|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiCạo đầu vì Ngải Vị Vị 17. 06. 11 - 6:09 amDương Ngọc Trà dịchMột Cuộc trình diễn Cạo Đầu Vì Công Lý làm trầm trọng thêm cuộc tranh cãi về sự hợp tác của Bảo tàng Milwaukee với Trung Quốc. Quên các đơn thỉnh nguyện đi: giờ đây các chuyên gia nghệ thuật đã có những cách ngày một sáng tạo hơn để bày tỏ sự ủng hộ đối với nghệ sĩ Trung Quốc đang bị cầm giữ Ngải Vị Vị. Tuần trước, ngay bên ngoài Bảo tàng Nghệ thuật Milwaukee (MAM), nghệ sĩ Mike Brenner đã cạo đầu mình thành một kiểu đầu gợi nhớ đến Ngải, như một hành động biểu lộ sự ủng hộ dành cho người nghệ sĩ đã mất tích hơn hai tháng nay. Địa điểm của cuộc “biểu tình” này đặc biệt nổi bật ở chỗ: suốt vài tuần qua, MAM đã phải hứng chịu sự chỉ trích vì quyết định tiến hành triển lãm Thiên Đàng riêng tư của Hoàng Đế (Emperor’s Private Paradise), liên kết với một bảo tàng thuộc chính quyền Bắc Kinh, có tên Palace Museum, tại Bắc Kinh. Thiên đàng riêng tư của Hoàng Đế, một triển lãm di động với nghệ thuật từ Tử Cấm Thành trước đó đã được trưng bày tại Metropolitan Museum of Art, sẽ bắt đầu tại MAM từ 11. 6. 2011 Triển lãm là một phần thuộc series Mùa hè Trung Hoa của Milwaukee, gồm một loạt các triển lãm và chương trình chuyên về khám phá di sản văn hóa 3.000 năm của Trung Quốc. Giám đốc của MAM Dan Keegan đang phản công lại vụ tranh cãi “thân Trung Quốc” này bằng cách đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ, rằng vị trí chính đáng của các tổ chức nghệ thuật là độc lập với các vấn đề chính trị. “Chúng tôi không tổ chức các cuộc biểu tình… tôi phải hết sức nhấn mạnh là chúng tôi không bao giờ biểu tình,” ông nói với báo chí. Và không hiểu có phải là một hành động nhượng bộ không, mà trong chương trình, bảo tàng này cũng sẽ nhắc đến Ngải Vị Vị tại một cuộc bàn tròn diễn ra vào ngày 7. 7 về việc giam giữ Ngải và quyền nghệ sĩ nói chung tại Trung Quốc. Quả là khó cho giám đốc Keegan, bị rơi vào một tình thế kỳ quặc, khi mà biểu tình đã đến ngay trước cửa nhà ông, dưới hình thức cuộc cắt tóc mang tính biểu tượng của nghệ sĩ Brenner. “Chúng ta có một cơ hội độc đáo ngay tại Milwaukee này để tạo một diễn đàn quốc tế nhằm thảo luận về những gì đang xảy ra,” Brenner, một nhân vật đa diện người địa phương, tự mô tả mình là một “kẻ xúi bẩy nghệ thuật”, cũng như một “người nấu bia” và một “tay đốt cầu”, nói với tờ báo địa phương về động cơ vụ biểu tình cạo đầu của anh. Có mặt tại MAM để “trình diễn” vụ biểu tình độc đáo này, với chiếc tông-đơ điện trong tay, Brenner được chào đón bởi một đám đông “khán giả” gồm các nhà báo, blogger, và nghệ sĩ đồng nghiệp. Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của anh, đám khán giả ấy còn có cả bảo vệ của bảo tàng, họ bảo anh không được biểu tình trên cơ ngơi của bảo tàng. “Việc các bảo vệ có mặt ở đó làm tôi ngạc nhiên, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm,” Brenner nói. “Điều đó chỉ làm thay đổi địa điểm thực hiện ban đầu của tôi khoảng nửa mét.” Khi được hỏi về sự can thiệp của các bảo vệ bảo tàng, giám đốc Keegan sau đó đã xin lỗi, gọi đó là một “trò ngu xuẩn”. “Chúng tôi có hay về hành động cắt tóc của ông Brenner, hành động ấy, thực sự tôi cho là khá ngầu.” Keegan cũng xoa dịu dư luận bằng cách thông báo rằng trước đó ông đã cố gắng nhưng không thành công trong việc đưa tác phẩm Đầu Những Con Giáp đến Milwaukee để triển lãm. Tuy thế, khá mỉa mai là ông vẫn tiếp tục nhấn mạnh niềm tin của mình rằng các tổ chức văn hóa không nên dính dáng tới chính trị, ngay cả khi chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến những nghệ sĩ mà mình đã cố đưa ra trưng bày. Ông nói nước đôi: “Chúng tôi cũng không làm chính trị và tôi nghĩ bạn phải thừa nhận rằng chuyện của Ngải Vị Vị là có dính đến chính trị. Bởi ông ấy là một nghệ sĩ làm việc trong toàn bộ bối cảnh chính trị đó.”
* Bài về nghệ sĩ Ai Wei Wei: – Không còn là “một ngày bình thường trong đời Ngải Vị Vị”
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|