Gẫm & Bình

Sao lại Áng Mây Xưa? 06. 05. 11 - 9:38 am

Phong Vân - Ảnh do N.S.A.F cung cấp

 

.

ÁNG MÂY XƯA

Triển lãm tranh và sắp đặt của Nguyễn Minh Thành
Khai mạc: 16h30, ngày 7. 5. 2011
Kết thúc: 17h30, ngày 7. 6. 2011
Địa điểm: N.S.A.F, tầng 2, 15- Lê Lợi, Huế

 

Triển lãm giới thiệu 50 sáng tác gồm 3 phần, tranh sơn mài, điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt. Không chỉ có vậy, triển lãm còn là dịp để người quan tâm đến nghệ thuật của Nguyễn Minh Thành gặp những trang viết giàu thẩm mỹ cùng cách sử dụng tiếng Việt trang nhã của anh qua những bản viết nhân triển lãm mà anh đôi khi vẫn làm.

Phần anh viết về Chân dung người làm nghệ thuật có đoạn:

Với tôi, để cho công bằng, cho đến tận cùng, thì mỗi người đều là nghệ sỹ, mỗi tạo vật đều là tác phẩm nghệ thuật. Cho đến tận cùng, thì không còn sự xấu xí, nhưng phải là cho đến tận cùng. Trước khi đi đến tận cùng thì chúng ta chỉ chưa là những nghệ sỹ trọn vẹn và mọi tạo vật vẫn chưa hiện nguyên hình vẻ đẹp hoàn hảo mà thôi.

Ít ra thì tại thời điểm này, tôi thấy vẻ đẹp nhiều hơn trước đây. Tôi thấy vẻ đẹp được chôn giấu tinh tế trong mọi người và cảnh vật khắp nơi. Tôi thấy thực ra con người và mọi vật không phải sống để lo lắng cho sự sống, cho miếng cơm manh áo, cho công việc hay sự nghiệp. Mà thực ra muôn loài đang sống vì một sứ mạng chung của tạo hóa, đó là: ngợi ca vẻ đẹp huy hoàng và vinh quang của vũ trụ này và cũng là của chính chúng ta.

Nếu chúng ta còn thấy đau khổ và xấu xí trong cuộc đời thì chẳng phải thực như vậy đâu, mà chỉ là chúng ta vẫn còn chưa ra khỏi niềm quên lãng bao la, quá bao la mà chúng ta không biết. May sao tạo hóa rộng lượng vô ngần, tạo hóa còn đợi, đợi muôn loài cho đến tận cùng.

Nếu ngay lúc này, ai đó chợt nhớ ra chính mình là vẻ đẹp, chính mình để phụng sự vẻ đẹp thì đám mây mù của nỗi quên lãng bao phủ ta sẽ tan biến và ta lọt vào vòng tay yêu thương của thượng đế như một phép màu, mà thực ra chính là phép màu.

Di sản, 120 x 120cm

Bài thơ dưới hoa lộc vừng, 100 x 120cm, sơn mài

Gần đến bình minh, 120 x 100cm, sơn mài

Cây này vốn không có ở đây, 80 x 140cm, sơn mài

Còn đây là những dòng viết như một cách lý giải cho tiêu đề triển lãm:

Ngày đầu về thôn Lại Thế, qua đình làng, tôi thấy những trụ biểu to đẹp và được đắp chạm công phu mà hoa văn chính là những đám mây. Thậm chí, những đám mây có phần hơi nhiều quá trên các thân cột. Tôi cảm thấy nhiều, phần vì sự dầy đặc, phần vì đâu đó nơi các đền, đài, lăng tẩm, hay nhà cổ… của Huế đều có nhiều những đám mây ấy. Tôi cảm thấy như thể thừa thãi các đám mây mà giờ đây càng bị lãng quên.

Vậy thì tôi mượn những đám mây xưa ấy mà trang trí cho tác phẩm của tôi và phần nào tôi muốn lôi những đám mây từ xa xưa ấy về gần lại hơn với ngày hôm nay.

Mây hồng, 100 x 120cm, sơn mài

Mây giăng lối về, 120 x 120cm, sơn mài

Những áng mây xưa còn được anh sử dụng như là hình ảnh trang trí chính tạo nên bốn “khung mây”, bạn đợi xem ở phần tiếp theo nhé…

Riêng về phần tranh sơn mài, anh viết:

Tôi sẽ không nói gì về những bức tranh tại triển lãm này. Tôi để người xem sẽ có một khoảng riêng biệt tự do nhìn nhận về những bức tranh của tôi.

Mời bạn xem thêm một số bức tranh khác của anh:

Thẻ căn cước màu xanh, 100 x 100cm, sơn mài

Cách đây đã rất lâu rồi, 40 x 40cm, sơn mài

Trứng gà, 280 x 140cm, sơn mài

Bài thơ bên hoa xương rồng, 120 x 120cm, sơn mài

Người mẫu cho trang phục cưới, 240 x 180cm, sơn mài

Nắng Huế, 140 x 80cm, sơn mài

Cơn giông sắp về chiều nay, 180 x 240cm, sơn mài

Thiền, 100 x 100cm, sơn mài

*

Bài liên quan:

– Nguyễn Minh Thành trở lại!
– Sao lại Áng Mây Xưa?
– Sắp đặt của Nguyễn Minh Thành
– Khai mạc Áng mây xưa: Tưng bừng vui

Ý kiến - Thảo luận

22:31 Saturday,14.5.2011 Đăng bởi:  Duong Zoi
Tường Linh thân mến, bạn có nick giống hệt tên vợ của mình, (một người cũng đang học mỹ thuật) nhưng hỏi ra thì lại là không phải. Bạn có nhận xét khá mạnh dạn thẳng thắn. Giống như bạn, mình cũng thích Thành của ngày xưa hơn. Nhưng theo mình thì đây có lẽ không phải sự hoang mang của Thành trong việc làm mới đâu. Anh vẫn luôn vẽ như vậy từ khá lâu, với cách
...xem tiếp
22:31 Saturday,14.5.2011 Đăng bởi:  Duong Zoi
Tường Linh thân mến, bạn có nick giống hệt tên vợ của mình, (một người cũng đang học mỹ thuật) nhưng hỏi ra thì lại là không phải. Bạn có nhận xét khá mạnh dạn thẳng thắn. Giống như bạn, mình cũng thích Thành của ngày xưa hơn. Nhưng theo mình thì đây có lẽ không phải sự hoang mang của Thành trong việc làm mới đâu. Anh vẫn luôn vẽ như vậy từ khá lâu, với cách thức dán ảnh vào vóc sơn mài, phủ cánh gián và mài như là thay cho việc mài nét bút vẽ. Bức "Nắng Huế" là ví dụ ấy. Có điều, chúng ta đã yêu Minh Thành với motif tranh giấy dó với nét vẽ ngây thơ mộc mạc giản dị và triết lý sâu xa phía sau, yêu một phong cách, một con đường của anh, nên việc chúng ta không còn thấy yêu tranh của anh với cách vẽ sơn mài ảnh, với cái nhìn hài hước thì cũng là bình thường. 
1:49 Friday,13.5.2011 Đăng bởi:  xuan lan
Tôi đồng quan điểm với Tường Linh... thà anh Thành vẽ như giai đoạn đầu, tuy nghề nghiệp còn hạn chế, vụng về nhưng đó mới là anh Thành...
...xem tiếp
1:49 Friday,13.5.2011 Đăng bởi:  xuan lan
Tôi đồng quan điểm với Tường Linh... thà anh Thành vẽ như giai đoạn đầu, tuy nghề nghiệp còn hạn chế, vụng về nhưng đó mới là anh Thành... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hãy bớt trách móc

Họa sĩ VI KIẾN THÀNH

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả