Ở Đâu - Làm Gì

Chiều 5. 6: Chạy show thôi! 05. 06. 11 - 7:50 am

Chiều nay, 5. 6. 2011, hai triển lãm quan trọng của hai nhân vật quan trọng sẽ diễn ra, vào hai giờ rất gần nhau. Đó là:

1.
TRẮNG BA CHIỀU – 3D WHITE
Triển lãm tranh của Nguyễn Quân

Khai mạc: 18h, chủ nhật 5. 6. 2011
Nói chuyện với nghệ sĩ; 10h, 6. 6. 2011
Phòng tranh Mai
12 Quán Sứ – Hà Nội

Nổi tiếng với những bức tranh xám, trắng vẽ những phụ nữ khỏa thân cùng những tràng hoa dây và tơ hồng quấn quít, lần này Nguyễn Quân sẽ vẽ gì đây? Và vì sao lại là 3D trắng?

Mời các bạn tới xem.

2.
MẠN NGƯỢC
Triển lãm sắp đặt và tranh của Nguyễn Bảo Toàn

Khai mạc: 17h, chủ nhật 5. 6. 2011
Triển lãm đến 10. 6. 2011
Tại VietArt Center
42 Yết Kiêu, Hà Nội

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn viết về Nguyễn Bảo Toàn như sau:

“Ai cũng biết là phải qua đường xa bát ngát mới tới được chốn Thượng ngàn. Riêng Nguyễn Bảo Toàn, ông quả quyết duyên và nghiệp của ông đã níu chặt cuộc đời ông cho miền sơn cước…”

Còn nhà phê bình Phan Cẩm Thượng viết về ông:
“Ông là họa sĩ làm gốm với phong cách nghệ thuật và cái nhìn về cuộc sống rất riêng biệt.

“Thuở thiếu thời Bảo Toàn là đứa bé ngỗ ngược, thường xuất hiện trên những toa tàu điện, với hai thùng kem đeo trên vai, không phải chỉ để kiếm tiền, mà còn là trò du hí giang hồ. Gia đình quyết định cho ông lên miền núi tu tỉnh, lúc đó mới 13 tuổi. Ông nhanh chóng hòa nhập với đời sống của đồng bào thiểu số, và có thể nói các thứ tiếng Thái – Tày, Dao, H’mông.

“Cuộc sống gần gũi với tự nhiên, sự mộc mạc của những con người ở núi và văn hóa vùng miền đặc sắc lưu một dấu ấn không bao giờ phai trong Bảo Toàn. Về già, ngoài 60, ký ức ấy dường như phục hồi, ám ảnh, thúc giục ông phải làm điều gì đó.

“Một đêm ông nằm mơ thấy những ông già làng bảo ông phải làm một triển lãm về những năm tháng đó. Ông đã đi theo tiếng gọi của núi rừng và để mấy năm liền sáng tác. Một loạt tranh về chợ phiên, phong cảnh, giao duyên, uống rượu được vẽ dưới một bút pháp rất phóng túng, như là ấn tượng ký ức, hơn là mô tả lại một cảnh vật. Một loạt hàng rào gỗ dùng làm sắp đặt mà người ta thường thấy trên những gia đình vùng cao được cách điệu như các giới hạn không gian trong triển lãm.

“Là một nghệ sĩ có cái nhìn sâu sắc và nhân bản, Bảo Toàn không bao giờ bộc lộ trực diện hình ảnh ông trông thấy; những gì ông vẽ ra, nặn bằng gốm, đẽo bằng gỗ, đều được biến đổi thành một thứ ám thị cho ra tư chất của đối tượng mà ông quan sát. Chợ phiên miền núi với những đám đông, trâu bò ngựa lẫn với con người và sương khói núi rừng buổi sớm kết vào nhau thành những hình ảnh không rõ ràng đan xen, như chỉ là hình bóng núi rừng mà thôi. Màu sắc cũng đạm bạc đơn tuyến như thổ cẩm, lại không thiếu sự rực rỡ của những đường kim chỉ. Nghệ sĩ luôn muốn bộc lộ cái gì là chất và tính của cuộc sống, cái đó không thể diễn tả chỉ bằng hình ảnh thị giác, mà phải bằng chính chất và tình toát ra từ nhát bút và ấn tượng tức thời.”

(Theo SGTT)

*

Bài liên quan:

– Chiều 5. 6: Chạy show thôi!
– Khai mạc TRẮNG 3D: đông ơi là đông!

– Cá nhân và nghệ thuật

– Khai mạc MẠN NGƯỢC: Đông, vui, đầm ấm
– 3D TRẮNG: một cá nhân đã mỏi mệt?

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả