Gẫm & Bình

Gửi Ruồi Thích Mật: YES hay NO khi phê bình nghệ thuật? 23. 10. 11 - 12:12 am

Bình Minh

(SOI: Sau khi bài “HOTBOY NỔI LOẠN – Ta cứ khóc, cứ cởi và người cứ cười” của Bình Minh được đăng lên, bạn Ruồi Thích Mật đã trao đổi lại bằng cmt mà Soi đưa lên thành bài – Sao cứ phải là chê?”. Sau bài này, Bình Minh lại có ý kiến trao đổi lại cùng Ruồi Thích Mật. Mời các bạn theo dõi và tham gia thảo luận, nếu thích.)

 

Mình cũng đang tập tễnh viết, vừa cho ra đời một đứa con tinh thần (mà bạn cho là thuộc thể loại phê bình). Lúc viết xong thì ngồi tưởng tượng, thầm mong sẽ được khen. Cũng tự chuẩn bị cho mình tâm lý bị chê sẽ thế nào, nhưng nghĩ hoài không ra, đến khi đọc trao đổi của bạn về bài viết, là có khen và có chê (nếu như mình không hiểu nhầm) thì mình thấy vừa ức vừa buồn.
Mình chỉ đồng với bạn một ý duy nhất thôi: mình chọn lối châm biếm xuyên suốt cả bài này. Còn lại, mình xin trao đổi lại với bạn vì sao mình ức và vì sao mình buồn.

1.
Mình hoàn toàn không chia sẻ với bạn chuyện: “Đọc các bài phê bình nghệ thuật của giới trí thức Việt Nam, tôi cứ thấy buồn buồn. Cảm giác giống như nhìn một đứa trẻ vừa thấp bé vừa ngốc nghếch bị tất cả thầy cô và chúng bạn xúm vào chế giễu nhược điểm của nó. Có thể nó kém cỏi thật nhưng liệu có một ai đó nhìn thấy trong nó cũng có những mầm mống của cái đẹp, cái tốt hay không? Nếu là đứa trẻ ấy, tôi sẽ phục và cảm kích biết chừng nào trước một lời khích lệ thiện chí và đúng đắn. (Hồi nhỏ tôi từng bị bố mẹ chê xối xả và tôi nhớ như in lần được khen đầu tiên đã làm tôi ngỡ ngàng sung sướng thế nào)”.

Mình nghĩ như vầy:

Người ta thường ví những nghệ sĩ sáng tạo như những bà mẹ (chứ ít ai ví họ như đứa trẻ). Đứa con tinh thần của họ cũng không phải là những đứa trẻ ngốc nghếch (ít ra là theo suy nghĩ của họ). Không phải sau chín tháng mười ngày như những đứa trẻ bình thường khác, mà có thể sớm hoặc trễ hơn như thế, không ai ép cả, đứa trẻ tinh thần ra đời khi mẹ chúng thấy chúng đã đủ lông đủ cánh (nếu không muốn nói, đứa trẻ đó chính là phần tinh anh, tuyệt vời nhất của người mẹ muốn mang ra, gửi đến cuộc sống).

Có bị chê xấu, chê dở, đứa trẻ tinh thần này hẳn nhiên là không thể phản ứng gì lại với người chung quanh rồi. Có chăng là phản ứng của mẹ chúng – một người đã hoàn toàn trưởng thành, lại được gọi là nghệ sĩ – (ít nhiều) tài năng hơn người, thông minh hơn người, nhạy cảm hơn người, có tầm nhìn xa hơn người (và có máu “thích giải thích” hơn người?).

Đọc bạn, mình nghĩ khác bạn một chút: người mẹ ấy không nên thuộc týp “ngỡ ngàng sung sướng” khi được khen, bởi mẹ tinh thần thì còn đẻ nhiều con tinh thần hơn mẹ thường, nên các mẹ tinh thần nên hiểu rõ mức độ khỏe mạnh, thông minh của con này, khả năng đẻ đái của chính mình để còn đẻ con sau cho tốt hơn.

Và khi những nhà phê bình nhìn thấy trong đứa con đó “ có những mầm mống của cái đẹp, cái tốt” thì họ mới dụng công cất bút, còng lưng mà viết để nói chuyện với người mẹ về khuyết điểm, những điều chưa hoàn hảo của đứa con kia, có thể thì chỉ ra cách nuôi dạy con. Người mẹ phải cảm ơn, thay vì cảm giác “giống như nhìn một đứa trẻ vừa thấp bé vừa ngốc nghếch bị tất cả thầy cô và chúng bạn xúm vào chế giễu nhược điểm”?.

Có thể có nhiều lý do: nhà phê bình ác ý, chỉ cố tình làm nổi bật mình (như bạn nói về mình) – dạng này thì không nên quan tâm làm gì bạn ạ. Nhưng có khi nào cảm giác đó là do người mẹ hiểu nhầm không? Là do tâm lý yếu sau khi sinh? Hoặc chỉ mong con mình thế thôi, không cần tốt hơn – những đứa sinh ra sau cũng như đứa này là được? Mình chẳng phải nhà phê bình, nhưng đoán, các nhà phê bình cũng không quan đến dạng mẹ cuối cùng này làm gì, cứ làm công việc của họ một cách sao cho (tự họ thấy) chân chính nhất là được.


2.

Mình buồn khi nghe bạn nghe người nước ngoài nói: “Ở Việt Nam, động đến xin phép cái gì, ai cũng có thể nói NO rất dễ dàng mà không ai dõng dạc tuyên bố YES được cả. Hình như từ chối và phủ nhận thì an toàn hơn mở cửa và khích lệ cho người khác rất nhiều? Hay vì lí do gì khác nữa?”.

Mình buồn vì bạn không biết bênh đồng bào của mình một tiếng. Và buồn nữa là vì từ gợi ý của bạn, nhìn lại, mình chợt thấy chiều hướng mọi chuyện trong xã hội (đặc biệt là trong nghệ thuật) ở Việt Nam đang diễn ra ngược lại bạn ạ. Mình thấy có những diễn viên thậm chí chẳng biết đóng phim cũng được đạo diễn YES cho vào vai chính. Mình lại thấy ngày càng có nhiều người được YES cho cái mác đạo diễn, để làm ra không biết bao nhiêu phim tồi. Mình thấy có những kịch bản phim chẳng giúp ích gì được cho người xem ngoài việc làm tệ hơn thị hiếu của họ cũng được nhà sản xuất nói YES vì nó có thể mang lại tiền nhiều… Mình chẳng biết nền điện ảnh (hay nghệ thuật nói chung) sẽ tiến bao xa , nhanh như thế nào với tình trạng YES nhiều thế này?
Xin bạn cho mình liên hệ với anh/cô bạn nước ngoài để giải thích thêm, chứ nói vậy thì oan cho người Việt Nam mình quá. Hay bạn sẽ tự giải thích chuyện này?

Tranh của Ben Heine

3.
Để tránh trường hợp có những độc giả thật thà sẽ tin điều mình nói, những ý châm biếm của mình là thật, và ngoảnh mặt với bộ phim (mà theo ý bạn là) đáng đi xem này, mình đề nghị bạn viết một bài thật tròn trịa (cũng như mình – với tư cách khán giả thôi) thay vì nói YES chưa cụ thế lắm (như ở cuối bài của bạn).

Mong bài viết thật thuyết phục để khán giả đi xem và chia sẻ cùng bạn.

 

Bình Minh (tự THÍCH ĐỦ THỨ)

P/S: Mình đã thấy buồn khi đọc bài những suy nghĩ của bạn, nhưng không sao, phút chốc mình thấy vui ngay khi đọc đi đọc (rồi thấy sướng mãi) mấy dòng khen “duyên dáng, thông minh và sắc sảo” của bạn – mấy từ mà mình đang đi phấn đấu và những mong một ngày nào đó sẽ đạt được.

 

*

Bài liên quan:

– Phim ngoài rạp: HOTBOY NỔI LOẠN – Ta cứ khóc, cứ cởi và người cứ cười
– Sao cứ phải là chê?

– Gửi Ruồi Thích Mật: YES hay NO khi phê bình nghệ thuật?

– Không khiến ta khóc um sùm,cũng không đến mức phải chê om sòm

 

 

Ý kiến - Thảo luận

14:31 Tuesday,25.10.2011 Đăng bởi:  capheden
Nói chung là một tác phẩm nghệ thuật nếu nó dẫn dắt cảm xúc của mình bay nhảy theo chiều hướng này hoặc chiều hướng kia là tốt rồi. Nếu nhìn một bức tranh hoặc coi một bộ phim mà mình vừa phải suy nghĩ vừa phải cười ha hả hay khóc huhu thì nó cũng có thành công rồi, chứ nếu đem mọi vấn đề phân tích chi li (theo cách của một nhà phê bình khó tính) thì cũng khô
...xem tiếp
14:31 Tuesday,25.10.2011 Đăng bởi:  capheden
Nói chung là một tác phẩm nghệ thuật nếu nó dẫn dắt cảm xúc của mình bay nhảy theo chiều hướng này hoặc chiều hướng kia là tốt rồi. Nếu nhìn một bức tranh hoặc coi một bộ phim mà mình vừa phải suy nghĩ vừa phải cười ha hả hay khóc huhu thì nó cũng có thành công rồi, chứ nếu đem mọi vấn đề phân tích chi li (theo cách của một nhà phê bình khó tính) thì cũng không hẳn là một cách khích lệ tốt. Chê và khen phải đi đôi với nhau. Phật giáo cũng nói rằng mọi thứ nên giữ ở mức cân bằng. Cái gì quá cũng không tốt! 
19:43 Sunday,23.10.2011 Đăng bởi:  Phạm huy Thông
Bình Minh nói bạn mới tập viết. Theo tớ thấy thì Bình Minh không phải là dân mới tập viết đâu. Bình Minh có khi còn là một nhà phê bình khét tiếng ở trong Nam ấy chứ. Bình Minh nhỉ.
...xem tiếp
19:43 Sunday,23.10.2011 Đăng bởi:  Phạm huy Thông
Bình Minh nói bạn mới tập viết. Theo tớ thấy thì Bình Minh không phải là dân mới tập viết đâu. Bình Minh có khi còn là một nhà phê bình khét tiếng ở trong Nam ấy chứ. Bình Minh nhỉ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả