Gẫm & Bình

Khả năng khuấy động của nghệ thuật khỏa thân 25. 04. 11 - 10:19 am

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Một vụ tấn công tác phẩm Hai người đàn bà Tahiti của Gauguin cho thấy rằng nghệ thuật khỏa thân có từ xa xưa vẫn còn có khả năng khuấy động.

Theo như người phụ nữ tấn công tác phẩm Hai người đàn bà Tahiti (1899) tại Nhà trưng bày nghệ thuật Quốc gia, Washing DC, đầu tháng 4. 2011 vừa qua thì Gauguin thật đúng là “đồ quỷ”. Susan Burns, tên của bà này, đập thùm thụp vào bức tranh, khi đó vừa được chuyển đến từ Bảo tàng Tate Modern trên đường “lưu diễn”. Cũng may là bức tranh được bảo vệ bởi một tấm chắn bằng plexiglass. “Tôi nghĩ ông Gauguin là người quỷ quái”. Bà phát biểu với cảnh sát sau vụ việc. “Ông ta vẽ khỏa thân, rất là xấu cho trẻ em. Ông vẽ hai người đàn bà trong tranh và có gì đó rất là đồng tính.”

Những vụ tấn công vào nghệ thuật lúc nào cũng tồi tệ, hiếm khi nào có gì thú vị. Trước khi bực mình vì cái bà Susan Burns này, chúng ta cũng nên biết rằng bà này tự nhận mình làm việc cho CIA và có một cái radio trong đầu. Chúng ta cũng nên khoan kết luận rằng bức Hai người đàn bà Tahiti lâu nay được treo khá là yên bình, không ai tấn công ở Bảo tàng Metropolitan tại New York thì có nghĩa rằng ngoài Manhattan ra, các vùng còn lại của nước Mỹ hơi bị cổ hủ hẹp hòi. Đương nhiên chẳng nên vơ đũa cả nắm như thế.

Điều thú vị ở đây là, một lần nữa, một tác phẩm nghệ thuật lớn đã trở thành mục tiêu tấn công, chỉ vì nó khỏa thân và gợi dục. Họa phẩm này của Gauguin đứng chung hàng với bức The Rokeby Venus ở Nhà trưng bày Quốc gia London, bị một phụ nữ đòi quyền bầu cử rạch một đường năm 1914,

The Rokeby Venus

và cả bức Danae của Rembrandt đang trưng bày tại Bảo tàng Hermitage. Bức Rembrandt thì bị tạt axit hồi những năm 80s. Hai tác phẩm nói trên là những ví dụ sống động về tranh khỏa thân bị tấn công bạo lực từ xưa đến nay. Cũng còn may là bức Gauguin không bị hư tổn nhiều như những bức kia.

Tác phẩm Danae của Rembrandt

Tôi thấy thú vị ở chỗ là dù những ví dụ này có phần hơi khó chịu, nhưng chúng cho ta thấy sức mạnh của tranh khỏa thân, một loại hình nghệ thuật có từ thời Hi Lạp cổ đại, được làm sống lại trong Thời Phục hưng và đến ngày nay vẫn có nhiều người theo đuổi. Nếu hội họa nói chung ngày nay đã bị nhiều người cho là lỗi thời, là quá lành, là bảo thủ về nghệ thuật, thì tại sao một bức tranh vẽ cơ thể trần truồng vẫn làm cho người ta nổi giận đến như vậy?

Venus of Urbino, Titian

Tôi nghĩ khả năng gây sốc và khiến cho người ta thấy bị xúc phạm của những tranh khỏa thân hay tượng khỏa thân chính là bằng chứng sống động, cho thấy nghệ thuật mà cao thì vẫn có sức sống mạnh mẽ. Và còn hơn thế. Trong một chương trình truyền hình, nhà phê bình John Berger đã so sánh những bức tranh khỏa thân với sự bóc lột thân thể phụ nữ ở thời hiện đại. Nhưng trong thời đại mà truyền thông làm tranh hơi bị thất thế thì lập luận như vậy có thể áp dụng cả hai chiều. Và đáng kinh ngạc rằng trong chừng mực nào đó tranh vẽ cũng không khác mấy những bức ảnh bẩn – tức là đến mỹ thuật cũng có thể làm người cảm thấy ghê tởm.

Khỏa thân làm người ta phiền vì nhiều lý do, từ tôn giáo đến chính trị. Tôi hoàn toàn không có một quan điểm mang tính ý thức hệ nào về nó; tôi cũng thấy chẳng có lý do gì để “bảo vệ” nó. Tôi chỉ thấy hay là đến giờ ta vẫn bị tức giận, phiền lòng, hay quyến rũ bởi thứ nghệ thuật cổ xưa này.

*

 

 

Soi định phi tang bằng chứng Soi “mắt mù” nhưng vì có tới mấy cmt nhắc tới nên để lên lại cho các bạn có thể hiểu được sự vụ 🙂

Ý kiến - Thảo luận

16:59 Wednesday,30.1.2013 Đăng bởi:  Mở Ngoặc
Ối giời ! Thế là bà này chưa thấy bức  “Nguồn gốc của Thế giới” (L’origin du Monde) của Gustave Courbet  rồi, nếu không dám đóan bà sẽ lôi súng ra bắn lắm ( CIA agent mà :-). Bức này họa sĩ vẽ khá tỉ mỉ, chứng tỏ ông đã nghiên cứu rất ngiêm túc.  Cách đây
...xem tiếp
16:59 Wednesday,30.1.2013 Đăng bởi:  Mở Ngoặc
Ối giời ! Thế là bà này chưa thấy bức  “Nguồn gốc của Thế giới” (L’origin du Monde) của Gustave Courbet  rồi, nếu không dám đóan bà sẽ lôi súng ra bắn lắm ( CIA agent mà :-). Bức này họa sĩ vẽ khá tỉ mỉ, chứng tỏ ông đã nghiên cứu rất ngiêm túc.  Cách đây khỏang gần 2 chục năm, có tạp chí ở Pháp còn lấy tranh này làm trang bìa (bìa 1 đàng hòang nhé, không phải bìa 4 !). Hãy hình dung xem, trên khắp các quầy báo la liệt..., đến mức cảnh sát phải can thiệp... Nghe nói số tạp chí này bán vèo vèo. Chưa bao giờ Courbet nổi đến thế.. , nhờ ông đã dám nhìn thẳng vào “nguồn gốc” của mình...(dù cũng phải trả giá: vợ bỏ!) 
9:24 Wednesday,27.4.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
Về cuốn Ways of Seeing, John Berger, Peinguin Books published 2008, thì em nhớ là anh Như Huy đã dịch rồi, gọi là "Những cách thấy", có thể đọc "ké" trên blog của anh Huy được ạ.
...xem tiếp
9:24 Wednesday,27.4.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
Về cuốn Ways of Seeing, John Berger, Peinguin Books published 2008, thì em nhớ là anh Như Huy đã dịch rồi, gọi là "Những cách thấy", có thể đọc "ké" trên blog của anh Huy được ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả