Vĩnh biệt Lucian Freud – Kẻ duy thực nổi loạn cuối cùng
22. 07. 11 - 2:22 pm
Charlie Finch - Lê Quảng Hàm lược dịch
Lucian Freud, Reflection, 1985
Lucian Freud đã về miền cực lạc đêm 20 tháng 7, năm 2011, thọ 88 tuổi.
Cũng là một Freud, nhưng hơn thế, ông là Freud mang tên Lucian.
Táo bạo và hào hiệp, gặp nhiều may mắn, uy dũng trong mắt đàn ông, bí hiểm hiếm có đối với phụ nữ, và nhất là đối với tất cả mọi người, cũng như Balthus và Manet, ông là HỌA SĨ CỦA HỌA SĨ.
Bạn có tự hỏi tại sao Lucian luôn luôn đặt một đối tượng béo ú trên chiếc ghế dài, dù không đến mức như tài tử Arnold Schwarzenegger chiếu tướng mợ quản gia xuềnh xoàng nhà ổng [trong một bộ phim nào đó]? Câu trả lời: Freud, và cả Schwarzenegger, luân cần có những người mẫu thiếu ý tứ, kém duyên, những “cái gai” sẵn sàng cắm vào mắt kẻ đối diện.
Điều này cũng hiển hiện trong tác phẩm tốt nhất của ông, bức chân dung tự họa. Ông luôn sử dụng thủ thuật cố định cái nhìn bất động, mãi mãi vào chính bản thân mình. Lần đầu tiên tôi biết đến đặc tính “tự sướng” (nguyên văn: onanisme, thủ dâm) của Freud là tại một triển lãm tiểu họa chân dung của Lucky Lucian tại Brooke Alexander Gallery vào năm 1991. Các bức chân dung thật mê hoặc, [mặc dù] thiếu tính đồ sộ trong các tác phẩm lớn hơn của Freud, kích thước của chúng chỉ như các bức tranh cẩu họa của ông (những chú chó nằm song song với các mẫu nuy cực ngầu). Trong tranh của Lucian có rất nhiều chó.
Tác phẩm của Lucian Freud
Nếu bạn yêu thích nỗi ám ảnh bản thân, bạn thực sự không cần ai khác, và cũng nên tránh xem nhiều tranh quá.
Có một nghệ sĩ cũng giống như Freud là Samuel Beckett, rất kiệm lời và kìm nén những trò đùa ẩn giấu bên dưới các tấm toan, những nụ cười mặn chát vị muối bể của người thủy thủ sống sót ở miền còn lại của thế giới, dù dành cho những quý ông cao quý hay những người thợ gặt nghèo khó, những tác phẩm luôn truy niệm tính vô dụng của sự đồng cảm.
Trong Kinh Thánh, những đệ tử của Chúa có nói “[Đưa ra lời] phán xét không phải vì sợ [chính mình] bị phán xét“.
Phản ứng của Freud [với cuộc đời] là những món súp xám ngoét thịt người; tác phẩm của ông như những lời kết án vĩnh viễn của một con người với đồng loại – “những sinh vật sống”, những kẻ văn minh nguy hiểm và dã man.
Là con đẻ của chủ nghĩa hiện đại, gánh vác một linh hồn xưa cũ mong manh luôn quằn quại trên con đường khổ nạn và chinh phục, Lucian khiến tất cả chúng ta đều phải ghen tị bởi mỗi ngày qua đi ông đều được trải nghiệm cùng khổ đau và dấn bước.
...xem tiếp