Nghệ sĩ Việt Nam

Sắp đặt của Nguyễn Minh Thành 07. 05. 11 - 11:02 am

Phong Vân - Ảnh do N.S.A.F cung cấp

.

ÁNG MÂY XƯA

Triển lãm tranh và sắp đặt của Nguyễn Minh Thành
Khai mạc: 16h30, ngày 7. 5. 2011
Kết thúc: 17h30, ngày 7. 6. 2011
Địa điểm: N.S.A.F, tầng 2, 15- Lê Lợi, Huế

 

… Tiếp tục câu chuyện về những khung mây là một chủ đề với nghệ thuật sắp đặt trong triển lãm Áng mây xưa này. Các khung mây được kê trên một bể nhỏ đựng nước, thành và đáy bể được phủ sơn chống thấm có màu sắc khác nhau, có vẻ tương ứng với màu sắc khung mây.

Khung mây thứ nhất Thành dành cho bộ bàn nghế nhựa của các quán trà đá quanh ga Huế, và có lẽ ở rất nhiều nơi khác nữa, nhiều vỉa hè, đầu hẻm, góc phố ở nước mình, tuy rằng ở mỗi nơi có những biến thái và pha tạp riêng trong cách sử dụng. Với người Huế, nét đặc biệt nơi bộ bàn ghế này, như nghệ sĩ phát hiện, “… là cây đèn dầu nhỏ bên cạnh chiếc ly đựng đóm được gấp từ giấy học trò đã viết rồi. Đây là một gương mẫu về cách sử dụng vật chất, nhựa và các vật khác ở đây đã được dùng với ý nghĩa rộng lớn hơn. Với tôi, cách dùng này mới thật là sang.”

.

.

Khung mây thứ hai dành để ngợi ca những chiếc giá kê vóc, tranh sơn mài ở khu xưởng Lại Thế, bởi anh thấy chúng đẹp một cách “anh hùng và từng trải”. Anh muốn chúng trở thành tác phẩm nghệ thuật một lần thay vì chỉ là giá đỡ cho những bức tranh…

.

.

Khung mây thứ ba chứa đựng bên trong đó hàng chục bức ảnh do chính nghệ sĩ chụp cận cảnh hoa lá trong khu điền viên Lại Thế của N.S.A.F. Đây là cách để anh chia sẻ (hay nhắc nhớ?!) người xem rằng “chỉ cần ngắm nhìn kỹ một chút thì ta thấy dường như bất cứ nơi nào, những vật, những cỏ hoa nhỏ bé… đều đang miệt mài, say sưa thêu dệt nên vẻ đẹp hùng vĩ trong trời đất. Mỗi cây cỏ dù bé xíu cũng như một vị sứ thần mang thông điệp về vẻ đẹp, về sự sống đến mặt đất này.”

.

.

Khung mây cuối cùng dành cho một số bức hình chụp lại chi tiết bức tranh Cơn giông sắp về chiều nay, kích thước 180cm x 240cm. Khung mây này như một sự xoay chuyển dòng tư duy người xem, từ việc ngợi ca vẻ đẹp khác của những đồ vật nhân tạo như bàn ghế nhựa, kệ, giá kê tranh, do con người làm ra để phục vụ lại chính mình hoặc để giúp tạo nên cái đẹp nhân tạo khác đến việc đối sánh cái đẹp nhân tạo (bức tranh) với cái đẹp thiên tạo (cỏ cây hoa lá thiên nhiên), nghệ sĩ rút ra một điều: “Vẻ đẹp do con người làm ra chẳng qua chỉ là bài tập trình báo cho cuộc đời khi con người nhận được thông điệp từ các sứ thần là vạn vật trong thiên nhiên. Khi tôi thấy vẻ đẹp tự nhiên mà muốn noi gương thì mới thấy đựơc con người mình vụng về làm sao!”

.

.

Bên cạnh những khung mây, phần nghệ thuật sắp đặt còn có hai tác phẩm dành riêng cho Huế.

Thuyền sao

.

Thuyền sao có kích thước của một con thuyền thật (3020 x 100 x 40 cm), bên trong có hàng ngàn ngôi sao nhỏ được gấp bàng giấy màu. Con thuyền được kê trên một góc sàn nhà có lớp kệ bằng kính đen để nó có thể soi bóng mình, như soi bóng trên dòng Hương trong giả tưởng vậy. Con thuyền này được gợi ý từ câu chuyện về các cô gái Huế thường gấp tặng cho người yêu mình thật nhiều những ngôi sao bằng giấy. Câu chuyện khiến nghệ sĩ “thật cảm động bởi những chuyện như thế không còn thấy nhiều ở những nơi khác…”

Đèn lồng Nam Giao có “phần đế được mô phỏng theo kiến trúc của đàn Nam Giao tồn tại cho đến ngày hôm nay ở Huế, phần trên được mô phỏng theo hình cây trụ biểu ở đình làng Lại Thế.”

Đèn lồng Nam Giao

.

Mời bạn xem tiếp một số sáng tác điêu khắc và điêu khắc sơn mài của anh với cảm hứng chung, như anh viết: ” … là cách nhìn riêng của tôi về vẻ đẹp của những sản phẩm mà con người phát minh ra. Con người làm mọi thứ để cho mình hạnh phúc. Nhưng con người cũng bị một kẻ vô hình luôn níu kéo và cản trở hạnh phúc mà đáng ra chúng ta được hưởng. Kẻ đó chính là đám mây quên lãng khổng lồ bao phủ tâm thức chúng ta. Đó là biết bao nỗ lực để làm ra của cải vật chất cho mình hạnh phúc hơn thì con người, thay vì học cách sử dụng chúng, con người lại quá lo lắng để chiếm đoạt chúng…”

Lại là mây nhưng không còn được coi là “áng mây” nữa, mà là “những đám mây” của “sự quên lãng” một số triết lý sống nhân bản của chính con người thời hiện đại.

Dưới đất chui lên, 98 x 50 x 10 cm

Hoa sen, 60 x 100 x 65 cm

Chân dung mây, 78 x 89 x 16 cm

Đêm trăng, 53 x 100 x 11 cm

Từ trong lòng gỗ chui lên, điêu khắc, 212 x 75 cm

.

*

Bài liên quan:

– Nguyễn Minh Thành trở lại! 
– Sao lại Áng Mây Xưa?
– Sắp đặt của Nguyễn Minh Thành
– Khai mạc Áng mây xưa: Tưng bừng vui

Ý kiến - Thảo luận

20:31 Monday,9.5.2011 Đăng bởi:  mua xuan
Anh Thành vẽ những tác phẩm mới thì lại bảo chưa sinh động, chưa có hồn, vẽ mãi những bức chân dung như trước thì bạn lại bảo anh ấy nhai mãi cái kẹo cao su trong miệng mà không nhổ ra, thật chẳng biết đâu mà vừa ý lòng người.
...xem tiếp
20:31 Monday,9.5.2011 Đăng bởi:  mua xuan
Anh Thành vẽ những tác phẩm mới thì lại bảo chưa sinh động, chưa có hồn, vẽ mãi những bức chân dung như trước thì bạn lại bảo anh ấy nhai mãi cái kẹo cao su trong miệng mà không nhổ ra, thật chẳng biết đâu mà vừa ý lòng người. 
20:28 Monday,9.5.2011 Đăng bởi:  mua xuan
Nhìn về góc độ nhân chủng học mà xem, người châu Á mình vốn dĩ mũi nhỏ và tẹt, nên khen nhau vừa là động viên vừa là nhân giống người Việt mình lên cho thế hệ sau mũi vừa to vừa cao lên.
...xem tiếp
20:28 Monday,9.5.2011 Đăng bởi:  mua xuan
Nhìn về góc độ nhân chủng học mà xem, người châu Á mình vốn dĩ mũi nhỏ và tẹt, nên khen nhau vừa là động viên vừa là nhân giống người Việt mình lên cho thế hệ sau mũi vừa to vừa cao lên. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả