|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhNHỮNG CON SỐ: Làm thế nào để phân biệt Chén và Đũa với Hạt Hướng Dương 29. 12. 11 - 7:22 amLê Võ Tuân(SOI: Bài này quả thực đi hơi lệch tiêu chí “giản dị, súc tích” mà Soi đang theo đuổi. Bản thân Soi đọc thấy rất dài dòng và cầu kỳ, không hay; Tuy nhiên đang dầu sôi lửa bỏng, Lê Võ Tuân muốn đăng để nói cho trọn ý, Soi xin đăng, nhưng mong các bạn sau này gửi bài cho Soi thì:
Tôi trở lại Huế, trở lại triển lãm Những con số trong những ngày cuối đông, mưa nhiều và lạnh lắm. Cái lạnh bởi những hạt mưa mà tôi có cảm giác là đếm được, cứ thế phất phơ. Tôi đến với Những con số lần này vì chỉ muốn kiểm chứng lại cảm nhận của tôi, Những con số đã nói được những điều muốn nói, hay là tôi mẫn cảm quá!? Trở lại là cách tốt nhất, để có thể cảm nhận một lần nữa, để có thể hiểu những thông điệp lớn lao của nó. Có lẽ, trở lại cũng là cách tốt nhất để có thể biết mình là ai trong đám đông “lộn xộn” nhìn-ngắm-nghía-tác phẩm. Triển lãm Những con số vẫn còn tiếp diễn và thi thoảng vẫn thấy người đến xem, không nhiều như ngày khai mạc nhưng rất chăm chú.
Sự liên tưởng Chén và Đũa với Hạt Hướng Dương Thông thường, một tác phẩm nghệ thuật có giá trị đều đa chiều, nhiều gợi mở. Vì vậy, việc nhìn nhận một tác phẩm cũng nằm trong khả năng của từng lớp công chúng – và tất cả các ý kiến đều có giá trị thực tiễn của nó. Việc một tác phẩm nghệ thuật ra đời có thể thuyết phục được nhóm công chúng này và không thuyết phục được nhóm người xem kia là chuyện bình thường. Tôi cũng không thể thuyết phục bạn phải có nhãn quan giống tôi, cảm nhận giống tôi… vì đó là điều bất khả, vì đó là tác phẩm. Việc liên tưởng cũng vậy, bạn có thể liên tưởng tác phẩm đến bất kỳ điều gì tùy vào nhận thức của bạn. Chén và Đũa liên tưởng đến Hạt Hướng Dương của Ai Wei Wei cũng chẳng có gì lạ, khi mà cả hai tác phẩm đều liên quan đến nạn đói. Tuy nhiên minh chứng tác phẩm quá khác biệt: Hạt Hướng Dương là thực phẩm. Và trong nạn đói từ năm 1958-1961, Hạt Hướng Dương là thực phẩm cứu cánh, là san sẻ, là kỷ niệm của tác giả… Nó được xem như là thực phẩm duy nhất của hàng triệu người, biểu tượng của nạn đói. Ai Wei Wei không dùng chính hạt hướng dương thật trong tác phẩm, mà chỉ sao chép lại nguyên bản bằng sứ, vì vậy chức năng thực phẩm lúc này không còn mà chỉ tạo cảm giác bằng nhãn quan… Và thái độ sao chép này theo tôi là một khác biệt lớn với Chén và Đũa – một tác phẩm chỉ dựng và tô điểm vào vật liệu sẵn có. Quan trọng nhất, Chén và Đũa không phải thực phẩm, và nó cũng không chứa đựng bất cứ thực phẩm gì, nó cũng không phải là biểu tượng của nạn đói 1945 trong tác phẩm. 1945 Chén và Đũa có phải chỉ là một tượng đài tưởng niệm nạn đói? Không! Chén và Đũa có phải là một chất liệu khả dĩ? Không! Bởi theo tôi nếu tác giả chỉ tập trung vào nạn đói 1945, nơi mà con người không còn thực phẩm thì Chén và Đũa lúc này là một biểu tượng của sự sung túc, giàu có, sang cả, ánh vàng son trong không gian tác phẩm. Nếu chỉ là nạn đói 1945 thì tại sao tác giả không sắp đặt “hạt bụi”, hay sắp đặt “cây đay” (một nguyên do của nạn đói)… nhưng một tác phẩm nghệ thuật không chỉ dừng lại ở tính minh họa hay mô phỏng – điều mà một số bộ phận người xem luôn muốn nhìn thấy theo hướng kể chuyện. Ở một hướng khác, nếu xem những bức tường trắng xóa, trần không gian tác phẩm kéo nặng xuống, ánh đèn sáng lóa,… là tác nhân gây hại cho tác phẩm thì rất “nông”. Bởi theo tôi, tác nhân gây hại này lại mở ra một hướng nhìn mới, hướng nhìn gợi nhớ những sự kiện lịch sử – một chủ đích với những ý tưởng của tác giả. Cũng chính tại không gian bức bối đó, ngột ngạt đó, đênh mắt đó, không tự do đó,… đã mở ra những sự kiện quan trọng trong tác phẩm. 1945 Chén và Đũa đã nói được điều muốn nói, đã có những cảm nhận trái chiều, đã có những tranh luận… tác phẩm thì vẫn cứ đa chiều như giá trị vốn có của nó. Nghệ sĩ Phạm Văn Hạng nói với tôi khi đứng bên tác phẩm rằng: “Những cái bát đã làm lung linh ánh đèn.” Quả đúng vậy, cái ánh sáng lung linh và sáng lóa đó đã gợi nhớ về những vong hồn, một ký ức đau buồn, hay hào hùng… mà cái Chén và Đũa cùng đồng hiện. Vậy thì ở đây, Chén và Đũa chỉ là tác nhân phụ trợ, là hình tượng nghệ thuật của tác giả, và nó chưa bao giờ là biểu tượng của nạn đói, khởi nghĩa, hay sự ra đời của nước Việt Nam chúng ta đang sống… Quay trở lại với sự liên tưởng, là điều luôn xảy ra bởi tự nhiên con người, phải hiểu đây là hiện tượng tâm lý học. Liên tưởng Chén và Đũa đến Hạt Hướng Dương là biểu hiện của sự chắp nối. Sự chắp nối những đối tượng khác nhau có nguyên do từ biểu hiện của ý thức, nhận thức luận. Trong sự liên tưởng tự nhiên (có tính chất đồng thời) và sự liên tưởng sở đắc (có tính chất tiếp diễn) của những ý niệm, cái sau là do sự tình cờ hay thói quen mà có. Sự liên tưởng càng xa, giữa hai vấn đề càng khác biệt nhau, càng không liên quan với nhau, làm gợi nhớ và nhắc đến thì càng do những vấn đề tâm lý, nhận thức luận hay những hiện tượng ngoại quan trong quá khứ gây nên hiện tượng tự kỷ ám thị. Còn sự liên tưởng tập trung thì dựa vào những quan hệ, kinh nghiệm bản thân,… dựa theo đó những ý niệm được nối kết với nhau. Liên tưởng càng xa thì vấn đề chắp nối càng trở nên khó khăn, tuy bề mặt phong phú và sinh động. Sự liên tưởng tác phẩm Chén và Đũa với tác phẩm Hạt Hướng Dương của Ai Wei Wei thông qua hai nạn đói khác nhau, theo tôi là một hiện tượng – hiện tượng xảy ra bởi thói quen nhìn nhận tác phẩm nghệ thuật. Thói quen “đong cua gắn số” trong nhìn nhận tác phẩm nghệ thuật Tôi tạm gọi một hiện tượng trong cách xem tác phẩm nghệ thuật là “đong cua gắn số” – đây là một thói quen hệ lụy bởi những cố hữu vốn có; hay nói cách khác thói quen này là một sở đoản, một cách nhìn không bao giờ chấp nhận sự tiến bộ, chưa bao giờ nhìn thấy sự tiến bộ. Người xem chỉ đong đếm những hình tượng đang có trong tác phẩm, và cố nhắc lại những vị trí chính xác nhất, những gì diễn ra trong tác phẩm – điều mà những người mù không làm được. Sau đó, người xem đưa ra kết luận về giá trị của tác phẩm, cũng như cảm nhận cá nhân… Theo tôi, trong những tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật luôn chia làm ba cách xem chính, ba nhận thức khác nhau đó là: người xem, người thưởng lãm, và cuối cùng là công chúng. Người xem luôn ở thái độ bàng quan, lướt, bởi những nhận thức tác phẩm hạn chế. Người thưởng lãm là người có thể thưởng thức, đọc và hiểu, thậm chí bình luận. Công chúng là người song hành cùng với nghệ sĩ, cùng những tiến bộ của nghệ sĩ cũng như tác phẩm, hay nói cách khác: công chúng là người có những hiểu biết rộng lớn trong phạm vi nghệ thuật mà họ yêu thích. Quay trở lại với cách nhìn “đong cua gắn số”, vốn chỉ xảy ra ở người xem bởi những cách nhìn hạn chế và “đong cua gắn số” được xem như là biện pháp giải phẫu dễ hiểu. Tôi ví dụ dùng cách nhìn này với tác phẩm của Joan Miro, “The Gold of the Azure”: Ở góc phải phía trên tác phẩm với nhiều hình gạch chéo nhau như sao biển, ở góc trái với nhiều hình tròn méo mó to nhỏ, ở giữa tranh là một hình tròn méo to màu xanh – điểm chính của tác phẩm. Tác phẩm được tô nền vàng và có một chấm đỏ ở góc trái phía trên… Vậy thôi, chỉ có thế và không nói lên được điều gì với tôi cả!? Tương tự như vậy ở Giường nội trú 1991 thì: Ở bốn góc trên mặt giường có hình con dơi, trong trướng đỏ thêu rồng và phụng, cái giường thì sơn màu đỏ. Vậy thôi, chẳng thấy gì hơn!? Hay 2011 Chạm tới Biển với hai tác giả giống nhau như một, hết ôm nhau chỗ này đến vật nhau chỗ kia, từ trên cát rồi xuống biển… Vậy thôi, tôi chẳng cảm nhận được điều gì!?… Theo tôi, với cách xem này người xem không bao giờ cần biết tác phẩm muốn nói điều gì, lý do gì đã tạo nên một không gian như thế, ý nghĩa của nó thực sự là gì, cái gì sẽ dẫn dắt ta đây, tại sao không phải là rồng phượng thời Trần thời Lý mà là triều Nguyễn, cách làm hay cách tiếp cận nghệ thuật của tác giả, tác động của hình thức nghệ thuật…Tuy nhiên họ luôn đưa ra những diễn giải mà đôi khi ta cảm thấy là họ đang đùa. Sự đùa này có thể đưa ra nhiều hệ lụy cho sự liên tưởng hay những ý tưởng khởi phát từ họ – bóp chết sự tưởng tượng vốn dĩ là khả năng bẩm sinh – cây cầu nối nhận thức thế giới và sáng tạo. Những ý tưởng bột phát từ họ đôi khi làm cho những nghệ sĩ vốn dĩ tài năng đã gặp phải “họa vô đơn chí” tức là sẽ làm trò cười cho thiên hạ. Và với cách xem “đong cua gắn số”, sự liên tưởng từ Chén và Đũa với Hạt Hướng Dương lúc đầu chẳng liên quan, tiếp đến sẽ nhầm lẫn, sau đó sẽ không còn phân biệt nổi đâu là Chén và Đũa đâu là Hạt Hướng Dương nữa. Hệ lụy của người xem với thái độ lướt, bàng quan là rất nhiều và rất cần sự quan tâm của tất cả chúng ta.
* NHỮNG CON SỐ Đơn vị tổ chức: Khai mạc: 17h00 ngày 11. 12. 2011
* Bài liên quan: – Vài ý rời về triển lãm “Những con số” của Le Brothers Thanh & Hải Ý kiến - Thảo luận
15:22
Monday,7.5.2012
Đăng bởi:
Võ Ngọc Sương
15:22
Monday,7.5.2012
Đăng bởi:
Võ Ngọc Sương
Xem tác phẩm này tôi tin chắc rằng đằng sau tên gọi của tác phẩm là một ẩn ý khác không tiện nói ra.Dành cho những vong hồn chưa siêu thoát vì bất cứ lý do gì!
21:22
Friday,30.12.2011
Đăng bởi:
HongAnh
Khổ thân Lê Võ Tuân quá nhỉ, mất công viết bài dài để phân minh một việc không mấy cần thiết:
Bát là bát, đũa là đũa, hạt hướng dương là hạt hướng dương. Về chất liệu, màu sắc, ấn tượng thị giác (ấn tượng thẩm mỹ) hoàn toàn khác nhau. Tạo ra được một ấn tượng thẩm mỹ mới không hề dễ. (bát - đũa ít nhất đã làm được việc này). Nếu như tác ph ...xem tiếp
21:22
Friday,30.12.2011
Đăng bởi:
HongAnh
Khổ thân Lê Võ Tuân quá nhỉ, mất công viết bài dài để phân minh một việc không mấy cần thiết:
Bát là bát, đũa là đũa, hạt hướng dương là hạt hướng dương. Về chất liệu, màu sắc, ấn tượng thị giác (ấn tượng thẩm mỹ) hoàn toàn khác nhau. Tạo ra được một ấn tượng thẩm mỹ mới không hề dễ. (bát - đũa ít nhất đã làm được việc này). Nếu như tác phẩm còn truyền tới người xem thông điệp- ý tưởng hay nữa thì khỏi phải nói. Khổ nỗi, trong cuộc nói chuyện này rõ ràng lộ ra 3 phái: một phái,hình như không thật đồng cảm với 2 bạn Thanh- Hải (đố kỵ cá nhân chăng?- xin lỗi trước nếu tôi nói sai), một phái có vấn đề về cảm thụ thẩm mỹ hoặc vấn đề về thị giác (trong đó chắc chắn có weiaiai- nghe rất Tàu, có lẽ người ngoài ngành), phái cuối cùng- khá ít và yếu ớt, cố gắng công tâm với nghệ thuật và thông cảm với nỗi khó khăn vất vả của người làm lao động nghệ thuật, mặc dù vẫn biết thành công không hề dễ dàng. Tôi hoan hô tác phẩm sắp đặt Bát-Đũa 1945 của 2 bạn Thanh- Hải. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp