|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamFestival Mỹ thuật trẻ toàn quốc 2011: Kết quả đêêê…! 11. 12. 11 - 6:46 amNguyễn Thị Hoài Bão
FESTIVAL MỸ THUẬT TRẺ TOÀN QUỐC Khai mạc: 16h30, thứ Hai, ngày 28. 11. 2011
Chiều ngày 9. 12. 2011, Festival đã được bế mạc trong một không khí phải nói là… rất khó tả. Chương trình được mở màn bằng 6 tiết mục ca nhạc rất trẻ, có váy ngắn, áo ngắn nhảy nhót tưng bừng trên một sân khấu nhỏ hẹp của hội trường kín đáo nơi tầng 3 của Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Có người bảo thật rộn ràng như một lễ đón nhận huân huy chương! Trong bài phát biểu bế mạc của ông Cục trưởng Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Triển lãm Vi Kiến Thành, có đoạn: “... Đây thực sự là một hoạt động nghệ thuật của giới trẻ, trẻ về tuổi đời, tuổi nghề, trẻ trong tư duy sáng tạo nhưng đầy tự tin và dấn thân cho nghệ thuật, đó là thành công của festival lần này… Các tác phẩm hội họa, đồ họa (có) cách biểu đạt, ngôn ngữ tạo hình, thái độ và mối quan tâm trước những vấn đề của cuộc sống đương đại đúng là nhãn quan của những người trẻ. Nghệ thuật trình diễn, sắp đặt, video art đã thoát ra được bề nổi, bề ngoài, bước qua được sự hiếu kỳ hình thức để đưa ra những ý tưởng gợi được nhiều suy nghĩ, tương tác với người xem một cách khá sâu sắc. Qua festival lần này, chúng ta đã thấy, đã có thể vui mừng vì một thế hệ họa sĩ, nghệ sĩ trẻ của Việt Nam đầy tự tin, say mê sáng tạo để tìm ra bản sắc riêng và hội nhập với thế giới...”. Ông cho rằng: “Với trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành Mỹ thuật, chúng tôi sẽ đề xuất với lãnh đạo Bộ 3 năm một lần tổ chức Festival mỹ thuật trẻ, để festival trẻ trở thành một hoạt động nghệ thuật định kỳ dành cho nghệ sĩ trẻ từ 18 đến 35 tuổi.”
Tiếp theo, ông Lương Xuân Đoàn – Phó chủ tịch Hội đồng nghệ thuật – lên đọc bài tiêu đề “Triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ 2011”, ở dòng tên tác giả có ghi “Đ/c Nguyễn Phú Cường – Phó Cục trưởng Cục MTNATL, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật” và… cuối bài cũng có chữ viết tắt “NPC”. Trong bài này, có đoạn: “… Về hội họa, một số tác phẩm thể hiện được những vấn đề xã hội quan tâm… Tuy vậy, so với tương quan hơn 100 tác phẩm góp mặt, hội họa vẫn chưa thể hiện được sự bứt phá về chất lượng nghệ thuật, sự tìm tòi sáng tạo về hình thức thể hiện hầu hết chỉ dừng lại ở cái đẹp quen biết, đã định hình, chưa có tác phẩm vươn lên tầm ý tưởng, ý niệm…Với mảng điêu khắc, festival này chưa tạo dựng được ấn tượng mạnh mẽ về quy mô cũng như ngôn ngữ thể hiện. Những tác phẩm được đánh giá cao về ý tưởng nhưng phong cách thể hiện và chất liệu dường như vẫn chưa thoát ra khỏi những cái bóng thành công của các tác phẩm triển lãm toàn quốc, thiếu sự đột biến, bứt phá… “ Ba lĩnh vực được khen ngợi nhiều trong bài viết này là: Bài phát biểu còn đề cập đến chuyện “một số tác phẩm còn bộc lộ sự non kém về nghề nghiệp, yếu tố ảnh hưởng ngoại lai hoặc sao chép sống sượng là một vấn đề dài cần được giải quyết. Tiêu biểu là trường hợp họa sĩ Đỗ Trung Kiên, xâm hại bản quyền sao chép tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Quang Hải…“. Hai bài phát biểu có vẻ “loảng xoảng” với nhau thế nào ấy và… sao ông Đoàn lại đi đọc lại bài viết nhận xét có ghi tên của người khác nhỉ, hay đây là bài nhận định chung của HĐNT? Nhưng nếu vậy thì phải ghi rõ tên người viết là “Hội đồng nghệ thuật” chứ nhỉ? Và nữa, SOI có công đầu trong vụ phát hiện tranh của Đỗ Trung Kiên nhưng không thấy được nhắc nhớ gì từ BTC? Phải bắt chước Đất Việt chứ, nhắc đến Soi một câu thì có mất gì đâu mà sau này nó còn chăm bắt nhái cho!
Giải Nhất trị giá 20 triệu đồng: Trái đất xanh, video art của Lê Trần Hậu Anh, giảng viên ĐH MTVN, được ông NPC nhận xét là “có tính chuyên nghiệp cao, là tác phẩm video nhưng được trình bày theo nghệ thuật sắp đặt khá hoàn chỉnh, làm nên tính tương tác giữa tác phẩm với người xem…”. Giải Nhì trị giá 15 triệu đồng/giải: Cuộc sống du học, đồ họa, của Nguyễn Quang Vinh (Hà Nội); Tái tạo, điêu khắc, của Trần Tuấn Nghĩa (TP. HCM). Giải Ba trị giá 10 triệu đồng/giải: Mơ 1, sơn dầu của Lê Trần Anh Tuấn (Hà Nội); Soi gương, sắp đặt của Trần Văn Thức (Hà Nội); Ngày mai, đồ họa của Nguyễn Khắc Hân (Hà Nội); và Cảm nhận, trình diễn của Nguyễn Văn Hè (Huế). Bên cạnh đó là 10 giải Khuyến khích, trị giá 3 triệu đồng/giải. Hội Mỹ thuật VN trao 5 giải đồng hạng, trị giá 15 triệu đồng/giải (bằng trị giá giải Nhì) cho: Giấc mơ, sơn dầu, Nguyễn Văn Thành; Những con chim của Thái Nhật Minh; Tượng mồ, tranh với chất liệu tổng hợp của Nguyễn Thị Tú Quyên; Phận, sơn dầu của Đặng Vũ Hà; Nỗi ám ảnh trong lòng thành phố, sơn dầu của Bùi Thanh Tâm.
* Bài liên quan: – 28. 11 – FESTIVAL MỸ THUẬT TRẺ: Một hội đồng “hoành tráng”
Ý kiến - Thảo luận
0:20
Wednesday,21.12.2011
Đăng bởi:
Cơn Gió Nhỏ
0:20
Wednesday,21.12.2011
Đăng bởi:
Cơn Gió Nhỏ
Tớ thấy trong triển lãm lần này, chưa có bức tranh nào đáng đạt giải nhất cả. Ngoài thủ pháp nghệ thuật truyền thống, còn phải xét tới ý tưởng, ý niệm, tính nhân văn trong tác phẩm nữa. Chứ ko phải cứ như mấy ngài thích vẽ gì thì vẽ, thích đúc gì thì đúc đâu nhỉ??? :D
21:11
Wednesday,14.12.2011
Đăng bởi:
CÔNG AN PHƯỜNG
em thì em cảm thấy mỗi là chấm giải thế này khó quá... nếu có giải nhất về tranh riêng, video art riêng, sắp đặt riêng thì hay hơn nhề..
Mề đay ghê ghớm... ...xem tiếp
21:11
Wednesday,14.12.2011
Đăng bởi:
CÔNG AN PHƯỜNG
em thì em cảm thấy mỗi là chấm giải thế này khó quá... nếu có giải nhất về tranh riêng, video art riêng, sắp đặt riêng thì hay hơn nhề..
Mề đay ghê ghớm... Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp