|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhSao cứ phải là chê? 22. 10. 11 - 4:54 pmRuồi Thích Mật(SOI: Đây là cmt cho bài “HOTBOY NỔI LOẠN – Ta cứ khóc, cứ cởi và người cứ cười“. Ý kiến này thú vị, Soi xin được đưa lên thành bài để các bạn tiện theo dõi. Cảm ơn Ruồi Thích Mật.)
Tôi nghe một người nước ngoài bình phẩm rằng ở Việt Nam, động đến xin phép cái gì, ai cũng có thể nói NO rất dễ dàng mà không ai dõng dạc tuyên bố YES được cả. Hình như từ chối và phủ nhận thì an toàn hơn mở cửa và khích lệ cho người khác rất nhiều? Hay vì lí do gì khác nữa? Tôi ước gì những nhà phê bình thông minh như bạn Bình Minh, đem sự thông minh ấy để nhìn ra một điểm gì đó đáng khen trong phim “Hotboy…” mà khích lệ người ta, thay vì chê nó một cách sướng miệng như vậy. Mình đã giỏi hơn người khác thì một lời khen (đúng đắn) của mình càng gây cảm kích hơn cho người nhận. Nhất là với nghệ sĩ thì chê chẳng bao giờ kích thích sáng tạo cả mà chỉ làm thui chột cảm hứng mà thôi. Tôi nghĩ phê bình có hai loại, phê để góp ý thật sự và phê để bộc lộ cái Tôi của người phê bình. Ở loại thứ hai, đôi khi người ta có thể nói những điều họ không thực sự nghĩ về bộ phim, điều quan trọng là tìm cách diễn tả khiến người phê bình hiện ra duyên dáng, thông minh, sắc sảo nhất. Tôi nghĩ cách bình phim của bạn Bình Minh với Hotboy nổi loạn thuộc loại thứ hai. Ví dụ, tôi không tin bạn sẽ thực sự đi xem bộ phim vì ba lí do như nêu ở đầu bài, nhưng bạn chọn lối viết tưng tửng, đọc thật có ý vị tự trào, và nó mở đầu cho văn phong châm biếm, đôi khi ngoa dụ… xuyên suốt cả bài này. Tuy nhiên, có những độc giả thật thà sẽ tin điều bạn nói, những ý châm biếm của bạn là thật, và ngoảnh mặt với bộ phim (mà theo ý tôi là) đáng đi xem này. Chẳng ai ép buộc được nhà phê bình phải đi theo hướng nào. Cho nên tôi chỉ cầu ước là giá như người ta nói YES nhiều hơn để mở đường cho một không khí khác của phê bình và nghệ thuật nước nhà. Tôi cũng cảm thấy hơi bất mãn với kết thúc bi quan của bộ phim Hotboy nổi loạn. Nhưng nghĩ lại, tôi đâm nể đạo diễn đã tạo cho tôi sự bất mãn đó. Tôi bất mãn vì tôi đã chấp nhận tình yêu của hai nhân vật chính và thầm mong họ hạnh phúc hơn nhưng hóa ra không được. Trước khi xem phim này, dù cố gắng tỏ ra bình đẳng giới hết sức, tôi cũng không chắc khi nhìn hai anh gay công khai âu yếm, tình tứ với nhau thì mình không âm thầm… nổi da gà. Thế mà xem phim, tôi thấy đồng cảm với tình yêu đồng tính ấy, thấy cảm xúc của họ cũng tự nhiên và đáng trân trọng như ở bất cứ giới tính nào. Chỉ trong 90 phút mà có thể đánh đổ một định kiến đã ăn sâu trong tâm khảm để chuyển hóa nó thành một cảm xúc tự nhiên như thế, tôi nghĩ điều đó đã là quá giỏi.
* Bài liên quan: – Phim ngoài rạp: HOTBOY NỔI LOẠN – Ta cứ khóc, cứ cởi và người cứ cười
Ý kiến - Thảo luận
2:51
Sunday,23.10.2011
Đăng bởi:
hieniemic
2:51
Sunday,23.10.2011
Đăng bởi:
hieniemic
@Nguyễn Hồng Sơn: Người nghệ sĩ, thiết nghĩ, nên mở rộng tầm nhìn của mình một chút. Đừng nên áp đặt cái mình cho là thú vị cũng như cái mình không cho là thú vị vào tư tưởng của người khác.
20:39
Saturday,22.10.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN… ?
Quá nhiều điều thú vị trong sống mà ta khai thác còn chưa thỏa, sao cứ phải là đồng tính hỡi các bạn.
...xem tiếp
20:39
Saturday,22.10.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN… ?
Quá nhiều điều thú vị trong sống mà ta khai thác còn chưa thỏa, sao cứ phải là đồng tính hỡi các bạn.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp