Trình diễn, video, hội họa, âm nhạc, sắp đặt Khai mạc: 19h ngày 24. 5. 2011 Hội thảo: 19h ngày 25. 5. 2011 Triển lãm diễn ra từ ngày 24. 5 đén ngày 24. 6. 2011 OM-studio Cảng Cống Thôn, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm. Hà Nội
Trong lúc ở một góc, người xem chăm chú ngắm các kén tằm của Nguyễn Xuân Hoàng
Nhìn ngó cột điện của Trần Đình Bình và thắc mắc chẳng thấy hiệu ứng bóng đâu…
Hoặc các bạn gái vừa xem vừa hãi những con đỉa của Đỗ Thế Cường…
Thì một số người khác lại ngồi trên tác phẩm “Nhẹ Tênh” của Nguyễn Thanh Bắc (biệt danh Kẻ Đúc). Là những khối đúc đặt dưới sàn, ai ngồi cũng được (đúng là rất có ích trong tối hôm nay), tác phẩm có một statement đi kèm: “Tôi đi tìm cái giảm sóc tinh thần tôi”.
Có họa sĩ Huy An mặc áo caro đến và ngồi bên tác phẩm.
Ở một góc, mọi người đứng xem tranh chuyển động của Trần Đức Đủ (Kẻ Băng Chuyền), anh chính là người mặc áo đen đang đứng cười
Đây là một bức gắn trên tường, có ròng rọc máy lăn đều trong khung, làm nội dung trong tranh chuyển động. Tác phẩm có tên “Chuyển động thật trong không gian thật”, gọi là tranh băng chuyền. Đủ nói: “Chuyển động thực trong không gian thực. Hình ảnh trên tivi là hình ảnh của tín hiệu tạo thành và nó có giá trị riêng của nó, hình ảnh trên bề mặt tranh là hình ảnh của màu vật chất tạo thành và nó cũng có giá trị riêng của nó. Hai thứ hình ảnh đó không thể thay thế được cho nhau. Hãy thở nhẹ và nhìn bức tranh chuyển động.”
Nguyễn Đức Phương (Kẻ Mênh Mông) có lẽ là người hiểu tâm lý nhất. Anh làm tác phẩm sắp đặt Búp-phê, là một bàn buffet ở cuối phòng, trông hơi giống bàn cung hỷ đám cưới, nhưng trên lại có hình con lợn đẹp.
Và trên bàn có thức ăn, có hẳn một con lợn bằng giò, ăn rất ngon 🙂
Ở một khu vực khác, Nguyễn Hồng Sơn (Kẻ Làm Vua) với tác phẩm “Những Vua” là một thứ hỗn hợp của sắp đặt, trình diễn, kèm statement: “Nhiều vua, nhiều vua… không hết”. Trên một cái giường bọc lụa vàng, nhà vua đội mũ vàng, ngồi bô, trước mặt là cái T.V cũng vàng nốt.
Ngồi bô xong đứng dậy, cái bô cũng màu vàng.
Nhà vua lấy bút lông viết nghệch ngoạc gì đó lên áo…
Rồi lại nằm…
Đứng dậy… Ăn mặc hở hang ghê.
Lăn lộn chúi đầu vào xem chiếc tivi. Giờ mới thấy, tiếc ghê, sao không sắm cái quần nhỏ cũng màu vàng cho nó đồng bộ… Được một lúc, nghệ sĩ lại lặp lại những hành động tương tự.
Có ai đó gọi, “Ra xem trình diễn đê!”. Ngoài sân, “Sự hủy diệt vô hình” đang chuẩn bị, với một cameraman dí sát máy vào chân Lê Nguyên Mạnh. Thấy có nghệ sĩ Phương Vũ Mạnh (áo đen) cũng đang tìm một chỗ để xem.
Lê Nguyên Mạnh, Lê Anh Hoài (xanh) bắt đầu diễn tác phẩm
Màn trình diễn này như kiểu múa đương đại, trong nền nhạc lúc nhẹ nhàng, lúc sôi động, trộn với tiếng động cơ của chiếc xe tải.
Là cái xe tải này, có Đỗ Hiệp (áo xanh) trèo cả lên trên.
Thỉnh thoảng có cả đoạn nhạc mix nhạc Phật dạo này đi đâu cũng nghe “Nam mô a di đà Phật” với nhạc dance xập xình, tuy nhiên hoàn toàn không gây phản cảm
Cả nghệ sĩ đều thuộc vào hàng cứng tuổi nhưng không thể phủ nhận là hai người múa rất dẻo.
Khiến cả cụ già cũng phải chen chân vào xem.
Xem trình diễn xong, mọi người xem các tác phẩm bên ngoài OM-studio. Đó là “Lún” của Nguyễn Song. “Mô hình một nhà kho bị nghiêng, bị thụt, bị lún một phần dưới những lớp bùn đất… khiến tôi có cảm giác tôi cũng như bị nghiêng theo, chìm xuống rồi mất dần… mất dần… mất dần… “
Rồi đến “Lời có lỗi” của Nguyễn Hồng Phương (biệt danh Kẻ Có Lỗi), là một loạt những tấm biển cắm trông có vẻ bia mộ. “Một lời xin lỗi của quá khứ, một cử chỉ xin lỗi cho hiện tại, một lời hứa chân thành để hi vọng vào tương lai”.
Cận cảnh một tấm biển…
Rồi “Sống vui” của Đỗ Hiệp (Kẻ Theo Gió), trông vui thật, đúng như statement: “Ừ thế là vui rồi!”. Tóm lại, cảm giác sau khi đến xem IM tại OM studio là khá thoải mái, cũng có thể vì ở đây toàn người trẻ nên không khí thân thiện dễ gần, như đến một club. Chỉ có điều là xưởng quá xa, e rằng chỉ có chừng này người đến xem, còn sau khai mạc mọi thứ lại phải âm thầm đóng cửa…
Tớ thích màn performance của anh Hoài và bạn Mạnh. Nói thế nào nhỉ? Khi xem tớ luôn có sự so sánh với performance của Đào Anh Khánh. Có lẽ nó cùng sử dụng một số yếu tố chung như ánh sáng trong đêm, sơn màu lên người, biểu diễn trên nền nhạc. Nhưng trong khi Anh Khánh khai thác nhiều những cảm hứng tự nhiên, đi vào tìm hiểu cái bản năng của con người thì Anh Hoài và L ...xem tiếp
9:33Thursday,26.5.2011Đăng bởi: Phạm Huy Thông
Tớ thích màn performance của anh Hoài và bạn Mạnh. Nói thế nào nhỉ? Khi xem tớ luôn có sự so sánh với performance của Đào Anh Khánh. Có lẽ nó cùng sử dụng một số yếu tố chung như ánh sáng trong đêm, sơn màu lên người, biểu diễn trên nền nhạc. Nhưng trong khi Anh Khánh khai thác nhiều những cảm hứng tự nhiên, đi vào tìm hiểu cái bản năng của con người thì Anh Hoài và Lê Mạnh trình diễn với tính giễu cợt xã hội và thời đại. Tớ thích yếu tố ánh sáng được chiếu từ đèn pha ô tải. Chiếc ô tô này thì nhả khói diezel nồng nặc. Điều này gợi nhớ tới triển lãm tương đối thành công "Khói và Nước" của Lê Mạnh và Nguyễn Hồng Phương tại Bảo tàng Mỹ Thuật trong đó Lê Mạnh nói nhiều về vấn đề ô nhiễm môi trường với khói bụi. Đầu bên kia là chiếc xe máy xúc. Tớ thực sự ngạc nhiên khi chiếc máy xúc này cũng hoạt động và tham gia vào màn trình diễn. Và ngạc nhiên hơn nữa khi các khán giả vô tư đứng cạnh cái máy khổng lồ đó để say sưa thưởng thức nghệ thuật. Nguy hiểm vô cùng.
Hai nghệ sĩ sơn màu trắng xanh hình như cũng có gì đó liên hệ với hai xe tải và xe máy xúc. (dù rằng cái gàu của xe máy xúc được sơn trắng hơi ẩu).
Chỉ xin góp ý duy nhất (không chỉ ý kiến của mình tớ): Màn trình diễn có lẽ hơi dài. Tốt nhất nên dừng ở đoạn máy xúc múc đất đổ lên người hai nghệ sĩ. Như vậy cái kết có nhiều điều đáng nhớ hơn.
9:20Thursday,26.5.2011Đăng bởi: Phạm Huy Thông
Ô. Có cả Bàng Nhất Linh đến mà tớ không biết. Hâm mộ bạn này lâu rồi mà chưa biết mặt, lần sau gặp chắc chắn phải chạy lại bắt tay bắt chân. ...xem tiếp
9:20Thursday,26.5.2011Đăng bởi: Phạm Huy Thông
Ô. Có cả Bàng Nhất Linh đến mà tớ không biết. Hâm mộ bạn này lâu rồi mà chưa biết mặt, lần sau gặp chắc chắn phải chạy lại bắt tay bắt chân.
...xem tiếp