Điện ảnh

Phim ngoài rạp: HOTBOY NỔI LOẠN – Ta cứ khóc, cứ cởi và người cứ cười 22. 10. 11 - 12:11 am

Bình Minh

 

Tóm tắt phim:

Một chàng trai (Lam – Lương Mạnh Hải đóng) bị người tình biến thành đĩ đực. Rồi cặp này lừa thêm một chàng nữa (Hồ Vĩnh Khoa đóng). Nhưng lần này Lam yêu chàng này thật tình. Phần còn lại của phim là chàng này khuyên Lam bỏ nghề và Lam không bỏ. Lam ngày càng dấn sâu và cuối cùng phạm tội, phải trả giá.

Một cậu khờ (Hiếu Hiền đóng) đi ăn hột vịt lộn, phát hiện ra vịt luộc chưa chín, suy ra là đem về ấp và nuôi. Vịt là đồng bọn duy nhất của Khờ. Từ đó đến cuối phim là vịt lớn lên, đi lạc rồi quay về.

Một cô gái điếm hết thời (Phương Thanh đóng) làm bạn với Khờ. Cả phim là những trận đòn của má mì đánh cô vì cô không chịu tiếp khách, bỏ đi chơi với vịt với Khờ… Kết thúc là tức nước vỡ bờ, cô đánh chết má mì và ra tòa.

Tóm lại, có hai tuyến chuyện tách rời hoàn toàn.

*

Chàng khờ và cô gái điếm với con vịt trên con tàu (kiêm nhà ở) vừa bừa vừa dơ của khờ

 

Cô bạn tôi đi xem Hotboy về cười tủm tỉm mãi. Tôi hỏi phim hay không? Cổ không bảo hay hay không, chỉ nói phim có 3 điều sau:

1. Body của các hotboy trong phim ai cũng đẹp.
2. Phim có cảnh hai vai chính nói với nhau, câu này: “con người ta sinh ra không có ai có quyền lựa chọn giới tính nhưng có quyền sống sao cho đúng giới tính của mình – nhân vật vừa nói vừa khóc”. Và nhiều câu như vậy nữa. Vai nào cũng nói chuyện quan trọng như vậy hết.
3. Lương Mạnh Hải mặc quần áo đẹp.

Ba chuyện này đủ cuốn tôi xem phim rồi. Đọc các bài báo thấy Nguyễn Quang Dũng tâm đắc, Hồng Nhung rơi lệ, nhà báo sung sướng khen phim nhân văn… thì nhất định là phải xem.

Nếu bạn chưa xem phim này, tôi cũng muốn nói với bạn thêm vài điều nữa ngoài ba điều cô bạn tôi đã kể trên. Không thể không nói được.


1.Tôi thấy đây là một phim đẹp

Đẹp nhất là mông của các diễn viên nam. Anh nào cũng có dịp khoe mông cả, săn chắc như nhau. Không cần đến làm đĩ (như trên phim), chỉ cần là người sạch sẽ thôi thì thể nào chẳng tắm liên tục. Mà các hotboy của phim lại thuộc type sạch sẽ và được yêu, nên cứ vài phút lại có cảnh tắm, cảnh ngủ. Chẳng còn gì hợp lý hơn (và thế mới thấy kiểm duyệt của ta đâu có khó khăn gì đâu).

Lam và Đông (mối tình đầu) ôm ấp nhau

 

Đẹp nhì là Sài Gòn về đêm, xem cứ tưởng đang xem cảnh đẹp như Seoul, như London, như Hồng Kong. Tôi thấy được cái tài của đạo diễn ở đây, để khán giả yêu nơi mình đang sống bằng một góc nhìn khác, thay vì suốt ngày cứ chửi bới thành phố ô nhiễm, hôi hám, thiếu văn minh… rồi đâm ra cau có, chán nản.

Đẹp ba thì nhất định phải nói đến Lam (do Lương Mạnh Hải đóng). Lam xưng là “đĩ đứng đường” nhưng nhìn sang như diễn viên đóng phim, nghĩa là ăn mặc có gu, phong cách đĩnh đạc, nhà cửa trang trí đơn giản, tinh tế, sang trọng… Cũng chẳng sao, có đĩ này đĩ khác, đĩ sang đĩ kém, đĩ trí thức, đĩ bình dân (chẳng hạn), nhưng nhìn tổng thể về anh ta, nghe anh ta than nghề nhục quá, cứ tiếc, sao không có một anh đạo diễn phim truyền hình (đang thiếu diễn viên trầm trọng như hiện nay) đến mời đóng phim. Nếu phim được cho là “gắn vời đời sống hiện nay” – nhất là giữa thời sắc đẹp giá trị thế này, thì nhất định không nên thiếu yếu tố này.

Khôi và Lam

 

2. Chỉ cần mua một vé mà xem được hai phim

Xem thì chưa gì đã thấy có lời, nhưng mà thấy phí cho đạo diễn, vì thấy đáng lẽ vé nên bán gấp hai lần. Một phim dài về gay và một về gái + khùng, đề tài nào cũng đương đại hết, cũng hot hết.

Trong câu chuyện của hai anh yêu nhau, một anh cứ khuyên anh kia bỏ nghề mại dâm đi, nó xấu lắm, nhục lắm. Anh kia bảo quen rồi, anh làm chuyên nghiệp rồi; mà có biết thế nào là chuyên nghiệp không, là phải tách thể xác và tâm hồn ra, khách mua được xác và không mua được hồn.

Tâm đắc ý này khủng khiếp, nhưng giá như nó không phải được nói bằng lời mà được thể hiện bằng hình thì hay biết mấy, thí dụ cho khán giả thấy phần hồn ấy giá thế nào, giá bao nhiêu mà bọn khách hàng phồn thực kia không bao giờ mua được… Tập trung vào những gương mặt thất vọng, những câu chửi thề, những cú trả thù trên giường của những khách hàng khi mãi vẫn không mua được phần hồn đáng giá kia, chẳng hạn…

Đằng này, khán giả chỉ thấy anh chàng này không bỏ nghề vì… yêu nghề. Anh ta đứng trên một con đường rất lãng mạn, xung quanh là những đồng nghiệp cũng đẹp chẳng kém mình lại còn cùng đồng cảm nghề nghiệp. Tối nào anh cũng có khách hàng cùng giới đến đón đi, “vừa sướng vừa được tiền”. Như thế không yêu nghề sao được? Vậy nên anh đâm ra giận anh bạn. Thật ra, qua tất cả những gì diễn biến trong phim, đạo diễn chỉ cần cho nhân vật thật thẳng thắn mà bảo với người yêu: “Tại anh yêu nghề của anh”, thế là xong, khỏi phải khóc, vừa giả vừa tốn nước mắt.

Khôi cau có sau khi Lam đi "tiếp khách" về

 

Xem phim thấy tiếc quá câu chuyện của thằng khờ. Cảm động quá trước hình ảnh một anh vừa khờ vừa câm, từng ngày nâng niu, ấp một quả trứng ra con vịt con, từ lông vàng, nuôi lớn thành lông trắng. Con vịt là “bằng hữu” duy nhất trong đời sống cô đơn trên một chiếc thuyền nằm chỏng chơ lúc trên cạn, lúc trên mặt nước của anh. Giá như đó là một phim độc lập, giá như đạo diễn có thể phát triển thêm câu chuyện giữa anh khờ và con vịt, để từ đó làm sâu thêm câu chuyện chàng khờ chuyển qua… mê gái điếm… Đằng này, nhồi nhét câu chuyện khờ-vịt-gái vào với câu chuyện đồng tính trong 90 phút, những ngã ba này làm khán giả hoang mang, thế bây giờ phim muốn nói về gay, về khờ, về vịt hay về gái? Và nói gì? Câu chuyện lan man, không hứa hẹn sẽ có gì thay đổi: gay thì vẫn làm đĩ đực tiếp, vịt thì cứ thế mà lớn thôi, gái điếm quyết không tiếp khách thì ăn đòn, đòn đau thì khóc… Đạo diễn muốn gì đây? Những câu chuyện dính gì với nhau? Chắc chắn đây là phim thị trường rồi, nên chắc chắn đạo diễn không có ý định dùng thủ pháp hai, ba tuyến chuyện chạy song song không ăn nhau vào làm gì. Ai lại đem thử nghiệm nghệ thuật nhồi vào phim thị trường, làm khó não trạng người xem như thế! Thế thì tại sao? Chịu! Chắc chỉ là cái bệnh “cầu kỳ hóa” cho nó thêm tính nghệ thuật mà đạo diễn Việt Nam vẫn mắc.

Khờ đem con vịt (mới nở) đi khoe

 

3. Nếu chuyện hỡi ôi: hãy chạy chữ

Lỡ xem đến hết phim rồi mà vẫn còn hoang mang không biết gắn kết những cuộc đời vừa nói ở trên lại sao cho phải, thì đừng lo, đạo diễn đã chạy giùm bạn một dòng chữ để kể tiếp cuộc đời của anh/cô ta, những điều mà vì chỉ có 90 phút, đạo diễn đã không thể kể hết được. Nhưng tôi ngờ rằng, đó chỉ là một thủ pháp, một thể nghiệm của điện ảnh Việt Nam, còn có thêm 180 phút nữa thì câu chuyện vẫn thế, bởi có vẻ trong đầu đạo diễn cũng mù mịt, không biết các nhân vật sẽ đi về đâu (mà tốt nhất là cho chết hết).


4. Một phim thành công = làm khán giả cười (ngay cả khi ta khóc)

Phim thuộc dạng không có gì phải băn khoăn cho nhức đầu sau khi xem. Cái này thì tôi tin là đúng tiêu chí của các anh đạo diễn “làm phim cho khán giả chứ không làm phim cho giới phê bình”.

Bài này tôi viết cho khán giả (chứ không viết cho đạo diễn) nên anh đạo diễn cũng đừng quan tâm. Anh cứ làm phim cho khán giả của anh. Mà họ là ai? Theo tôi thấy trong buổi mình đi xem, đó là những người cười đến nôn ruột những cảnh nhân vật chửi thề, trượt té, bị đánh, bị tuột quần… thậm chí là lúc diễn viên đang cố gắng ràn rụa nước mắt trên màn ảnh kia tôi cũng thấy họ cười nghiêng ngả. Ra về, ai cũng được cười, như thế có nghĩa là anh một phim giải trí thành công rồi.

*

Phim chiếu ở:

Hà Nội (đến ngày 31. 10):

Platinum Cineplex (Tòa nhà The Garden, đường Mễ Trì, Từ Liêm)
Rạp Dân Chủ (211 Khâm Thiên)
Megastar (Vincom City, 191 Bà Triệu)

TP.HCM (đến ngày 31. 10):

Lotte Cinema (469 Nguyễn Hữu Thọ, Q.7)
Megastar CT plaza (60A Trường sơn, Q. Tân Bình)
Megastar Hùng Vương (126 Hùng Vương. Q.5)
Cinebox (121 Lý Chính Thắng. Q.3)
Cinebox (240 3 tháng 2. Q.10)
BHD Cinema (3C đường 3 Tháng 2. Q.10)
Galaxy Cinema (116 Nguyễn Du, Q.1)

(Lưu ý: Nếu phim ăn khách thì sẽ chiếu lâu hơn)

 

*

Bài liên quan:

– Phim ngoài rạp: HOTBOY NỔI LOẠN – Ta cứ khóc, cứ cởi và người cứ cười
– Sao cứ phải là chê?

– Gửi Ruồi Thích Mật: YES hay NO khi phê bình nghệ thuật?

– Không khiến ta khóc um sùm, cũng không đến mức phải chê om sòm

Ý kiến - Thảo luận

18:06 Monday,11.6.2012 Đăng bởi:  Đậu Ngọc Huy
Mình xem phim này rồi. xem một mình và xem ở nhà. Ko biết mọi người xem ở rạp thế nào nhưng cá nhân mình thấy bộ phim có ý nghĩa. Mô tả được cuộc đời thực của giới gay, gái... Ít nhất là phim đã cho mình thấy được một góc khác của những chàng gay. Là người xem thì mình nghi đây là một phim Việt đáng xem. Còn về bài viết thì giọng điệu bỡn cợt, ko tập trung v
...xem tiếp
18:06 Monday,11.6.2012 Đăng bởi:  Đậu Ngọc Huy
Mình xem phim này rồi. xem một mình và xem ở nhà. Ko biết mọi người xem ở rạp thế nào nhưng cá nhân mình thấy bộ phim có ý nghĩa. Mô tả được cuộc đời thực của giới gay, gái... Ít nhất là phim đã cho mình thấy được một góc khác của những chàng gay. Là người xem thì mình nghi đây là một phim Việt đáng xem. Còn về bài viết thì giọng điệu bỡn cợt, ko tập trung vào đánh giá nội dung cụ thể. Chẳng có cái định hướng rõ ràng nào. Rồi kết thúc lại viết cái này cho khán giả....
Ps: Chả hiểu tác giả định nói cái gì 
13:06 Friday,28.10.2011 Đăng bởi:  Quang Minh
@Hoa Lan: thưa bác, cháu thì chưa xem phim này. Ở đây cháu chỉ dám nhận xét về riêng bài phê bình này thôi, Phê bình điện ảnh là phê bình một bộ phim, một bộ phim thì có rất nhiều thứ. Góc quay, ánh sáng, âm nhạc và cốt truyện. Bài phê bình ở trên thì thể hiện được điều gì ngoài những câu bỡn cợt về cốt truyện của phim. Phê bình như vậy là rất thiếu sót và sa
...xem tiếp
13:06 Friday,28.10.2011 Đăng bởi:  Quang Minh
@Hoa Lan: thưa bác, cháu thì chưa xem phim này. Ở đây cháu chỉ dám nhận xét về riêng bài phê bình này thôi, Phê bình điện ảnh là phê bình một bộ phim, một bộ phim thì có rất nhiều thứ. Góc quay, ánh sáng, âm nhạc và cốt truyện. Bài phê bình ở trên thì thể hiện được điều gì ngoài những câu bỡn cợt về cốt truyện của phim. Phê bình như vậy là rất thiếu sót và sai hẳn với chỉ tiêu, được đăng lên đây nữa thì quá buồn cười. Những kiểu phê bình này có lẽ chỉ nên viết lên blog cá nhân cho nhau đọc thì tốt hơn. Đạo diễn nào thì cũng có ý tưởng riêng của họ, cách làm phim riêng của họ. Chúng ta cũng không có cớ gì mà bày đặt hay xét đoán. Còn nói về thị hiệu của khán giả VN, lâu nay đã bị mài mòn bởi những bộ phim ăn tiền của Hollywood rồi. Bởi vậy cháu mới nói cái bài phê bình này chỉ để pha trò cười là vậy đó. Cực kì thiếu tính chuyên nghiệp. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Tâm vận động theo bút

Phan Cẩm Thượng

Hợp thể nói về hợp thể

Phan Phương Đông

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả