|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamCá nhân và nghệ thuật 07. 06. 11 - 7:22 pmPhan Cẩm ThượngTRẮNG BA CHIỀU – 3D WHITE Khai mạc: 18h, chủ nhật 5. 6. 2011
Sinh ra ai cũng là cá nhân, nhưng rồi một ngày người ta chẳng thấy cá nhân mình đâu, và đi tìm. Các nhà văn gọi đó là tôi đi tìm tôi. Tại sao như vậy? Cái cá nhân trời và cha mẹ cho ta rất nhỏ bé, nó nhanh chóng bị những quy tắc, tập tục gia đình và cộng đồng nuốt chửng. Ở những xã hội chưa từng biết hoặc chưa có chủ nghĩa cá nhân, thì cái cá nhân còn mong manh hơn nữa. Không ai thích như vậy, nhưng sống trong cộng đồng và hòa nhập với cộng đồng người ta an toàn hơn, người ta sẽ dần tự thủ tiêu cá nhân mình. Ngay cả những cố gắng khác người cũng chỉ được xếp vào nhóm tính cách mà thôi. Văn hóa Phục hưng gắn với việc phát triển cá nhân, phong cách phổ quát của nghệ thuật Gotic không còn được ưa chuộng nữa, bây giờ ngay cả vẽ một đề tài Thiên chúa giáo, họa sĩ cũng cho thấy họ là một cái nhìn riêng, một phong cách riêng. Cá nhân nghệ sĩ từ đó, thế kỷ 15, cho đến nay, quyết định sự phát triển của văn hóa và nghệ thuật. Chủ nghĩa cá nhân biết đến rất muộn ở ta. Nhưng không phải không có những đòi hỏi, những mong muốn ngay trong thời phong kiến. Thơ Hồ Xuân Hương và sau này là thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương là những phong cách nghệ thuật đầy cá tính, không giống ai, không ai làm được như thế, giống thế. Văn thơ Tiền chiến cũng đã có phong vị của chủ nghĩa cá nhân nhất định, rồi cái phong vị ấy nhạt nhòa ngay trong thời chiến tranh và bao cấp, thay thế bằng chủ nghĩa tập thể. Cả một triển lãm Mỹ thuật toàn quốc hàng nghìn bức tranh mà như một người vẽ, nhiều thế hệ kế tiếp nhau không sinh ra một gương mặt được coi là tự của mình. Cuộc Đổi mới không chỉ có ý nghĩa về chính trị và kinh tế mà còn có ý nghĩa về sự phát triển cá nhân trong quá trính phát triển dân chủ. Tuy nhiên phần lớn các nghệ sĩ không biết dùng tự do của mình vào việc gì, kết quả là tiếng nói cá nhân rất yếu ớt, chủ nghĩa tập thể được thay thế bằng một nhóm bút pháp, nhóm trà lá, nghệ thuật tự hạ mình trong một thị trường yếu ớt đầy cám dỗ đè bẹp cá tính theo một kiểu khác. Nguyễn Quân là người ý thức sớm về việc này, ý thức về sự phát triển của nghệ thuật phụ thuộc hoàn toàn vào một cá nhân. Những người như Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái là tấm gương về sự giữ mình và biểu hiện được mình trong thời buổi tập thể, dù tất cả các mặt khác họ không có gì khác người, cũng bốn mét vuông nhà ở, 13 cân gạo. Khi họa sĩ đã có xưởng vẽ riêng, có đủ tiền sinh sống và làm nghệ thuật, thì những ước vọng cá nhân dường như cũng tan biến, thay thế bởi một sinh hoạt làng xã ở phố. Cái cá nhân có sẵn trong mình, nhưng cũng nhanh chóng từ bỏ mình, nếu ước vọng đã hết và sự khước từ không được quan tâm. Chúng ta đã làm nhiều quá sự vô ích đối với nghệ thuật, thay vì chỉ nên can thiệp vào nó vừa phải cho nó tự nẩy sinh bên tâm hồn ta. Đó là điều mà Osho nói: Khi làm việc gì đó quá nhiều tức là ta đang phá hủy nó. Từ cá nhân đến sáng tạo còn là một khoảng cách, từ sáng tạo đến tác giả lại là một khoảng cách nữa, nhưng cái ban đầu dẫn dắt người nghệ sĩ đi lại trên mặt đất bởi chính anh ta là một giá trị luôn phủ nhận cái đi trước, hình thức và bút pháp có trước, thấy mình là duy nhất đúng, cái mình làm ra là lần đầu tiên. Cuộc triển lãm này của Nguyễn Quân nằm trong chuỗi sáng tác của ông hơn 40 năm qua, nó biến đổi cũng với sự cọ sát vui buồn của ông với cuộc sống cá nhân đầy phong phú, đầy trầm luân, như là số phận không thể khác được, và ngược lại chỉ muốn mình như thế không chịu theo số phận. Có thể chúng ta chỉ khác nhau ở thị hiếu ăn mặc ở, nhưng không tài nào khác nhau được về bản chất suy nghĩ. Ý thức cá nhân nó bao hàm cả chiều ngược lại là chấp nhận người khác, nó là sự thúc đẩy tăng tiến tương quan giữa cá nhân và cộng đồng. Cá nhân càng lớn mạnh thì sự quan tâm đến cộng đồng càng lớn hơn, tính nhân văn của nghệ thuật rộng lớn hơn bởi một cá nhân. Đó chính là cái nghệ thuật ta còn rất thiếu trong bước đi của nó. Tôi nghĩ đến một ngày sẽ viết về văn hóa nghệ thuật Việt Nam chỉ gồm những người đóng góp vào sự phát triển cá nhân, trong đó Nguyễn Quân là một lựa chọn. * Bài liên quan: – Chiều 5. 6: Chạy show thôi! Ý kiến - Thảo luận
18:15
Friday,10.6.2011
Đăng bởi:
hoang
18:15
Friday,10.6.2011
Đăng bởi:
hoang
Bác Quân cực giỏi! Nhìn thấy được nhiều vấn đề hay và dở ở nền mỹ thuật Việt Nam, chỉ mỗi tội bác vẽ tranh và làm tượng không đẹp.
0:08
Friday,10.6.2011
Đăng bởi:
han
trình làng 1 tác phẩm hay 1 cuộc triển lãm, mừng nhất là thấy người ta khen, chê nhiều. Càng tranh cãi càng nhiều, quyết liệt càng hay. Không gì sợ bằng thiên hạ xem/ nghe xong im lặng không bình phẩm gì. Tiếng nói của ta rơi tõm vào hư vô không sự hưởng ứng (dù là trái chiều)
...xem tiếp
0:08
Friday,10.6.2011
Đăng bởi:
han
trình làng 1 tác phẩm hay 1 cuộc triển lãm, mừng nhất là thấy người ta khen, chê nhiều. Càng tranh cãi càng nhiều, quyết liệt càng hay. Không gì sợ bằng thiên hạ xem/ nghe xong im lặng không bình phẩm gì. Tiếng nói của ta rơi tõm vào hư vô không sự hưởng ứng (dù là trái chiều)
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp