|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giới“Nghi án” dùng máy ảnh của Johannes Vermeer 14. 11. 11 - 7:24 amNgọc Trà st và dịchGọi những bức tranh của danh họa Vermeer người Hà Lan “như ảnh chụp” là đã bỏ lỡ những dòng cảm xúc ào ạt chảy dưới bề mặt trong veo của chúng.
Liệu danh họa Hà Lan của thế kỉ 17, Johannes Vermeer, có sử dụng chiếc máy ảnh hộp (camera obscura) – một dụng cụ cổ lỗ, đơn sơ, với cái ống kính bé tí để tập trung ánh sáng và sau đó phản chiếu lại hình ảnh trong căn phòng tối – để giúp ông tạo ra những bức tranh đầy mê hoặc về cuộc sống của thành phố Delft yên bình, hay không? Chắc chắn là có. Chúng ta có thể thấy điều đó qua những điểm nhấn nhỏ li ti, những bố cục và những khoảng đổ bóng như thật trong tranh của ông; chúng rất giống ảnh chụp. Hẳn ông đã sử dụng một chiếc máy ảnh hộp chứ không phải là ông “suy nghĩ như một cái máy ảnh”. Thế nhưng, liệu kỹ thuật chụp ảnh “tiên tiến” này có giải thích được sức mạnh của những bức tranh Vermeer vẽ? Không hẳn. Đúng là Vermeer chỉ được đề cao (một cách hoàn toàn thỏa đáng) sau khi nhiếp ảnh hiện đại ra đời. Những năm sau cái chết của Vermeer, ông bị phớt lờ và lãng quên, bị xếp vào hàng những họa sĩ tầm thường của trường phái hiện thực, bị khinh rẻ một cách bất công bởi các nhà phê bình thế kỉ 18, những người tin rằng tranh lịch sử mới là dòng hội họa tối thượng. Đến thế kỉ 19 ở Pháp – thời đại của máy ảnh – khi các họa sĩ tại Paris một lần nữa quay về với những tác phẩm bình thường và tự nhiên, thì các nhà phê bình cuối cùng mới vinh danh tài năng của Vermeer. Đột nhiên ông trở nên vô cùng “đương đại”, bức “Cảnh quan của Delft” (View of Delft) là một phép màu thị giác. Trong bức View of Delft; cả một thành phố được vẽ dưới bầu trời rộng lớn, phía bên kia cảng sông; chính các nét cọ đã xây nên từng viên gạch của thành phố này. Lòng trắc ẩn như núp trong mỗi tia sáng. Đây chính là thế giới của Johannes Vermeer. Bạn có thể nói tác phẩm trông “như ảnh chụp” nếu muốn, nhưng chỉ khi ai đó phát minh ra được một chiếc máy ảnh biết tự truyền đạt cảm xúc cái đã. “Ngôi sao” Vermeer tiếp tục tỏa sáng đến ngày nay. Bảo tàng Fitzwilliam ở Cambridge đã làm được một việc phi thường: mượn kiệt tác Người thêu đăng-ten từ tay bảo tàng Louvre cho buổi trưng bày sắp tới của mình, có tên Những người đàn bà của Vermeer: Bí mật và Sự im lặng (Vermeer’s Women: Secrets and Silence). Thế nhưng, chủ đề của cuộc trưng bày cho thấy rằng ít ai liên hệ sự hấp dẫn của Vermeer với sự ra đời của chiếc máy ảnh.
Điểm thu hút trong tranh của ông chính là sự im lặng tràn đầy cảm xúc. Những tấn kịch không lời, không hồi kết mà ông miêu tả chiếm lấy trái tim cũng như tâm trí chúng ta. Một phụ nữ trẻ đọc một bức thư bên cửa sổ, ánh sáng nhạt soi sáng cô. Chúng ta dường như có thể cảm nhận được thời gian trong ngày, thậm chí còn cảm thấy rằng giờ giấc đang chầm chậm trôi. Bức thư cô đọc là do ai gửi, và nó viết gì? Các bức tranh đã gợi cảm hứng cho nhà văn Tracy Chevalier, và tiểu thuyết Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai ra đời (Cuốn tiểu thuyết sau này được Hollywood dựng thành phim và Nhã Nam đã in bản dịch tại Việt Nam). Điều ấy chẳng có gì bất ngờ; hiện thực nhẹ nhàng mà ông mô tả thực chất chỉ là cái bề mặt mỏng manh, vì các đợt sóng đầy cám dỗ bên dưới luôn nổi lên một cách mạnh mẽ – tạo sự tương phản với vẻ điềm tĩnh bên trên. Sức mạnh này được củng cố qua từng nét cọ. Vermeer không mô tả hiện thực theo cách lạnh lùng, chán chường, hay máy móc. Thay vào đó, mỗi chi tiết, mỗi lớp màu đều có mục đích, và Vermeer gần như bị mục đích ấy ám ảnh. Vì Vermeer rất quyết tâm trong việc biến thế giới và những điều bí ẩn của nó thành tranh, nên người xem luôn bị hớp hồn. Cảm xúc chính là điều làm Vermeer trở thành một họa sĩ vĩ đại.
* Phần bổ sung của Hieniemic: Em thấy bài viết tuy bàn về khía cạnh cảm xúc trong tranh Vermeer rất hay nhưng thiếu đi phần phân tích tại sao tranh của Vermeer lại dẫn đến ý kiến cho rằng ông dùng camera obscura. Theo Steadman (2001), có 3 yếu tố chính trong tranh Vermeer khiến người ta nghĩ rằng ông dùng camera obscura trong khi vẽ. Về cái số 1, Steadman cũng nhận xét luôn rằng nó không thể hiện rõ nét lắm việc Vermeer có xài camera obscura hay không vì tranh của nhiều họa sĩ khác cũng có hiện tượng hòa màu này, có thể do vẽ chồng hoặc bề mặt vẽ bị trầy xước. Đối với điểm số 2, ông cũng chép lại quan sát của Daniel Fink về bức The Milkmaid của Vermeer để làm ví dụ. Fink (1971) biên rằng trong khi bức tường đằng sau cô gái hiện ra rất rõ nét, với các vết đinh cũng như lớp vữa trát không đều thì cái làn bánh mì đặt trên bàn gần mắt người xem lại mờ mờ ảo ảo. Về điểm số 3, có thể thấy rõ cái đốm sáng kiểu nhiếp ảnh này trên chiếc váy nhung của cô gái trong bức tranh Girl with a Red Hat (phần lộ ra ánh sáng) hay trên khăn quấn đầu của bức họa siêu nổi tiếng Girl with the Pearl Earring. Ngoài ra, tranh của Vermeer còn có những bức có góc nhìn khá rộng hoặc sâu, ngoài bức View of Delft trên ra còn có bức The Music Lesson có góc nhìn rất sâu và cao. Người ta cho rằng Vermeer phải có dụng cụ hỗ trợ quang học thì mới quan sát được tường tận như thế.
* Bài liên quan: – 31. 10: Johan Vermeer – nghèo nhất mà xài sang nhất Ý kiến - Thảo luận
7:07
Tuesday,15.11.2011
Đăng bởi:
admin
7:07
Tuesday,15.11.2011
Đăng bởi:
admin
Cảm ơn Hieniemic rất nhiều. Soi đã đưa thêm phần bổ sung của bạn vào bài để những người đọc sau được đọc luôn.
Về ảnh, nếu để ảnh quá to thì chẳng mấy chốc Soi sợ sẽ bị đầy, mở ra rất chậm Hieniemic ạ. Cũng không hiểu tại sao mà các trang của Tây hình xem to thế mà chiếm chẳng bao nhiêu chỗ. Mong Hieniemic và bạn đọc nào trên Soi biết cách xử lý hình sao cho: to nhất, tốt nhất, nhẹ nhất thì chỉ cho Soi luôn. Có gì cứ viết cho Soi về soihouse nhé, Soi sẽ thực tập ngay. Cảm ơn Hieiemic lần nữa.
1:50
Tuesday,15.11.2011
Đăng bởi:
Hieniemic
Em thấy bài viết tuy bàn về khía cạnh cảm xúc trong tranh Vermeer rất hay nhưng thiếu đi phần phân tích tại sao tranh của Vermeer lại dẫn đến ý kiến cho rằng ông dùng camera obscura.
Theo Steadman (2001), có 3 yếu tố chính trong tranh Vermeer khiến người ta nghĩ rằng ông dùng camera obscura trong khi vẽ. (1) Màu sắc và đường nét trong tranh bị nhoà và trộn lẫn vào nhau vì ánh sáng kh ...xem tiếp
1:50
Tuesday,15.11.2011
Đăng bởi:
Hieniemic
Em thấy bài viết tuy bàn về khía cạnh cảm xúc trong tranh Vermeer rất hay nhưng thiếu đi phần phân tích tại sao tranh của Vermeer lại dẫn đến ý kiến cho rằng ông dùng camera obscura.
Theo Steadman (2001), có 3 yếu tố chính trong tranh Vermeer khiến người ta nghĩ rằng ông dùng camera obscura trong khi vẽ. (1) Màu sắc và đường nét trong tranh bị nhoà và trộn lẫn vào nhau vì ánh sáng khi đi qua thủy tinh hay giấy dầu trên bàn vẽ (họa sĩ đặt tranh lên bàn vẽ này để hứng hình ảnh từ camera obscura mà vẽ theo) bị tán sắc. (2) Nhiều phần của bức tranh lọt ra ngoài tiêu cự nên bị nhòe. (3) Có những đốm sáng kiểu bokeh (chữ bokeh là của em vì em không biết dịch globules of halation ra tiếng Việt thế nào cho hay nên dùng luôn khái niệm bokeh trong nhiếp ảnh). Về cái số 1, Steadman cũng nhận xét luôn rằng nó không thể hiện rõ nét lắm việc Vermeer có xài camera obscura hay không vì tranh của nhiều họa sĩ khác cũng có hiện tượng hòa màu này, có thể do vẽ chồng hoặc bề mặt vẽ bị trầy xước. Đối với cái số 2, ông cũng chép lại quan sát của Daniel Fink về bức The Milkmaid của Vermeer để làm ví dụ. Fink (1971) biên rằng trong khi bức tường đằng sau cô gái hiện ra rất rõ nét, với các vết đinh cũng như lớp vữa trát không đều thì cái làn bánh mì đặt trên bàn gần mắt người xem lại mờ mờ ảo ảo. Về cái số 3, có thể thấy rõ cái đốm sáng kiểu nhiếp ảnh này trên chiếc váy nhung của cô gái trong bức tranh Girl with a Red Hat (phần lộ ra ánh sáng) hay trên khăn quấn đầu của bức họa siêu nổi tiếng Girl with the Pearl Earring. Ngoài ra, tranh của Vermeer còn có những bức có góc nhìn khá rộng hoặc sâu, ngoài bức View of Delft trên ra còn có bức The Music Lesson có góc nhìn rất sâu và cao. Người ta cho rằng Vermeer phải có dụng cụ hỗ trợ quang học thì mới quan sát được tường tận như thế. Em chỉ viết lại được vài ý như thế thôi, bởi vì nói về vấn đề camera obscura của Vermeer, nhiều nhà nghiên cứu đã phải viết cả cuốn sách. :D Em cũng có góp ý với SOI tí nhé, không biết có phải lý do kỹ thuật hay lý do gì mà tranh trên trang của SOI nó cứ bé bé thế nào ấy, ấn vào mở cửa sổ khác vẫn bé, khó lòng cho em (và có lẽ nhiều bạn khác) soi vào kỹ các ngóc ngách của tranh. Em để ý thấy trên wiki có nhiều file ảnh cỡ lớn xem rất đã. Có khi SOI nên lấy nguồn ảnh từ wiki về, hay nếu vì lý do kỹ thuật không upload được lên host thì chắc nên để link cho mọi người ấn vào để xem tranh to cho sướng mắt. Em chưa tận mắt thấy tranh Vermeer bao giờ nhưng có lần vớ được 1 quyển sách tranh Vermeer to chảng ở thư viện bên Anh, nhìn bức Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai mà choáng váng tâm hồn. Xem tranh to lúc nào cũng sướng hơn xem tranh be bé SOI ạ, mặc dù xem trên máy tính thì cũng chả sướng bằng xem bên ngoài, nhưng dẫu sao có vẫn hơn không. Cảm ơn SOI nhé! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Về ảnh, nếu để ảnh quá to thì chẳng mấy chốc Soi sợ sẽ bị đầy, mở ra rất chậm Hieniemic ạ.
Cũng không hiểu tại sao mà các trang của Tây hình xem to thế mà chiếm chẳng bao nhiêu chỗ. Mong Hieniemic và bạn đọc nào trên Soi biết cách xử lý hình
...xem tiếp