một số khán giả. Tất cả dịu đi khi bắt đầu có những tác phẩm và chương trình tiếp nối. Trần Lương khá quen thuộc với những tác phẩm toát lên vị mặn của mồ hôi và những cảm xúc máu thịt. Nó luôn bộc lộ một đời sống nếm trải, ăn chịu một cách không e ngại. Nhưng ở những tác phẩm luôn có được cách lựa rất chừng mực và cân bằng trong thao tác và hành vi. Ở đây, ứng xử nghệ thuật mang phong cách, tinh thần gì đó rất lễ độ và trí thức. Ngụy Trang được thực hiện năm 2008 là một sắp đặt 70 bức giấy dó khổ lớn tạo nên một con đường chạy dài. Mỗi bức giấy dó được anh tỉ mỉ vẽ bằng mực nho, và coi đó như những minh hoạ tự sự. Trên bề mặt giấy Trần Lương thực hiện lên đó tựa như hoạ tiết quân sự rằn ri. Sự ráp nối con đường gồm 70 bức giấy dó lốm đốm, riêng lẻ thì có thể chỉ gợi lên cảm xúc trừu tượng hoặc ký hiệu bất kỳ. Nhưng quá trình của nó như là sự lân la của những mẩu ký ức để sâu chuỗi đến những câu chuyện và sự kiện xung quanh cuộc sống. Anh cũng thấy con đường đó là một hành trình tìm kiếm để xới tung ra những điều nằm sâu bởi những lý do nào đó. Những thứ bị che phủ không phải chỉ bởi bụi, những thứ đó cũng có thể coi là sự nguỵ trang dấn đến sự mông lung. Một thứ nhiễu điều có sức bao phủ lên trên con người… Với Daodao Live Art Festival 2007, cả giới nghệ sĩ quốc tế mà trong đó hầu hết là những nhân vật có hạng về performance art dành cho anh không ít sự kiêng nể khi tận mắt chứng kiến việc Trần Lương thực hiện tác phẩm performance đánh răng ngay tại quảng trường Thiên An Môn (cleaning mouth). Trước đó, ngay cả một số nghệ sĩ Trung Quốc đã không thể thực hiện được tác phẩm của mình bởi sự khắt khe của lực lượng bảo vệ và an ninh tại quảng trường. Quảng trường Thiên An Môn là một địa điểm không được chỉ định chính thức trong lịch trình hoạt động của đoàn nghệ sĩ quốc tế khi đó. Nhà tổ chức và curator ra thông báo các nghệ sỹ có quyền tuỳ ý (nếu có thể) ứng biến làm tác phẩm với không gian phi điều kiện này. Và cũng không quên khuyến cáo đây là địa điểm mà khi làm cá nhân nghệ sĩ phải chịu hoàn toàn trách nghiệm vì đó là nơi không được đảm bảo bất cứ một ưu tiên nào cho nghệ sĩ và nghệ thuật. Trần Lương đã không bỏ qua cơ hội quý giá được làm performance tại một quảng trường danh tiếng và hết sức đặc biệt này. Ban đầu, anh cũng bị ngợp bởi cảm giác khó tả không thể cưỡng lại khi đến đây. Một cảm giác bồn chồn, lâng lâng của cả quá khứ và hiện tại, có thể nó lôi cuốn tò mò như cảm giác bị bóng đè? Anh đánh răng và chắc hẳn đã luôn ý thức có một chân dung Mao khổng lồ phía sau… Mùi thơm bạc hà của kem đánh răng cùng bọt trắng xoá nhoe nhoét trên mồm trước sự hiếu kỳ của những người tụ tập tại quảng trường. Thật khó có một bình luận nào trước một sự thể oái oăm và trái khoáy đến vậy. Ở đây, tính ám thị là cái chủ động đưa đến cho người ta hơn là trông chờ vào một thông điệp và nội dung nào. Hình như Mao đã là một cái gì đó quá lớn, và ngay đến những nghệ sĩ Trung Quốc vẫn luôn hồ hởi đón nhận những thái độ từ nghệ thuật không biết chán. Không ít nghệ sĩ và sinh viên nghệ thuật mừng rỡ và tán thưởng Trần Lương khi anh được trở về bình an vô sự sau vài tiếng rắc rối với lựng lượng bảo vệ an ninh. Tác phẩm Lần mò quá khứ trong trương trình lưu trú nghệ thuật (Residence) tại Umbria-Italia (Civitella Ranieri Center), 2002. Trần Lương đào một cái áo nhỏ trên núi rồi thả xuống mặt nước đầy bèo tấm. Anh quẳng xuống ao thập cẩm những đồ vật mà mình thu thập được mang từ Việt Nam. Anh nhắm mắt nhưng mí mắt lúc đó lại được vẽ đè lên hình ảnh đôi mắt luôn mở trừng trừng và bắt đầu quá trình ngụp lặn mò mẫm dưới ao những đồ vật dưới đó. Sâu dưới mặt ao là lớp bùn phủ lên những đồ vật nằm im thin thít, bắt gặp đôi tay sờ soạng, dờ dẫm và đôi lúc lại móc lên được một cái gì đó quăng lên bờ. Khi thì là cái bát sắt tráng men, lúc là khúc xương, đèn pin, rồi lại đến một phần quả bom bi, cả cái đầu tượng tiên đồng ngọc nữ… gần một tiếng đồng hồ trôi qua, trên bờ đã lủng củng đủ các thứ. Nghệ sĩ lóp ngóp ngoi lên bờ, một bộ dạng nhếch nhác ướt như chuột lột toàn là bùn với bèo dính trên người. Trò chơi “trục vớt” đã dừng lại mặc dù không biết chắc dưới kia còn xót thứ gì của quá khứ? Tác phẩm cũng “ướt sũng” như chính anh lúc trình diễn vậy. Nó dậy nên vị bùi ngùi thật khó tả. Hình dung nếu có thể, nó giống như một đoạn trong bộ phim tài liệu nào đó bị bỏ rơi… bị cắt đứt với không gian và thời gian. Nghệ thuật của Trần Lương luôn được trong giới xếp vào hàng có sự phản kháng và biểu đạt mạnh mẽ. Nhưng những tính chất đó cũng được nghệ sĩ này diễn xướng và bộc lộ rất đa dạng. Nó không nhất thiết là thứ hầm hố lên gân lên cốt. Dòng chảy mà nó phải chảy không ngông cuồng, luôn có sự liền mạch, thông suốt chín chắn. Một tác phẩm rất lạ và đặc sắc được anh thực hiện tại Bắc Kinh 2007. Có thể nói rằng đây là một nụ cười hóm hỉnh ít thấy trong nghệ thuật của anh. Nói đúng hơn, là một sự việc kì cục, gây cảm giác vừa tức vừa buồn cười. Trong khán phòng sang trọng của sân khấu kịch nghệ. Những hàng nghế chật khán giả hướng lên màn hình video được đặt trên sân khấu. Nó chăm chăm chiếu những cảnh ăn uống nhồm nhoằm rất đa dạng, từ những xuất ăn lam lũ của người lao động, đến những bữa tiệc sang trọng. Nhưng nói chung là đặc tả mọi cái mồm đang ăn mọi thứ… Và ngay bên dưới màn hình, Trần Lương – tác giả của video trên đang lúi húi ngồi quay lưng lại khán giả. Anh chùm một thứ vải voan trong trong mờ mờ được thêu hoa văn nhỏ cưc kỳ tinh xảo và đẹp mắt rồi cứ lục đục làm cái gì đó. Chỉ một lúc sau, khán phòng bắt đầu thấy xì xào khó chịu bởi một sự bốc mùi, rõ ràng nó là một mùi thơm rất khó chịu trong hoàn cảnh này. Tất cả những thứ đó phát ra từ hướng nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu. Người ta thấy có tiếng xèo xèo dầu mỡ, om khói bốc lên nghi ngút, mùi thơm khét sực nức cả không gian ngột ngạt. Một sự chế biến nghệ thuật? một sự xào nấu nghệ thuật? một sự trình diễn ngang tra tấn? Trần Lương đang phi tỏi trong một cái chảo chơi đồ hàng với một ngọn nến ngay trong khán phòng. Phía dưới, một vài tiếng gắt gỏng khó tính, đôi khi cả những câu chửi vùng vằng cùng với những tiếng vỗ tay và cười khoái trí, tất cả được quyện lẫn với mùi thơm không thể chịu nổi của tỏi phi trong một không gian quá nghệ thuật. “Thật hết chỗ nói với nghệ thuật”. Nếu có một câu như vậy từ dư luận trên các bài phê bình sau đó, chắc hẳn người vui mừng sẽ là Trần Lương. Tác phẩm này là một sự cười, và hình dung cái mồm cười này chắc cũng phải méo mó thế nào đó thật khó coi, giống như cái mùi thơm khi đó thật khó mà ngửi. Người ta có thể nói rằng đây là một tác phẩm có vẻ cực kỳ nhố nhăng nhưng cũng là một tác phẩm cực kỳ thú vị và đầy diễu nhại. Còn nữa, không biết tác giả của nó có có lên kế hoạch hỗn hợp hương thơm kia với những thứ nước hoa đắt tiền của những quý ông quý bà hiện diện trong khán phòng đó? Trồng lúa trong nhà như là một trong những “bức tranh siêu thực” được anh vẽ nhiều lần. Nó từng được anh thực hiện ở Hà Nội, Liverpool, Singapore… Đã từng thấy người ta xem đây là tác phẩm mang mầu sắc chủ nghĩa dân tộc. Đơn giản nhất thì nói rằng Trần Lương là người yêu quê hương, đất nước. Trĩu nặng trong bông lúa hạt gạo là những gì mồ hôi nước mắt, một nắng hai sương, tần tảo sớm hôm. Cũng có thể coi đó như sự chia sẻ hình ảnh văn hoá và những thiên truyện mang tính biểu tưởng Việt Nam. Với nghệ thuật thị giác, sự liên hệ đương nhiên đến sau ánh nhìn nghệ thuật. Sự biểu cảm và ám thị là một quyền năng rất cũ những không gì thay thế nổi. Và, trong những căn phòng có điều kiện, những khóm mạ nhen nhóm lên một màu xanh mướt đi ra ngoài sự quen thuộc của khí hậu và môi trường bản địa. Ở Liverpool những bông lúa mọc lên cùng với hệ thông máy sưởi tối tân trong phòng triển lãm. Tại Singapore, không gian gallery là nơi sự sống từng ngày của cây lúa lan toả cùng không khí máy lạnh. Sự phi lý không làm cho cây lúa chết quá sớm. Từng khóm, từng khóm vẫn đủ sức gây nên một cảnh tượng kỳ lạ. Trên những vách tường, bệ cửa, ô thoáng… lúa vẫn mọc xanh rì đẩy người xem như đứng giữa một bức tranh siêu thực. Ngược thời gian về năm 2002, khi đó Trần Lương chủ trì một chương trình không thể không đề cập tới. Với chức danh giám đốc nghệ thuật của trung tâm mỹ thuật đương đại. Anh tổ chức đoàn gồm 11 hoạ sĩ đi thực tế theo một cách khác hẳn với hoạt động hội trại sáng tác. Nó giống một cuộc điền dã và thâm nhập thực tế xã hội. Đoàn đến mỏ than Mạo Khê, nơi có hàng nghìn công nhân khai thác ngày đêm sâu dưới lòng đất. Anh và các nghệ sĩ ý thức việc lên đây để ăn, ngủ, nghỉ, lao động, sinh hoạt ngoại khoá… tất tần tật phải sống như họ. Đến những ngày cuối cùng, mọi người có thể làm tác phẩm tuỳ ý, không bắt buộc. Với cách thức như vậy, ai cũng đầy cảm xúc và họ đã để lại cho vùng mỏ những tác phẩm rất chân thành. Trần Lương cũng như mọi người đều cảm nhận được sự gian lao và khắc nhiệt đến tột độ. Hơn nữa, anh bị ấn tưởng bởi màu đen thật lạ, màu đen không gì tả nổi ở nơi đây. Một màu đen đến phát dức như khắc vào tâm trí. Tác phẩm Người cơm của anh ra đời cũng từ đó. Đặt cơm trắng ở nhà bếp của công trường từ tờ mờ sáng. Trần Lương đứng như trời trồng còn các cộng sự của anh thì ra sức đắp cơm lên người anh. Nó là một tượng đài cơm bằng sương bằng thịt theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Một sự tương phản và những cảm giác xúc động. Một vùng đen mênh mông có 1một đốm trắng tinh. Giữa một thứ đen nhánh, bóng, sắc là một sự trắng trong hôi hổi, dẻo thơm. Đó là những sử lý thị giác rất tinh tế và giản dị. Người cơm đứng đó, nắng lên đến đỉnh và lớp cơm trắng bắt đầu khô dóc rồi từ từ bong ra từng mảng. Quay về những giai đoạn cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Những tác phẩm như series Chảy; Khởi thuỷ; Con Rồng Tân Thời… là những thực nghiệm ban đầu của quá trình đi từ hội hoạ sang với nghệ thuật thị giác nói chung. Nó thường có sự dàn dựng và kết hợp giữa nhiều chất liệu cũng như những đại lượng thị giác trong nhất thể. Tính chất thẩm mỹ và cảm xúc như là mạch nối giữa ý niệm và cơ cấu vật chất tác phẩm. Những khảo cứu sơ bộ trên nằm trong số hệ thống tác phẩm cũng như rất nhiều chương trình thực hành nghệ thuật của Trần Lương. Ở mọi thời cuộc, sự vững vàng về nghề nghiệp cũng như học thuật luôn khẳng định địa vị tồn tại của anh. Nhìn lại hơn một thập kỷ của nghệ thuật đương đại ở đây, người ta thật không có nhiều cơ hội nhận diện Trần Lương trên khía cạnh nghệ sĩ một cách tường tận. Với hàm lượng thông tin nhất định từ giới truyền thông, người ta chỉ dễ dàng nhận ra anh là một nhà hoạt động tổ chức nghệ thuật và có mặt trong mọi diễn biến, sự kiện quan trọng của nghệ thuật đương đại. Bản thân anh cũng không coi đó là một điều đáng bận tâm, vì quan điểm cá nhân của Trần Lương là: mọi hoạt động nghệ thuật, chứ không phải làm nghệ thuật với chức danh gì. Nhưng chắc chắn là mọi hoạt động phải chất lượng và giúp đời sống văn hóa nghệ thuật phát triển. Ý kiến - Thảo luận
1:20
Monday,26.5.2014
Đăng bởi:
Trần Mỹ Linh
1:20
Monday,26.5.2014
Đăng bởi:
Trần Mỹ Linh
Mình chỉ đọc qua để tìm hiểu tác giả Trần Lương và tác phẩm "Người com" thôi, chưa đọc kĩ. Nhưng lướt qua đã thấy tác giả viết sai chính tả khá nhiều...Ví dụ : "thậm trí" hay "sử lý"...
17:17
Tuesday,12.3.2013
Đăng bởi:
trần lương
Trả lời bạn Nguyen Truong Hoang: "Người cơm" sáng tác tháng 10 năm 2001 tại mỏ than Mạo Khê. Trình diễn phóng túng trong 6 tiếng (Durational performance 6 hours). ...xem tiếp
17:17
Tuesday,12.3.2013
Đăng bởi:
trần lương
Trả lời bạn Nguyen Truong Hoang: "Người cơm" sáng tác tháng 10 năm 2001 tại mỏ than Mạo Khê. Trình diễn phóng túng trong 6 tiếng (Durational performance 6 hours). Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp