Gẫm & Bình

IM: Chưa cần bàn về nghệ thuật,
chỉ biết vui ơi là vui! 25. 05. 11 - 11:08 am

Bài và ảnh: B&G

 

 

IM
NGHỆ THUẬT CHO NHỮNG KẺ ĐỦ ĐIÊN

Trình diễn, video, hội họa, âm nhạc, sắp đặt
Khai mạc: 19h ngày 24. 5. 2011
Hội thảo: 19h ngày 25. 5. 2011
Triển lãm diễn ra từ ngày 24. 5 đén ngày 24. 6. 2011
OM-studio
Cảng Cống Thôn, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm. Hà Nội

 

 

Triển lãm “IM” tại OM-studio diễn ra vào lúc 7h tối ngày 23. 5. 2011. Đường đi khá xa xôi, lối vào lại khấp khểnh. Khu OM-Studio có không gian rộng rãi tuy hơi ngổn ngang.


Khách khá đông và toàn người trẻ, đặc biệt không gặp các bác yêu nghệ thuật luôn luôn có mặt ở l’Espace. Ở đây, các vị khách đầu tiên tụ tập bên ngoài, chen vai cùng các tác giả (đội mũ ngoài cùng, cánh trái là Doãn Hoàng Kiên, áo hoa khoanh tay là Võ Ngọc Huế)


Có hai cô gái xinh đẹp ngồi bên hòm công đức của các nghệ sĩ, là một bức tượng bán thân, một cái rãnh trên ngực để bỏ tiền vào. Hình như không ai bỏ tiền vào vì nghĩ đây là đùa.


Tưởng như các triển lãm khác, mọi người tụ tập chờ đến lúc đọc diễn văn khai mạc, nói lời tri ân, rồi chương trình mới bắt đầu


Khoảng 7h10, các nghệ sĩ có tác phẩm trưng bày lên xếp thành một hàng ra mắt người xem, không giới thiệu, không rườm rà các thủ tục khai mạc như các triển lãm bình thường khác. Họ là áo đỏ Trần Đình Bình, người thứ tư áo đen quần kaki màu kem là Nguyễn Đức Phương, áo vàng Nguyễn Xuân Hoàng, áo hoa Võ Ngọc Huế, áo ba lỗ đen Phạm Thu Thủy, kế bên Thủy là Nguyễn Hồng Phương, hai người kết tiếp là ai nhỉ? Áo đen Trần Đức Đủ, cuối cùng áo xanh lá cây Đỗ Hiệp.


Sau đó, các nghệ sĩ lao về cánh cửa bọc giấy trắng, phá toang ra , người xem à à đi theo vào xem triển lãm bên trong studio. Cảnh tượng làm B&G liên tưởng đến cảnh phá kho thóc Nhật.


Vào đến bên trong nhà. Bên trong studio, ngay trước lối vào có một cái bình xinh xinh trông như bể cá cảnh


Nhưng bên trong toàn đỉa là đỉa . Đây là tác phẩm của Đỗ Thế Cường (biệt danh Kẻ Hóng Hớt), có tên “Ký ức về cái chết”, với một câu statement: “Sợ hãi rất có lợi cho sự hèn nhát và ngược lại”


Kế tới là sắp đặt “Yêu cái đẹp đừng yêu nước” của Nguyễn Xuân Hoàng (biệt danh Kẻ Ngược), gồm hai đơn vị: một cái ghế đặt trên một nền đầy kén tằm vàng


Trông sát thì như thế này…


Và mấy cái ghế nữa gồm toàn kén trắng


Nhìn gần thì thế này. Tên của tác phẩm nghe khó hiểu hè. Sao yêu nước với yêu cái đẹp lại không thể đi chung đường với nhau vậy?


Đến tác phẩm “Những người nông dân” của Nguyễn Minh Nam ( biệt danh Kẻ Gì Cũng Được – B&G tưởng tượng có một cuộc họp của nhóm OM, từng người chọn biệt danh cho mình. Đến Minh Nam, anh phẩy tay, “Kẻ gì cũng được!”). Những bức tranh rất đỏ này diễn tả “Những người nông dân trong trạng thái thất nghiệp lên thành phố tìm việc làm”.

 

Đến Trần Đình Bình (biệt danh Kẻ Bóng) với sắp đặt “Những cái bóng”, là một cái cột điện với một bóng đèn vàng vọt treo bên trên, bên dưới là vuông xi măng trắng. Đi qua đi lại mãi mà B&G đành phải vỗ vỗ đầu, chịu không hiểu có liên quan gì tới statement của nghệ sĩ: “Đôi khi trong những giấc mơ chúng ta thường mơ mình biến thành con người khác đẹp hơn, hoàn thiện hơn… hoặc xấu xa hơn”.


Phạm Thu Thủy (biệt danh Kẻ Nhút Nhát) với sắp đặt và trình diễn có tên … “Tĩnh”… “Lặng”… là một khung nhôm (?) sơn trắng trên treo rất nhiều thòng lòng. Thu Thủy tuy gọi là nhút nhát nhưng rất gan, nằm im phăng phắc trong cái khung ấy suốt, mặc kệ người lại qua. Statement của cô là: “… “Tĩnh”…có “tĩnh” thật không? “Lặng”…có “lặng” thật không?…”


Tác phẩm của Võ Ngọc Huế mang tên Tháp Rỗng 01 là một khung như kim tự tháp lật ngang, trên vắt nhiều sách báo. Phát biểu của chị: “Tôi đã phấn đấu rất nhiều năm để cố xây dựng cho mình một cái tháp. Dựa trên hệ tư tưởng chuẩn của gia đình, đó cũng là tư tưởng chung của xã hội này. Tôi chưa một lần tự hỏi: Tư tưởng đó, ước muốn đó, con đường đó… liệu có hợp với năng lực bản thân mình không? Liệu tôi có đủ kiên nhẫn, đủ niềm tin để đi đến cuối đường??? Và quan trọng hơn, chặng đường đó đâu là bến bờ???… Sau nhiều năm phải dấn thân, trải nghiệm với hiện thực cuộc sống, thế giới quan thay đổi, sự hiểu biết của tôi cũng thay đổi, tôi thấy rằng: Sự phấn đấu rất nhiều năm đó của tôi kết quả là Tháp rỗng. Tôi biết rằng: ‘Nhận thức là điều đặc biệt với mỗi người’.”


Tác phẩm Trống Rỗng của Nguyễn Đức Lợi (biệt danh Kẻ Trống Rỗng) là hai bức tranh treo trên vách studio. Statement nghe rất nên thơ: “Mọi ngày, mọi sáng bạn luôn nghe âm thanh giống nhau. Nghe như không nghe, cố nghe nhưng không hiểu”.

 

Còn nhiều tác phẩm nữa, mời các bạn đón xem phần tiếp theo…

 

*

Bài liên quan:

– Sẽ là nghệ thuật đủ điên chứ?
– Chiều nay: Ai sẽ IM tại OM?
– IM: Chưa cần bàn về nghệ thuật,chỉ biết vui ơi là vui!

– IM: Chưa cần bàn về nghệ thuật, chỉ biết vui ơi là vui! (phần 2)

– Thế mà lại hay: IM đi mà xem nhé!
– Lại tiếp tục OM và IM nào

– Đủ vui để tiếp tục

– Chúc mừng! Chỉ hơi tiếc một tí…

Ý kiến - Thảo luận

14:36 Wednesday,25.5.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Tớ thích tác phẩm "Ký ức về cái chết" của Đỗ Thế Cường. Những con đỉa hút máu, sống trong bùn nhưng khi được bày trong cái chậu thủy tinh trong suốt và cái đế bóng bẩy hàng mã thì trông cũng đẹp và gợi tò mò ra phết. Tớ không thích lắm cách các bạn viết statement, triển lãm IM mà các bạn nói hơi nhiều, không cần thiết. Quay lại tác phẩm với những con đỉa. B
...xem tiếp
14:36 Wednesday,25.5.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Tớ thích tác phẩm "Ký ức về cái chết" của Đỗ Thế Cường. Những con đỉa hút máu, sống trong bùn nhưng khi được bày trong cái chậu thủy tinh trong suốt và cái đế bóng bẩy hàng mã thì trông cũng đẹp và gợi tò mò ra phết. Tớ không thích lắm cách các bạn viết statement, triển lãm IM mà các bạn nói hơi nhiều, không cần thiết. Quay lại tác phẩm với những con đỉa. Bạn Cường nói về những hèn nhát hay sợ hãi, tớ chỉ liên tưởng đến việc tác giả phải rất dũng cảm hoặc khôn khéo mới có thể bắt được từng đấy con đỉa. Có lẽ có 2 cách bắt: Một là rất dũng cảm, tự thò chân xuống bùn để đỉa bám vào, hai là khôn khéo chuốc rượu cậu bạn nào đó cho thật say rồi nhúng chân người ta xuống bùn. Hôm qua khai mạc đứng tán phét, có người còn vạch ra phương án bắt đỉa mất khoảng 6-7 tháng: Chọn một cô gái béo khỏe - cưa cẩm cô ta thành bạn gái của mình - huấn luyện cho cô ta tình yêu và tinh thần hi sinh vì nghệ thuật - thuyết phục cô ấy khỏa thân rồi nhẩy xuống ruộng bùn (khỏa thân cho có tính thẩm mỹ và chọn ruộng lúa cho có tính truyền thống). Tớ không tán thành phương án này vì ít khả thi và không có tính nhân văn. ha ha.
Túm lại tác phẩm giản dị này vừa có cái để xem, truyền cảm (eo), vừa gợi nhiều suy nghĩ, tưởng tượng. Dù rằng tác phẩm khó có thể đứng vững nếu không có không gian đầy nghệ thuật và nghệ sĩ quanh nó, nhưng tớ nghĩ cũng nên chúc mừng tác giả cái đã.
Uống mừng IM ở OM: 1.2.3... dzô. 
13:46 Wednesday,25.5.2011 Đăng bởi:  Nguyễn Huyền
Tôi nghĩ một nhóm tập thể hoạt động như OM là một tín hiệu mạnh biểu hiện cho tinh thần mở của nghệ thuật và xu hướng xã hội hóa nghệ thuật, đáng được chào đón và quan tâm.
...xem tiếp
13:46 Wednesday,25.5.2011 Đăng bởi:  Nguyễn Huyền
Tôi nghĩ một nhóm tập thể hoạt động như OM là một tín hiệu mạnh biểu hiện cho tinh thần mở của nghệ thuật và xu hướng xã hội hóa nghệ thuật, đáng được chào đón và quan tâm. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

GMO: Chuông nguyện hồn ong

Pha Lê sưu tầm từ nhiều nguồn và dịch

Leonardo: Ông nói đúng!

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả